Đại học Thái Nguyên: Nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) được thành lập ngày 4/4/1994, theo Nghị định số 31/CP của Chính phủ trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các trường ĐH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. ĐHTN được xác định là trung tâm giáo dục đào tạo lớn của cả nước. ĐHTN là ĐH vùng, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chất lượng cao.
Triển khai 9 đề án lớn
ĐHTN là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực giáo dục, nông - lâm nghiệp, y tế, kinh tế, công nghiệp, công nghệ thông tin và truyền thông; thiết lập và cung cấp các giải pháp, KH&CN cũng như các chính sách nhằm đóng góp vào sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội bền vững của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và cả nước.
Đại học Thái Nguyên
ĐHTN đóng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, có vị trí rất thuận lợi là cửa ngõ trung du miền núi phía Bắc, tiếp giáp và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm Bắc Thủ đô Hà Nội. Trong những năm gần đây, Thái Nguyên có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực thu hút đầu tư.
Sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia, tiêu biểu là Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) và các doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan bên cạnh các nhà đầu tư có tiềm lực trong nước, đang đẩy mạnh đầu tư tại tỉnh khiến nhu cầu về sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo cơ bản là rất lớn...
Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ ĐHTN đã xây dựng và triển khai 9 đề án lớn với các nội dung tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh khu vực trung du miền núi phía Bắc và cả nước, trong đó có Thái Nguyên.
Cùng với việc đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh, đội ngũ cử nhân, kỹ sư, các nhà quản lý, nhà nghiên cứu khoa học, ĐHTN đã và đang thực hiện tốt công tác chuyển giao KH&CN, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu của chương trình nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh Thái Nguyên về các nguồn tài nguyên: đất, rừng, khoáng sản; khai thác và phát huy các giá trị truyền thống về văn hóa, xã hội để công tác nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ KH&CN thực sự tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chủ yếu đã được nêu tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX.
ĐHTN đã và đang triển khai nhiều dự án, đề tài nghiên cứu lớn cho 13 tỉnh khu vực trung du miền núi phía Bắc. Trong những năm qua, ĐHTN thực hiện hiệu quả công tác đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với các địa phương trong vùng, trong đó có Thái Nguyên. ĐHTN luôn quan tâm đến tiến độ thực hiện và sản phẩm các nhiệm vụ thuộc Chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ KH&CN giữa ĐHTN với UBND tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh trong khu vực đến năm 2020.
Đóng góp trong lĩnh vực KH&CN
GS. TS. Phạm Hồng Quang, Giám đốc ĐHTN cho biết: “ĐHTN có nhiều đóng góp trong lĩnh vực KH&CN như tư vấn về cơ chế, chính sách, chuyển giao công nghệ lĩnh vực nông - lâm nghiệp, giáo dục, y tế... theo sự đặt hàng cụ thể của tỉnh. Nhiều sản phẩm ứng dụng đã lan tỏa trong thực tế, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh ngày một phát triển”.
Với vai trò là ĐH trọng điểm quốc gia, có vị trí quan trọng ở khu vực phía Bắc, ĐHTN chủ yếu tập trung phát triển các ngành nghề đào tạo các bậc học từ ĐH trở lên. ĐHTN đang đào tạo 109 ngành với 169 chuyên ngành đào tạo trình độ ĐH; 47 chuyên ngành thạc sỹ với 48 chương trình đào tạo, 30 chuyên ngành tiến sỹ (trong đó 12 chuyên ngành đào tạo theo Đề án 911 của Chính phủ - đào tạo 20.000 tiến sỹ từ nay đến năm 2020) thuộc nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội, nhân văn, nông - lâm nghiệp, kinh tế, quản trị quản lý, y học, kỹ thuật và công nghệ... ở 7 cơ sở giáo dục ĐH thành viên. Người học ở các bậc đào tạo, sau khi tốt nghiệp đã và đang nhanh chóng được tuyển dụng và trở thành các chuyên gia, nhà lãnh đạo, nhà quản lý, hoạt động hiệu quả trên các lĩnh vực công tác.
Năm học 2017 - 2018, ĐH có tổng số cán bộ, viên chức 4.199, trong đó cán bộ giảng dạy là 2.732 (giáo sư: 15, phó giáo sư: 149, tiến sỹ: 650, thạc sỹ: 2.224). Tổng số hệ ĐH, CĐ, có 11.843 sinh viên. Trong đó, chính quy là 7.358 sinh viên; liên thông chính quy 932 sinh viên; văn bằng 2 chính quy 284 sinh viên; vừa làm vừa học 3.269 sinh viên. Khi các em tốt nghiệp, sẽ bổ sung và đáp ứng nguồn nhân lực có chất lượng cao và được đào tạo bài bản, đáp ứng nhu cầu lớn về nguồn nhân lực cho tỉnh và các tỉnh trong khu vực đang có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở mức cao.
Sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (thuộc ĐH Thái Nguyên) trong giờ thực hành
Nhà trường phấn đấu chất lượng của các chương trình đào tạo, hạ tầng cơ sở và nguồn lực phát triển phù hợp với các chuẩn quốc gia và khu vực. Để nguồn nhân lực có chất lượng, ĐHTN đánh giá sinh viên tốt nghiệp theo chuẩn đầu ra năm 2018 cho 23 chương trình đào tạo tại 7 trường và 2 khoa trực thuộc đều đạt tiêu chuẩn.
Mở rộng quan hệ hợp tác
Để phát triển đáp ứng yêu cầu hội nhập và khẳng định thương hiệu, ĐHTN không ngừng triển khai và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế ở các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Đặc biệt, ĐHTN đang đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo sinh viên nước ngoài và trao đổi sinh viên đi học tập ở các nước. Hiện nay, ĐHTN đào tạo gần 300 sinh viên đến từ các quốc gia trên thế giới.
Các trường ĐH thành viên của ĐHTN, thời gian qua cũng đã thực hiện tốt vai trò, sứ mạng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng và tỉnh. Theo đó, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng ủy ĐHTN tiếp tục chỉ đạo các đơn vị xây dựng và thực hiện triệt để việc liên thông giữa các chương trình đào tạo. Song song với đó, tích cực đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, đổi mới công tác đào tạo, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu; phát triển quy mô ngành nghề đào tạo một cách hợp lý trên cơ sở vật chất, kỹ thuật, đội ngũ cán bộ và nhu cầu của xã hội.
Trước thực tế còn nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh và đào tạo, song kết quả tuyển sinh tính đến ngày 7/9, khi các trường vẫn tiếp tục tiếp nhận sinh viên đến 30/11, thì 6.780/tổng chỉ tiêu 10.490 (so với tuyển sinh năm 2017 đến thời điểm hiện tại tuyển sinh tăng 380 em), cũng là kết quả đáng mừng trong mùa tuyển sinh năm nay.
Đó cũng là kết quả từ những nỗ lực, phấn đấu của cán bộ và viên chức toàn ĐHTN. Bên cạnh đó, ĐHTN thực hiện hỗ trợ sinh viên theo đúng chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, tùy theo điều kiện của các trường thành viên, sẽ xây dựng cơ chế hỗ trợ tốt nhất cho sinh viên: Trao học bổng, hỗ trợ sinh viên học giỏi có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ chỗ ở ký túc xá, trao quỹ khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học... tạo điều kiện cho các em trong học tập, sinh hoạt, cơ hội việc làm.
Năm học 2018 - 2019, phát huy mọi nguồn lực, ĐHTN tiếp tục khẳng định là một trung tâm đào tạo có chất lượng, thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ chất lượng cao của vùng và cả nước, đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; tăng cường nền nếp, kỷ cương dạy và học, phát huy dân chủ trong các cơ sở giáo dục ĐH thành viên và các đơn vị trực thuộc.
ĐHTN không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên, chuẩn hóa, tăng cường năng lực hội nhập quốc tế và yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; tăng cường tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm phù hợp, đáp ứng yêu cầu xã hội.
Hoàng Thiệp
Tin mới
Hưng Yên phát lệnh báo động III trên tuyến đê tả sông Hồng
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hưng Yên đã phát lệnh báo động 3 trên tuyến đê sông Hồng kể từ 10 giờ ngày 11/9.
Một xã ven sông ở Nam Định đang bị nước lũ “tấn công”
Mưa to, kết hợp với nước lũ từ thượng nguồn chảy về, khiến mực nước sông Hồng đoạn chảy qua địa phận xã Mỹ Tân, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định liên tục dâng cao, đe dọa nhiều hộ gia đình sinh sống gần khu vực sông.
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai kêu gọi ủng hộ Nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai
Trước những thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra, Ủy ban MTTQ tỉnh Lào Cai đã ra Lời kêu gọi ủng hộ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.
Cơ quan Tỉnh uỷ, Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh phát động hỗ trợ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Trong những ngày vừa qua, cơn bão số 3 kèm theo lũ lụt đã gây thiệt hại nặng nề đến các tỉnh, thành phố phía Bắc, làm nhiều người chết và mất tích, cơ sở hạ tầng, nhà cửa, tài sản của Nhân dân bị hư hại nghiêm trọng; nhiều khu vực vẫn đang bị chia cắt, cô lập bởi lũ lụt, đời sống Nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.
Các doanh nghiệp Mỹ rất quan tâm đến Việt Nam
Cựu Đại sứ Ted Osius nhấn mạnh, các doanh nghiệp Mỹ rất quan tâm đến Việt Nam. Việc nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đã tăng thêm lòng tin, tăng thêm chiều sâu cho mối quan hệ và hai nước tiếp tục được hưởng lợi từ quyết định đó.
Hơn 130 trường trên địa bàn TP Hà Nội không tổ chức học trực tiếp do ảnh hưởng bão lũ
Theo thống kê từ Sở GD&ĐT Hà Nội, ngày 11/9, toàn thành phố có gần 130 trường trực thuộc không tổ chức học trực tiếp do ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. Nếu thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, trời còn mưa lớn thì dự báo số lượng trường phải tạm dừng học trực tiếp sẽ còn tăng.
Câu chuyện thương hiệu
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường