Đảm bảo quyền của người tiêu dùng:Không thể trốn tránh, quay lưng!
15/3 - Ngày quyền người tiêu dùng Việt Nam. Những bức xúc của xã hội đã tới mức độ không thể trốn tránh, không thể quay lưng với vấn đề ăn sạch, ATVSTP. PV đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong xung quanh vấn đề này.
THCL 15/3 - Ngày quyền người tiêu dùng Việt Nam. Những bức xúc của xã hội đã tới mức độ không thể trốn tránh, không thể quay lưng với vấn đề ăn sạch, ATVSTP. PV đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong xung quanh vấn đề này.
Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong
Những bất cập
Ông đánh giá thế nào về hệ thống pháp luật bảo vệ quyền người tiêu dùng của nước ta?
Quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng (NTD) đã được quy định trong Luật Bảo vệ NTD. Trong đó, quan trọng là quyền lựa chọn và tiêu dùng sản phẩm sạch, an toàn, đáp ứng yêu cầu của mình, cũng như quyền từ chối sản phẩm đó. Quyền được tiêu dùng từ đó sẽ chiếu sang trách nhiệm của DN, Nhà nước cần phải đảm bảo cung cấp nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho NTD.
Chúng ta đã lấy ngày 15/3 hàng năm là Ngày quyền của NTD. Điều đó khẳng định: Đảng và Nhà nước đã thực sự coi trọng NTD. Những bức xúc của xã hội đã tới mức độ không thể trốn tránh, quay lưng với vấn đề ăn sạch, thực phẩm sạch.
Với tinh thần đó, nhu cầu cao nhất của NTD hiện nay là lựa chọn những sản phẩm sạch và giá cả nhiều khi không còn quá quan trọng. Đó là điểm rất mới so với trước đây.
Tuy nhiên, NTD đang rất hoang mang vì ngay cả địa chỉ tưởng uy tín nhất, kênh buôn bán, dấu xác nhận chất lượng cũng chưa phải để đảm bảo lòng tin. Rõ ràng, quyền được đảm bảo lòng tin còn quan trọng hơn quyền được ăn sạch. Quyền ăn sạch trở thành đương nhiên, nhưng đảm bảo NTD mua được thực phẩm sạch là quyền tối thượng hiện chưa có câu trả lời.
Như vậy, có thể nói, còn tồn tại nhiều bất cập. Theo ông, bất cập lớn nhất là gì?
Đó là trách nhiệm của đơn vị để xảy ra vấn nạn thực phẩm bẩn vẫn chưa rõ và nó đang được “chia” cho mấy bộ, ngay cả biết lỗi cũng không biết bắt lỗi kiểu gì, cùng lắm là từ chối mua chứ chưa thể truy phạt, thực hiện cưỡng chế ở mức đủ gay gắt để họ không dám làm nữa…
Đó là chưa kể việc phân công bắt lỗi cũng chưa rõ. Chúng ta từng nghe những cuộc tranh luận trên nghị trường giữa 3 bộ Công thương, NN&PTNT và Y tế. Nông nghiệp nói yếu tố đầu vào - đầu ra do Công thương; bên Y tế cho là chỉ phát hiện chất lượng có vấn đề mới bắt lỗi. Trong khi đó, quy trình sản xuất tiêu dùng rất dài, đòi hỏi sự tham gia đồng bộ, chặt chẽ, liên ngành. Rõ ràng, cơ chế kiểm soát, ngăn chặn, xử lý thực phẩm bẩn đang là vấn đề lớn nhất.
Vấn đề nữa: Thương hiệu nào là sạch, trách nhiệm đảm bảo thuộc về ai… cũng chưa thật rõ. Rồi vấn đề tranh chấp, khi NTD phát hiện thực phẩm bẩn, họ kiện để đòi quyền lợi cũng chưa biết kiện ai? Các hội bảo vệ NTD chưa phát huy được vai trò, chính vì vậy, đơn vị chức năng càng khó bắt lỗi.
NTD cũng khó tiếp cận hệ thống test (kiểm tra) để khẳng định bẩn/sạch. Siêu thị không có bất kỳ hệ thống test nhanh nào, các đoàn kiểm tra thì nắm giữ phương tiện, người dân muốn kiểm tra rau sạch hay bẩn cũng không có cơ chế, phương tiện. Không có ai làm dịch vụ đó cho họ, vừa phải thuận lợi, giá rẻ, tin cậy. Tôi cho đó là điểm mấu chốt trong vấn đề quản lý, xử lý thực phẩm bẩn.
Pháp luật là tối thượng
Quốc hội đã bàn nhiều, lập các đoàn giám sát việc thực hiện pháp luật về ATTP. Ông nhìn nhận thế nào về công tác này?
Quốc hội vẫn nặng về đoàn giám sát, mà chủ yếu hình thức, thông báo, giám sát, đo lường, khuyến nghị là không hiệu quả. Phải lập một chương trình làm luật liên quan đến ATTP thật mạnh mẽ, coi như trọng tâm ưu tiên của mọi ưu tiên, bổ sung - hình thành hệ thống luật đầy đủ, đồng bộ, có tính nghiêm khắc chế tài, cũng như quy trình hóa, phân công trách nhiệm thật cụ thể, chi tiết để sau đó xã hội vận động, các đơn vị chức năng cứ thế mà làm, DN buộc phải thực thi, người dân thực hiện.
Quốc hội cũng làm chưa hết trách nhiệm của mình. Cho nên, hệ thống bảo vệ quyền lợi, tổ chức kiểm soát để đảm bảo sản xuất, cung ứng ra thị trường sản phẩm an toàn cũng rất lỏng lẻo. Đó mới là trách nhiệm chính, chứ giám sát không ăn thua.
Theo ông, chủ đề năm nay, cần tập trung vào đâu để mang tính hiệu quả, chứ không mãi hô hào?
Câu trả lời nằm trong chủ đề năm nay với điểm mấu chốt là DN. Chính phủ đi vào trọng tâm này với trách nhiệm của DN trong việc cung cấp sản phẩm sạch cho NTD.
DN với thực phẩm sạch và bảo vệ quyền lợi NTD. Đây là chủ đề quan trọng nhất bởi nói gì thì nói, chỉ có DN, hộ gia đình mới có thể tung ra thực phẩm sạch hoặc bẩn...
Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở việc kêu gọi trách nhiệm xã hội. Nền tảng để DN thực sự vào guồng, định hướng bảo vệ NTD vẫn là hệ thống pháp luật, cho đến nay vẫn chưa có sự bổ sung về pháp lý và suốt cả năm qua vẫn như vậy. Chế tài bổ sung, quy định để bắt lỗi phải bổ sung thường xuyên, thêm cái mới.
Hy vọng với chủ đề như vậy, Chính phủ, cơ quan chức năng các địa phương sẽ siết chặt hơn trách nhiệm của DN, của người đứng đầu địa phương để thực hiện việc cung ứng sản phẩm sạch cho NTD.
Tạo phong trào tẩy chay
NTD đang phải sử dụng hàng loạt sản phẩm tệ, vì nhiều lý do họ không còn tin vào hệ thống chăm sóc khách hàng của DN?
Điều này, ở nước ngoài thì rất rõ. Hậu mãi, chăm sóc khách hàng là tiêu chí, mục tiêu kinh doanh của DN. Nhưng họ chỉ làm được điều đó khi có sức ép của Chính phủ, của thị trường, của quyền từ chối, quay lưng, tố cáo của NTD. Rất tiếc, ở Việt Nam, tất cả những điều trên đều chưa phát triển. Quy định pháp lý còn lỏng, DN tìm mọi cách chống chế, nếu văn hóa DN kém thì còn chối phăng, đổ lỗi cho NTD.
Khi chế tài không đủ mạnh, DN sẵn sàng trốn, quay lưng, thậm chí chấp nhận nộp phạt để tiếp tục hoạt động như cũ để có lợi nhuận hơn. Bởi chi phí làm sản phẩm sạch rất cao, trong khi DN vì lợi nhuận nên bất chấp, kể cả trốn nhãn hiệu để thu lời trước mắt. Điều đó cho thấy, văn hóa kinh doanh, tầm nhìn của một bộ phận DN nước ta còn ngắn.
Quyền NTD chưa được thực thi, NTD cuối cùng không mua của DN này thì mua của DN khác, đáng lẽ phải liên kết thông qua trang mạng, thông tin đại chúng để quay lưng với DN làm sai mới tạo ra sức mạnh xã hội. NTD vẫn đơn độc, không được bảo vệ nên họ không có tiếng nói.
Cần thiết kế luật chơi, thể chế, dù NTD chỉ là một cá nhân, nhưng tạo phản ứng xã hội, từ đó gây sức ép cho DN, lúc đó DN mới thực sự hành động.
Ông có thể nói rõ hơn về việc tạo thành phong trào tẩy chay?
Đám đông ồn ào nhưng chóng quên, để làm được điều này phải nói tới vai trò của Nhà nước. Khi NTD phát hiện ra lỗi, DN có lỗi, phải sửa. Cơ quan quản lý ngành phải theo dõi DN đó cho đến khi sửa hết lỗi thì mới xóa.
Nói cách khác, để tạo sức ép của công luận, của NTD, buộc DN phải thay đổi thì phải bổ sung biện pháp công khai thông tin lên các trang, ấn phẩm, chương trình một cách đều đặn, thường xuyên để nhắc nhở, bêu gương về lỗi DN mắc phải cho đến khi họ thay và có thông tin mới. NTD có điều kiện giám sát, theo dõi thường xuyên quá trình này.
Một cá nhân, đôi khi mất thời gian tìm hiểu và họ sẽ tiếp tục mua. Ở đây là vai trò của các cơ quan nhà nước, rất tiếc chưa làm tới nơi tới chốn. Cho nên, cần thiết việc tạo địa chỉ tin cậy, minh bạch, công khai, hình thành phong trào quay lưng của xã hội. Đừng để DN đánh bài lờ, sau đó quay lại để tiếp tục bán thực phẩm bẩn!
Trân trọng cảm ơn ông!
Đoàn Huế
Tin mới
TP. Hồ Chí Minh: Vẫn áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2013
Trong thời gian TP. Hồ Chí Minh chưa ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2020 QĐ-UBND, thành phố chấp thuận việc sử dụng Bảng giá đất được ban hành theo Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trong giai đoạn từ ngày 1/8/2024.
Ông trâu số 4 đến từ phường Hải Sơn đã xuất sắc giành chức vô địch tại Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024
Sáng 21/9 (tức 19/8 âm lịch), tại Sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng diễn ra Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024.
Hưng Yên: Xử lý hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy
Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên đã xử lý một hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy theo quy định pháp luật.
Tạm dừng hoạt động 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương
Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hải Dương phát hiện 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương chưa bảo đảm các điều kiện hoạt động theo quy định về bảo vệ môi trường. UBND TP. Hải Dương yêu cầu các hộ này tạm dừng hoạt động để khắc phục.
Lãnh đạo BHXH Việt Nam thăm, tặng quà người dân bị ảnh hưởng do bão số 3
Vừa qua, Đoàn công tác BHXH Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Lê Hùng Sơn đã đến thăm, tặng quà người dân và làm việc với BHXH tỉnh Lạng Sơn về công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3.
Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam
Ngày 21/9, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị quân đội về việc dừng huấn luyện diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM