Đảm bảo nền sản xuất tự chủ
Sáng 26/2/2018, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã tổ chức buổi đối thoại với đại diện các hiệp hội ngành hàng, các DN trong ngành ô tô để lắng nghe những khó khăn, vướng mắc của DN trong việc thực hiện NĐ 116/2017/NĐ-CP và Thông tư 03/2018/TT-BGTVT.
Với các quy định tại NĐ 116, các DN lắp ráp, sản xuất có lợi thế nhất định
Chính phủ lắng nghe
Theo đó, cuộc đối thoại có sự tham dự của đại sứ quán các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), Hiệp hội DN Nhật Bản, Hiệp hội DN Hàn Quốc, Phòng Thương mại châu Âu cùng đại diện nhiều DN sản xuất ô tô.
Trước đó, NĐ số 116/2017/NĐ-CP quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, NK và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô được ban hành ngày 17/10/2017. Sau khi ban hành, NĐ này đã nhận được những ý kiến phản hồi rất khác nhau từ phía các DN.
Tới đầu năm 2018, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 03/2018 nhằm hướng dẫn NĐ 116/2017 về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô ngoại nhập, có hiệu lực từ ngày 1/3/2018. Nhiều DN tiếp tục có ý kiến về thông tư này.
Theo các phản ánh của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô tại Việt Nam (VAMA), có 3 vấn đề lớn liên quan tới NĐ 116 và Thông tư 03. Đó là, quy định về giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô NK được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài, quy định kiểm định theo từng lô đối với xe NK và quy định về đường thử đối với hoạt động sản xuất ô tô.
Tại buổi đối thoại, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh: Việt Nam là nước đang phát triển với chủ trương thống nhất là hội nhập sâu rộng trong khu vực và quốc tế, tuân thủ quy định của luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần có bước đi của mình, do vậy, bên cạnh việc tạo điều kiện cho các nước XK ô tô, Việt Nam cũng cần đảm bảo nền sản xuất tự chủ.
Để luôn tạo điều kiện thuận lợi về mặt thể chế, mở rộng sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam, ông Mai Tiến Dũng khẳng định: “Chúng tôi sẽ tổng hợp, lắng nghe và đề xuất với Thủ tướng trên nguyên tắc thông lệ quốc tế và chính sách của Việt Nam. Ngay cả vấn đề kiểm tra xe để giảm nhanh chi phí thông quan, áp dụng các hình thức kiểm tra hay vấn đề quản lý rủi ro… để thuận lợi cho DN NK ô tô, DN XK sang Việt Nam nhưng cũng đảm bảo được vấn đề an toàn tuyệt đối như vấn đề bảo đảm an toàn giao thông, vấn đề chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường…”.
Doanh nghiệp kêu khó
Các DN trong nước cho rằng, quy định về bản sao giấy chứng nhận kiểu loại cho xe NK là cho cả sản xuất trong nước. Theo ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Thaco - Trường Hải: “Tác dụng của giấy chứng nhận chủng loại này như lý lịch của 1 chiếc xe, nói về công nghệ và các tính năng của xe, được chứng thực của các cơ quan có thẩm quyền, chứ không phải là nói bằng phương thức marketing của các hãng”.
Ông Dương chia sẻ: “Một chiếc xe nhập về chưa có đủ điều kiện để thử nghiệm, kiểm định. Như chúng tôi xuất xe bus sang Đài Loan, chúng tôi phải đưa xe sang họ kiểm định trong 45 ngày, sau đó đạt điều kiện mới cho nhập về và vẫn tiếp tục kiểm tra trên từng lô xe nữa. Vậy thì, nếu bỏ chứng nhận kiểu loại thì cần có trung tâm kiểm định đủ thẩm quyền như thế này. Vậy không cần loại bỏ quy định chứng nhận kiểu loại này mà nên chăng chỉ cần rà soát lại để thống nhất có một mẫu chứng nhận kiểu loại của Việt Nam cho phù hợp”.
Bày tỏ quan điểm tại buổi đối thoại, ông Lê Ngọc Đức, TGĐ Tập đoàn Thành Công cho rằng: Đất nước hơn 90 triệu dân phải có nền công nghiệp ô tô trong nước. GCN kiểu loại là tất cả thông số về 1 cái xe để đảm bảo an toàn vận hành, hoạt động.
Theo ông Đức, việc thử nghiệm theo từng lô, đây là điều cần thiết bởi các thương hiệu lớn, như Volkswagen cũng vẫn phát hiện sai phạm, gian lận. Vậy nên, nếu chỉ kiểm nghiệm lô đầu tiên thì lấy gì đảm bảo những lô sau đó vẫn đảm bảo trong khi nhà sản xuất trong nước thì cái nào cũng phải kiểm nghiệm, từ thiết bị nhập về cho tới khi hoàn thiện cả xe.
Về phía liên doanh vừa sản xuất ô tô và NK xe hơi Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng NĐ 116 gây khó dễ cho họ. Phía DN Mỹ cho biết: Quy định của Chính phủ cần rõ ràng thống nhất để các nhà sản xuất ô tô nước ngoài biết cái mà họ cần thực hiện. Có 1 số quy định trong NĐ gây ra khác biệt giữa nhà sản xuất ô tô và NK ô tô trong nước.
Đại diện phía DN Mỹ đề nghị tạm hoãn NĐ 116 để xem xét lại rõ ràng hơn, Chính phủ cũng giải thích rõ hơn nghị định này cũng như Thông tư 03 để DN ngoại cân nhắc việc xuất khẩu ô tô sang Việt Nam.
Trong một diễn biến khác, ngày 27/1, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô ở Indonesia (Gaikindo) gửi đơn kiến nghị đến Bộ Công nghiệp Indonesia. Theo đó, Gaikindo thông báo 4 hãng ô tô lớn là Toyota, Suzuki, Daihatsu và Hino đã ngừng kế hoạch sản xuất 9.337 ô tô cho thị trường Việt Nam. Những chiếc xe này từng được dự kiến sản xuất từ 12/2017 - 03/2018.
Ông Jongkie Sugiarto, đồng chủ tịch Gaikindo, cho biết, các nhà sản xuất ô tô của Indonesia không gặp vấn đề gì trong việc đáp ứng các yêu cầu về chất lượng từ phía Việt Nam, như tiêu chuẩn Euro IV, túi khí hay hệ thống chống bó cứng phanh (ABS). Tuy nhiên, ông cho rằng việc kiểm tra các mẫu xe lại là một rắc rối.
Sẽ có bước đi riêng?
Kỳ vọng của Chính phủ trong việc xây dựng và ban hành NĐ 116 đã nhiều lần được khẳng định là nhằm phát triển ngành ô tô Việt Nam. Đằng sau các quy định chặt chẽ, các tiêu chuẩn cao là những cơ hội rộng mở cho các DN có tâm huyết phát triển công nghiệp ô tô thực sự, làm ăn bài bản, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, tạo việc làm cho người lao động.
Đối với các DN nội địa, phía Công ty CP Ô tô Trường Hải (Thaco) đã khởi công nhà máy mới sản xuất lắp ráp xe mang thương hiệu Mazda có công suất 100.000 xe/năm (giai đoạn 1 là 50.000 xe/năm) với tổng vốn đầu tư là 12.000 tỷ đồng (tương đương 520 triệu USD).
Trước đó, Vingroup đã công bố đầu tư 3,5 tỷ USD vào dự án ô tô Vinfast với tham vọng xây dựng thương hiệu ô tô Việt.
Hyundai Thành Công thì không những đổ hàng chục nghìn tỷ đồng đầu tư bài bản vào công nghiệp ô tô, mà còn mong muốn xuất khẩu ngược ra khu vực ASEAN.
Khi các điều kiện về NK ô tô của NĐ 116 được siết chặt, ở chiều hướng khác, một làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào ngành công nghiệp ô tô lại đang được hình thành, từ cả DN FDI lẫn DN nội địa.
Mới đây, Mitsubishi Motors đã gặp gỡ hàng loạt cơ quan hữu trách Việt Nam để thông báo đang nghiên cứu kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ô tô thứ hai tại Việt Nam với quy mô 250 triệu USD, công suất 50.000 xe/năm.
Dự kiến, nhà máy thứ hai sẽ có thể sản xuất từ giữa năm 2020 và giải quyết được việc làm cho khoảng 1.000 lao động.
Ngoài ra, hãng xe này cũng đã ký biên bản ghi nhớ với Chính phủ về việc phát triển ô tô điện tại Việt Nam.
Ngay cả Ford cũng đang nung nấu ý định đẩy mạnh lắp ráp xe tại Việt Nam để đáp ứng điều kiện hưởng thuế ưu đãi 0% với linh kiện, phụ tùng ô tô theo NĐ 125 của Chính phủ mới ban hành.
Bùi Quyền
Tin mới
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 20/9
Một số cổ phiếu cần quan tâm phiên ngày 20/9 của các công ty chứng khoán.
Dừng tổ chức một số nội dung tại Lễ hội Lam Kinh năm 2024
Do ảnh hưởng của mưa bão, nhiều địa phương khu vực miền núi phía Bắc và khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa đang có mưa to, ngập lụt, sạt lở. Nhằm ưu tiên nguồn lực tập trung cho công tác khắc phục hậu quả sau bão, lũ, tỉnh Thanh Hóa sẽ dừng tổ chức một số nội dung của Lễ hội Lam Kinh năm 2024.
Thanh Hóa xử lý sạt lở bờ hữu sông Chu
Huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đang khẩn trương xử lý chống sạt lở bờ hữu sông Chu tại thị trấn Lam Sơn và sụt lún mái đê tại xã Thọ Lập.
Việt Nam sẽ có những thông điệp lớn, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương
Từ ngày 22-24/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Phiên họp cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp quốc, Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ.
Thanh Hóa xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại Bắc Kinh
Ngày 19/9, tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và Hiệp hội Xuất nhập khẩu máy móc và sản phẩm điện tử Trung Quốc đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch vào tỉnh Thanh Hóa.
Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII
Ngày 19/9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường thảo luận về các nội dung đã thảo luận tổ:
Câu chuyện thương hiệu
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023