Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cúng rằm tháng 7 năm 2024 vào ngày nào tốt và mâm cúng gồm những gì?

Rằm tháng 7 là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Đây là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn và tình cảm thương nhớ đối với cha mẹ qua lễ Vu lan, đồng thời cũng là thời điểm cúng thí thực cho các cô hồn, cầu siêu cho các vong linh có thể chưa siêu thoát. Vậy việc cúng rằm tháng 7 nên được thực hiện vào ngày và giờ nào?

Theo quan niệm dân gian, thời điểm thích hợp để cúng rằm tháng 7 là từ mùng 2 đến trước 12h ngày 15 tháng 7 Âm lịch, vì người ta tin rằng cánh cửa âm dương sẽ khép lại sau ngày 15 tháng 7 và sau thời gian này, các vong hồn sẽ không thể nhận lễ vật cúng tế nữa.

Có quan điểm cho rằng, vào đúng ngày rằm tháng 7 có rất nhiều vong hồn lang thang, vì vậy gia đình nên cúng trước để bảo đảm lễ vật của mình được người thân đã mất và các vong linh được cúng đón nhận. Nhiều người thường cúng rằm tháng 7 từ ngày mùng 2 Âm lịch trở đi.

Tháng 7 Âm lịch cũng là mùa Vu lan báo hiếu. Ngoài lễ cúng cô hồn, nhiều gia đình chuẩn bị lễ cúng Phật, cúng thần linh và gia tiên, đồng thời đến chùa dự lễ.

Theo chuyên gia phong thủy, năm nay, ngày chính Rằm (tức 18/8 dương lịch) được coi là ngày đẹp nhất. Ngày này có những khoảng thời gian gia chủ có thể chọn để dâng lễ: 7h - 9h, 9h - 11h và 13h - 15h.

Bên cạnh lễ cúng gia tiên, nhiều gia đình còn bày mâm lễ cúng chúng sinh. Lễ cúng thường được thực hiện trong tháng 7, chuyên gia cho rằng khung giờ đẹp là 17h - 19h và nên hoàn thành lễ cúng trước 12h ngày 15/7 âm lịch.

Bên cạnh lễ cúng gia tiên, nhiều gia đình còn bày mâm lễ cúng chúng sinh. Lễ cúng thường được thực hiện trong tháng 7, chuyên gia cho rằng khung giờ đẹp là 17h - 19h và nên hoàn thành lễ cúng trước 12h ngày 15/7 âm lịch.

Một số ngày khác cũng được cho là đẹp, các gia đình chọn cho phù hợp với mình: Ngày 11/7 âm lịch (tức 14/8 dương lịch), với các khung giờ: 7h - 9h, 9h - 11h và 15h - 17h.

Ngày 12/7 âm lịch (tức 15/8 dương lịch), với các khung giờ: 7h - 9h và 13h - 15h.

Ngày 13/7 âm lịch (tức 16/8 dương lịch), với các khung giờ 5h - 7h và chiều từ 15h -17h, 17h - 19h. Đây là ngày Nhâm Tý, những tuổi Mão, Ngọ, Dậu và tuổi có năm sinh âm lịch tận cùng là số 6 như 1946, 1956, 1966, 1976, 1986, 1996, 2006, 2016 không thích hợp để cúng bái.

Tương tự, ngày 14/7 âm lịch (tức 17/8 dương lịch) sẽ ưu tiên các khung giờ: 5h - 7h, 9h - 11h và 15h-17h.

Mâm cơm cúng rằm tháng 7 miền Bắc là một nét văn hóa truyền thống, luôn được chuẩn bị chu đáo và kỹ lưỡng. Theo quan niệm, ngày rằm tháng 7 là ngày xá tội vong nhân, là ngày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, thần linh hay những vong hồn lạc lối.

Tại các vùng miền khác nhau, người ta có những quan niệm riêng về rằm tháng 7. Nếu như ở miền Nam, ngày này vừa là dịp Vu Lan báo hiếu cha mẹ, vừa là dịp xá tội cho những hồn ma thì miền Bắc thường chú trọng hơn vào việc xá tội cho những linh hồn lạc lối, chưa được giải oan. Theo quan niệm dân gian, vào ngày này, Phật tổ sẽ tiến hành lễ xá tội cho các vong nhân, giúp họ được siêu thoát khỏi cõi âm.

Vì vậy, vào ngày rằm tháng 7, người miền Bắc thường nấu cơm cúng để tưởng nhớ tổ tiên, thờ cúng các vị thần, và cũng để bố thí, an ủi những hồn ma không có nơi nương náu.

Mâm cúng Rằm tháng 7 tùy theo điều kiện từng gia đình để sắm sửa lễ vật
Mâm cúng rằm tháng 7 tùy theo điều kiện từng gia đình để sắm sửa lễ vật

Mâm cơm chay cúng Phật rằm tháng 7 sẽ không thể thiếu với nhiều gia đình, đặc biệt là các Phật tử. Một số món chay hay được nhiều người chế biến gồm: Xôi trắng ruốc nấm hương (xôi gấc, xôi đỗ xanh, xôi vò hạt sen), nem rau nấm, nộm rau củ (gỏi hoa chuối ngó sen), cải thìa sốt nấm hương (đậu hũ non sốt nấm), canh nấm (canh rau củ, canh bóng nấu chay)...

Nếu không có điều kiện để chuẩn bị những món chay thì gia đình chỉ cần bày biện mâm hoa quả cùng với tấm lòng thành của mình.

Lễ vật cúng Phật gồm: hoa tươi (hoa sen, hoa huệ, mẫu đơn, hoa cúc,…), trái cây theo mùa, hương, nước, đèn (nến)...

Mâm cúng gia tiên có thể là chay hoặc mặn, tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện của mỗi gia đình. Phần lớn mọi người chọn mâm cỗ mặn cho lễ cúng gia tiên. Ngoài ra, các lễ vật khác như trầu cau, hương, trà, rượu, vàng mã, trái cây cũng cần được chuẩn bị đầy đủ.

Đối với mâm cúng chúng sinh  thường có gạo muối, cháo trắng, hoa quả, đường thẻ, quần áo chúng sinh, bỏng ngô, bánh kẹo, tiền vàng, nước, 3 ly cốc nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ. Lễ cúng chúng sinh không nên làm lễ mặn vì có thể khơi dậy tham, sân si.

Lễ cúng chúng sinh phải được bày ngoài trời hoặc trước cửa chính của ngôi nhà, gia chủ đọc văn khấn hoặc bài cúng nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ. Khi lễ cúng chúng sinh xong thì gạo, muối được vãi ra sân, đường còn vàng mã thì đem đốt.

Theo truyền thống xưa, các gia đình sẽ mua quần áo chúng sinh bằng giấy nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...).

Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến cáo không nên sử dụng vàng mã, tránh lãng phí. Đồng thời, Giáo hội cũng cấm đốt vàng mã trong các cơ sở thờ tự. Bởi vậy, các gia đình có thể cân nhắc hình thức này.

Thiên Trường

Tin mới

Việt Nam không ngừng có những đóng góp rất quan trọng cho Liên Hợp quốc
Việt Nam không ngừng có những đóng góp rất quan trọng cho Liên Hợp quốc

Đó là khẳng định của Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 78 Dennis Francis khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Liên Hợp quốc và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 79.

Đêm nay, không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ
Đêm nay, không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ

Khoảng đêm 21/9 và sáng sớm 22/9, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến hầu hết khu vực phía Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc Trung Bộ. Gió chuyển hướng Đông Bắc trong đất liền cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5.

Bà Đặng Bích Hà sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến
Bà Đặng Bích Hà sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến

Lễ an táng bà Đặng Bích Hà được tổ chức vào 6h sáng 29/9 tại Vũng Chùa - Đảo Yến, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình - nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp an nghỉ.

Chủ tịch Tập đoàn VinGroup đề xuất đẩy mạnh đầu tư đào tạo, nâng tiêu chuẩn nhà ở xã hội...
Chủ tịch Tập đoàn VinGroup đề xuất đẩy mạnh đầu tư đào tạo, nâng tiêu chuẩn nhà ở xã hội...

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch VinGroup chia sẻ: Hội nghị thường trực Chính phủ với doanh nghiệp là hành động truyền lửa để cộng đồng doanh nghiệp như VinGroup có thêm động lực, năng lượng phấn đấu phát triển kinh tế hơn nữa.

Doanh nhân Hải Yến giữ vai trò Phó ban giám khảo cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024
Doanh nhân Hải Yến giữ vai trò Phó ban giám khảo cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024

Cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam, một cuộc thi nhan sắc tôn vinh vẻ đẹp và trí tuệ của người phụ nữ Việt, bên cạnh đó là thông điệp giá trị ý nghĩa về bảo vệ môi trường biển.

Đồng Nai: “Nhà lầu ông Phủ” 100 năm tuổi có nguy cơ bị đập bỏ
Đồng Nai: “Nhà lầu ông Phủ” 100 năm tuổi có nguy cơ bị đập bỏ

Nằm trong quy hoạch dự án đường ven sông ở TP. Biên Hòa, căn biệt thự 100 năm tuổi của Đốc phủ Võ Hà Thanh khả năng sẽ bị đập bỏ.