Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

'Cuộc chiến' ai giữ quỹ bảo trì chung cư vẫn chưa có hổi kết

Cuộc chiến tranh giành quỹ bảo trì giữa chủ đầu tư và ban quản trị chung cư càng ngày càng khốc liệt, điều này đã được nhận định là cần phải giải quyết triệt để. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều khiến cho cuộc chiến vẫn chưa thể đi đến hồi kết.

Mới đây, tại hội nghị đối thoại doanh nghiệp với lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM, nhiều doanh nghiệp trình bày những bất cập về việc bàn giao quỹ bảo trì chung cư 2% cho ban quản trị chung cư nắm giữ.

Nhiều ý kiến cho rằng đề án an ninh kinh tế trong lĩnh vực bất động sản mà Bộ Xây dựng đang hoàn thiện dự kiến sẽ trình Chính phủ trong tháng 12 tới phải giải quyết triệt để cuộc tranh chấp  giành quỹ bảo trì giữa chủ đầu tư và ban quản trị chung cư càng ngày càng khốc liệt hiện nay.

Ông Nguyễn Văn Đồi, Tổng giám đốc SSG Group, chủ đầu tư dự án Thảo Điền Pearl, cho biết quỹ bảo trì chung cư này lên đến khoảng 50 tỉ đồng. Trong khi thời gian qua giữa chủ đầu tư và Ban quản trị chung cư có nhiều mâu thuẫn trong quản lý, vận hành dự án này. Lí do, đến nay Ban quản trị chung cư chưa có con dấu riêng. Chủ đầu tư đã có văn bản hỏi Bộ Xây dựng về việc khắc con dấu cho Ban quản trị để “chính danh” trong việc bàn giao, nhưng đến nay chưa nhận được phản hồi nên mọi việc vẫn tắc, chưa giải quyết được.

Ông Đồi kiến nghị, do số tiền quá lớn nên nhà nước nên thành lập một tổng công ty hay một doanh nghiệp để quản lý các Ban quản trị. Vì ngoài quỹ bảo trì còn có nhiều vấn đề khác mà Ban quản trị khó đảm đương nổi khi không có tay nghề.

Một doanh nghiệp khác lại cho rằng, không nên giao quỹ bảo trì chung cư về cho Ban quản trị mà nên để chủ đầu tư nắm giữ. Bởi chủ đầu tư dù sao cũng là "người có tóc”, có tài sản lớn ở chung cư là các tầng hầm giữ xe ô tô, trung tâm thương mại. Ngoài ra, chủ đầu tư còn có tay nghề trong việc sửa chữa, bảo trì, vận hành nhà chung cư.

'Cuộc chiến' ai giữ quỹ bảo trì chung cư vẫn chưa có hổi kết - Hình 1

Nhiều chung cư bị xuống cấp nhưng không còn quỹ bảo trì để sửa chữa (Ảnh: Ngọc Dương)

Còn Ban quản trị là cư dân được bầu vào nên hầu hết là tay ngang, tài sản ở chung cư chỉ là một căn hộ. Giá trị quy ra nhỏ hơn rất nhiều so với quỹ bảo trì. Nếu gặp người xấu, họ có thể âm thầm bán nhà hoặc bỏ luôn căn nhà để “ôm” khoản tiền kếch xù này bỏ trốn. Khi đó hậu quả sẽ khôn lường. Trong trường hợp không giao cho chủ đầu tư, vị này kiến nghị tài khoản giữ số tiền này nên có sự tham gia quản lý của đại diện nhà nước, đại diện chủ đầu tư và người dân.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Đất Lành, cho rằng quỹ bảo trì chung cư hiện nay quy định 2%/tổng giá bán căn hộ mà Bộ Xây dựng đưa ra là quá lớn. Nên thu 2% trên giá thành xây dựng thay vì thu trên giá bán. Ngoài ra, trong 5 năm đầu dự án vẫn còn trong thời gian bảo hành nhưng buộc phải thu liền số tiền này rồi để không trong ngân hàng là không hợp lý.

Đại diện Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, theo quy định hiện hành, việc khắc dấu là của cơ quan công an và thực tế là nhiều ban quản trị chung cư đã được cấp dấu. Đề nghị Công ty SSG liên hệ trực tiếp với Sở Xây dựng để được hướng dẫn. Việc điều hành của ban quản trị nếu yếu kém, hội nghị nhà chung cư có trách nhiệm xử lý. Ban quản trị hiện nay không có thủ quỹ, kế toán, mọi chi tiêu phải thông quan hội nghị nhà chung cư. Những kiến nghị của doanh nghiệp ngoài tầm xử lý, ngoài thẩm quyền của Sở Xây dựng, do đó Sở Xây dựng sẽ ghi nhận và kiến nghị lên TP và Bộ Xây dựng.

Theo Bộ Xây dựng, tại 43 địa phương có đến 215 dự án nhà ở, chung cư có khiếu nại, tranh chấp trong đó có 108 dự án xảy ra tranh chấp giữa chủ đầu tư với cư dân liên quan đến quỹ bảo trì; phần sở hữu chung, sở hữu riêng; chất lượng công trình; phí quản lý vận hành...

Đặc biệt, trong số này có đến 39 dự án chủ đầu tư không bàn giao, chậm bàn giao hoặc chỉ bàn giao một phần kinh phí bảo trì cho ban quản trị theo quy định của pháp luật hiện hành. Tại nhiều chung cư chủ đầu tư không chịu nộp kinh phí bảo trì đối với phần diện tích thuộc sở hữu riêng hoặc chiếm dụng kinh phí bảo trì vào mục đích khác.

Theo quy định hiện nay, người mua nhà trước khi nhận bàn giao nhà phải đóng quỹ bảo trì tương đương 2% giá trị căn hộ cho chủ đầu tư tạm quản lý. Khi ban quản trị chung cư được thành lập do người dân bầu ra, chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao số tiền này.

Tuy nhiên, tại nhiều chung cư do số tiền quá lớn nên đã xảy ra tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân, thậm chí giữa cư dân với chính ban quản trị chung cư.

Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân khiến các công ty không bàn giao số tiền này vì sợ bị mất. Bởi thành viên trong ban quản trị có thể ôm tiền đi bất cứ lúc nào khi nhà không phải của họ.

Chủ đầu tư một chung cư trên địa bàn Q.5 (TP.HCM) thì cho biết thực tế trong các chung cư hầu hết người dân đều muốn sống một cuộc sống yên bình sau những giờ làm việc căng thẳng.

Không ai muốn tranh giành, khiếu kiện hay làm trong ban quản trị chung cư bởi họ đã có việc làm ổn định. Nhiều người còn cho rằng đây là công việc ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng.

Tuy nhiên, nhiều người hiện xem việc làm trong ban quản trị chung cư là một nghề, thậm chí là một công việc hết sức béo bở, có rất nhiều quyền lợi. Từ việc thu tiền giữ xe, phí quản lý, việc cho thuê mặt bằng, cho thuê bảng hiệu quảng cáo trên tòa nhà, cho dịch vụ internet, cáp truyền hình, chọn công ty quản lý... tất cả đều phải thông qua ban quản trị.

Đặc biệt là khoản tiền khổng lồ, có khi lên tới vài chục, cả trăm tỉ thu được từ phí quản lý chung cư đã làm bùng nổ tranh chấp. Số tiền này chỉ cần đem gửi ngân hàng nào đó ăn chênh lệch lãi suất hoặc được “lót tay” cũng đã rất lớn.

Chủ đầu tư một chung cư ở Q.5 (TP.HCM) cho rằng: Thử hình dung khu chung cư 1.000 căn hộ, bình quân khoảng 4.000 người dân, vậy ông trưởng ban quản trị chung cư này có khác gì chủ tịch một xã. Nhiều người đã nhìn thấy được miếng bánh béo bở này nên ra sức dùng các mánh lới để chạy đua vào ban quản trị.

Bên cạnh một số người muốn hỗ trợ cư dân, đấu tranh với chủ đầu tư thì cũng có nhiều người mục đích muốn vào để kiếm ăn mà việc kiếm ăn này rất dễ dàng vì không ai quản lý và luật pháp hiện nay cũng không có quy định, các chế tài hay quản lý vấn đề này.

Hải Đăng

Bài liên quan

Tin mới

Hải Phòng: Học sinh toàn thành phố tiếp tục nghỉ học ngày 9/9 để khắc phục hậu quả sau bão
Hải Phòng: Học sinh toàn thành phố tiếp tục nghỉ học ngày 9/9 để khắc phục hậu quả sau bão

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hải Phòng (GD&ĐT), học sinh toàn thành phố sẽ tiếp tục nghỉ học ngày 9/9/2024 cho đến khi có thông báo mới để các nhà trường tập trung khắc phục hậu quả sau bão; điều kiện an toàn giao thông, điện, nước, vệ sinh môi trường... chưa đảm bảo.

Công viên địa chất Lạng Sơn được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO
Công viên địa chất Lạng Sơn được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Theo thông tin từ Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Lạng Sơn, vào hồi, 15h30, ngày 08/9/2024, trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Phiên họp Hội đồng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO đã tiến hành họp, đánh giá và biểu quyết công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Hải Phòng có 2 người tử vong và 18 người bị thương do bão số 3
Hải Phòng có 2 người tử vong và 18 người bị thương do bão số 3

Bão số 3 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng trên địa bàn TP. Hải Phòng.

Phú Thọ: Thông báo kế hoạch xả lũ hồ chứa nước Ngòi Giành
Phú Thọ: Thông báo kế hoạch xả lũ hồ chứa nước Ngòi Giành

Ngày 8/9, Công ty TNHH Nhà nước MTV Khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ có thông báo kế hoạch vận hành xả lũ hồ chứa nước Ngòi Giành (xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ), thời gian dự kiến xả lũ từ 19 giờ 00 phút, ngày 8/9/2024.

Thanh Hoá phát lệnh báo động I trên sông Mã
Thanh Hoá phát lệnh báo động I trên sông Mã

Chiều 8/9, mực nước sông Mã đang lên nhanh, cảnh báo mực nước sông Mã tại Trạm Thuỷ văn Lý Nhân có khả năng đạt mức báo động I (+9.50m) vào khoảng 18 - 20h ngày 8/9/2024.

Công bố quyết định về công tác cán bộ Trường Đại học Hồng Đức
Công bố quyết định về công tác cán bộ Trường Đại học Hồng Đức

UBND tỉnh Thanh Hoá vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức; Hội đồng trường công bố Nghị quyết bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2024-2029.