Đà Nẵng: Tư duy mới và nông thôn mới ở huyện Hòa Vang
Năm 2019, UBND TP. Đà Nẵng đã có quyết định công nhận 7 xã đạt chuẩn NTM là Hòa Khương, Hòa Nhơn, Hòa Ninh, Hòa Bắc, Hòa Phước, Hòa Phong và Hòa Phú. Riêng 2 xã Hòa Châu và Hòa Tiến, đã được công nhận xã đạt chuẩn NTM trong năm 2018. Như vậy, đến nay, cả 11 xã của huyện Hòa Vang, đã được công nhận xã đạt chuẩn NTM.
Bức tranh nông thôn mới xã Hòa Phú tươi sáng, khang trang, đầy màu sắc
Những mô hình kinh tế hiệu quả
Anh Nguyễn Văn Thạnh, 58 tuổi, ở thôn Lộc Mỹ, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng sử dụng thành thạo vi tính, vận dụng nhiều tiến bộ khoa học vào thực tế trồng trọt, chăn nuôi, đạt danh hiệu “Nông dân sản suất-kinh doanh giỏi” nhiều năm liền.
Cách đây 5 năm, họ là những nông dân bình thường chuyên sạ lúa, trồng khoai, thu nhập thất thường; thế mà nay là chủ cơ sở sản xuất hoa, quy mô lớn. Nhạy bén mở ra hướng đi mới, mạnh dạn đầu tư, họ đã tạo bước đột phá trong sản xuất, thu nhập gấp hàng chục lần so với trước đây.
Anh Nguyễn Văn Thạnh, thôn Lộc Mỹ, xã Hòa Bắc (Hòa Vang) là người tiên phong đưa loài phong lan Mokara có nguồn gốc Thái Lan về trồng
Anh Nguyễn Văn Thạnh, thôn Lộc Mỹ, xã Hòa Bắc là người tiên phong đưa loài phong lan Mokara có nguồn gốc Thái Lan về trồng. Cách đây 5 năm, trong chuyến vào Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh, anh tận mắt chứng kiến nhiều người “hái ra tiền” từ loài phong lan cắt cành có tên Mokara này. Trở về Đà Nẵng, từ giã việc cày cấy, anh mạnh dạn chuyển hướng sang trồng hoa.
Với kinh phí đầu tư 1,3 tỷ đồng, chẳng bao lâu sau chuyến hành trình về phương Nam ấy, tại vườn nhà anh hình thành nhà lưới phủ kín lô đất rộng 4.000m2 và đã trồng trên 2.000m2, 15 tháng kể từ ngày đưa giống về trồng, loài phong lan Mokara nở những bông đầu tiên rất đẹp. Từ đó trở đi, đều đều mỗi cây nở 2 nhành/tháng.
Ông Nguyễn Văn Thạnh trao đổi cách làm kinh tế với PV TH&CL
“Hồi mới đưa về trồng tôi lo lắm. Sợ nhất là cây không cho hoa đúng như mong muốn bởi khí hậu ở Đà Nẵng không giống như TP. Hồ Chí Minh. Thật may, sau 15 tháng kiên trì chăm bón, cây trổ những bông đầu tiên. Có thể nói, khi đó niềm vui không thể nào tả nổi. Nay thì ổn rồi.
Tại khu trồng trên 2.000 cây, tháng nào cũng cắt bán với giá 5 - 7 nghìn đồng/bông như hiện nay, tùy theo thời điểm, Không dừng lại ở đó, khi thấy cây phát triển tốt, tôi dự định sẽ trồng tiếp trên 2.000m2 còn lại trong thời gian tới. Nếu phát huy hết cả diện tích. Tính ra, mỗi tháng cắt khoảng 7.000 bông, trị giá gần 100 triệu đồng”, anh Thạnh phấn khởi cho biết.
Ở huyện Hòa Vang, không thiếu những nông dân biết dựa vào nguồn vốn vay phát triển mô hình trang trại để làm giàu. Tiêu biểu như mô hình nuôi heo theo công nghệ Mỹ của anh Nguyễn Duy Tuấn, xã Hòa Khương. Với số vốn 3 tỷ đồng vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, anh Tuấn đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại đạt tiêu chuẩn khép kín và hoàn toàn cách ly với bên ngoài.
Hệ thống làm lạnh tự động và công nghệ xử lý chất thải không để lại mùi hôi giúp 40 con heo giống nhập từ Mỹ sinh trưởng khỏe mạnh và phát triển nhanh. Mỗi năm đàn heo giống này sinh sản khoảng 1.000 con heo con để anh Tuấn nuôi thương phẩm. "Lãi ròng mỗi năm hơn 300 triệu đồng giúp đời sống gia đình tôi ngày càng có của ăn, của để và tiếp tục đầu tư mở rộng trang trại chăn nuôi", anh Nguyễn Duy Tuấn phấn khởi cho biết.
Khu trồng Mokara màu vảng mai
Thực tế ở huyện Hòa Vang cho thấy, nếu cứ tiếp tục sản xuất manh mún thì rất khó tạo nên cánh đồng mẫu lớn, chủ trương dồn điền đổi thửa cũng sẽ bị phá sản. Vì vậy, cấp ủy, chính quyền của huyện Hòa Vang đã vận động người nông dân đổi mới tư duy sản xuất, phát triển các mô hình chăn nuôi, trồng trọt, tạo nên cánh đồng mẫu lớn, dần phá bỏ thế độc canh của những loại cây cho thu nhập thấp.
Nhiều mô hình mới đã thực sự phát huy hiệu quả kinh tế, như: trồng dưa hấu hắc mỹ nhân ở xã Hòa Khương; nuôi heo thương phẩm ở các xã Hòa Phú, Hòa Khương, Hòa Tiến...; trồng nấm rơm, nấm sò, nấm linh chi tại Hòa Châu, Hòa Tiến, Hòa Bắc, Hòa Khương; nuôi trồng thủy sản ở thôn Nam Thành, Hòa Khê (xã Hòa Phong); thôn Phước Sơn, Phú Sơn (xã Hòa Khương); nuôi tôm ở thôn Trường Định, xã Hòa Liên; nuôi cá chình, cá dìa, ba ba ở xã Hòa Ninh, Hòa Khương…
Ước tính, các mô hình sản xuất mà Hòa Vang đang triển khai đã mang lại giá trị kinh tế cho người nông dân hàng chục tỷ đồng/năm. Đây là tiền đề để nông dân Hòa Vang vững tin vào sự đổi thay lớn về thu nhập thông qua những mô hình kinh tế hiệu quả.
Xây dựng thương hiệu nông sản Hòa Vang
Tín hiệu vui là sau khi các HTX nông nghiệp kiểu mới được củng cố, kiện toàn đã quy tụ nhiều nông dân tâm huyết tham gia làm hội viên. Riêng ở xã Hòa Tiến, HTX nông nghiệp 1 và HTX nông nghiệp 2 đã duy trì và phát triển rất tốt mô hình sản xuất lúa giống quy mô cánh đồng mẫu lớn, cung ứng ra thị trường hàng chục tấn lúa giống/năm.
Lợi thế là các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao (CNC), tăng năng suất trên cùng một diện tích ngày càng mang lại hiệu quả trên mảnh đất Hòa Vang. Nhiều khách hàng từ các tỉnh miền Bắc lặn lội đến Hòa Vang để tìm mua nấm linh chi với giá 900.000 đồng/kg, mức giá này cao hơn các nơi khác khoảng 100.000đồng/kg do chất lượng nấm vượt trội.
Tại xã Hòa Ninh, vùng trồng hoa ứng dụng CNC với tổng vốn đầu tư gần 1 tỷ đồng được đưa vào sản xuất, mang lại doanh thu khoảng 600 triệu đồng/năm
Tại xã Hòa Ninh, vùng trồng hoa ứng dụng CNC với tổng vốn đầu tư gần 1 tỷ đồng được đưa vào sản xuất mang lại doanh thu khoảng 600 triệu đồng/năm. Đây là mô hình trồng hoa chuyên canh sản xuất hoa quanh năm tương tự các vùng trồng hoa thương phẩm ở TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Ngoài ra, còn có vùng rau an toàn Phú Sơn Nam với tổng diện tích hơn 15ha tại xã Hòa Khương; mỗi năm cho năng suất bình quân 30 đến 50 tấn/vụ/héc-ta, doanh thu 480 triệu đồng/héc-ta, lợi nhuận từ 200 đến 250 triệu đồng/héc-ta.
Các sản phẩm rau, quả được trồng theo công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel nên năng suất cao hơn từ 3 đến 4 lần so với tưới thủ công. Tại đây, có 3 doanh nghiệp bỏ vốn hàng tỷ đồng đầu tư hệ thống sản xuất, đóng gói hiện đại để đưa đi tiêu thụ tại các chợ, siêu thị trong và ngoài thành phố. Khi hình thành vùng sản xuất nông nghiệp an toàn và chất lượng, huyện Hòa Vang tiến hành lập thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa "Rau, hoa, củ, quả Hòa Vang". Góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nông sản sạch của người tiêu dùng trong và ngoài thành phố.
Mô hình trồng hoa chậu của bà Nguyễn Thị Cư ở thôn Dương Sơn, xã Hòa Châu
Có thể thấy, bằng nhiều giải pháp phát triển mô hình kinh tế và khuyến khích nông dân nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, huyện Hòa Vang đã giúp người nông dân tăng thu nhập đáng kể.
Tuy nhiên, để tránh thiệt thòi cho bà con nông dân khi được mùa nhưng rớt giá, hiện nay huyện Hòa Vang đang phối hợp với các ngành chức năng thành phố như ngành nông nghiệp và công thương, từng bước tìm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp. Cùng với đó, khuyến khích người nông dân và doanh nghiệp tăng cường trao đổi thông tin, tìm hiểu thị trường để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm với giá ổn định.
Ngày 22/2, ông Nguyễn Văn Lý, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hòa Vang cho biết, UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành quyết định công nhận 2 xã Hòa Sơn và Hòa Liên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019.Được biết, năm 2020, huyện Hòa Vang tập trung nâng cao chất lượng chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025, tiếp tục thực hiện bộ tiêu chí thôn nông thôn mới kiểu mẫu.
Ở Hòa Vang xuất hiện ngày càng nhiều nông dân giỏi. Nhiều vùng rau an toàn, cây ăn trái, vùng nuôi tôm, cá thương phẩm cho giá trị hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Đây là minh chứng cho tư duy đổi mới về nông nghiệp, nông thôn và nông dân rất đúng đắn của Đảng".
Hoàng Hữu Quyết
Tin mới
Lũ tại miền Bắc đang rất căng, nhiều địa phương đối diện lũ kỷ lục dồn dập đổ về
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, lượng mưa tại các tỉnh phía Bắc hiện rất lớn. Lưu lượng nước đổ về các hồ chứa, hồ thủy điện đang tăng cao.
Hải Phòng tập trung khắc phục thiệt hại sau bão số 3
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây thiệt thại rất lớn cho các tình, thành phố mà bão đi qua trong đó có TP. Hải Phòng. Mặc dù, công tác phòng chống bão đã được chuẩn bị kĩ lưỡng nhưng những thiệt hại do bão gây ra là quá lớn.
Sập cầu Phong Châu: Lực lượng chức năng đã cứu vớt được 3 người lên bờ
Cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã bị sập, khả năng có nhiều người gặp nạn
Nghệ An khởi công dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân và lao động tại khu công nghiệp
Công ty Cổ phần Địa ốc Kim Thi vừa có buổi ra mắt chính thức Dự án nhà ở xã hội KT Home tại các khu công nghiệp thuộc Khu kinh tế Đông Nam, tỉnh Nghệ An.
Đề xuất mục tiêu đưa nước ta nằm trong nhóm các nước có thu nhập trung bình cao
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp thu nội dung "ổn định để phát triển"; đề xuất mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm từ 30 đến 35 nền kinh tế lớn trên thế giới, nằm trong nhóm các nước có thu nhập trung bình cao.
Khẩn trương khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu, ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở
Công điện gửi Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Lào Cai, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lạng Sơn; Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông.
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam