Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn: Chống buôn lậu, hàng giả - nhiệm vụ thường xuyên, liên tục

11 tháng năm 2021, lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai nhiều kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường; đấu tranh có hiệu quả chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Xung quanh vấn đề này, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh, Đặng Văn Ngọc đã dành thời gian trò chuyện cùng phóng viên Thương hiệu và Công luận.

Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn, Đặng Văn Ngọc
 Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn, Đặng Văn Ngọc

Ông có thể chia sẻ khái quát tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh 11 tháng năm 2021?

Từ giữa tháng 12/2020 đến đầu tháng 2/2021, hoạt động buôn lậu trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, do nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân tăng cao vào dịp trước Tết Nguyên đán. Thời gian trong và sau Tết Nguyên đán, trên địa bàn ít xuất hiện hoạt động buôn lậu.

Từ đầu tháng 3/2021 đến giữa tháng 4/2021, hoạt động buôn lậu lại xuất hiện, nhưng giảm nhiều so thời điểm đầu quý I/2021.

Các đối tượng buôn lậu thường mang, vác, vận chuyển hàng lậu nhỏ lẻ qua các đường mòn biên giới, chủ yếu tập trung tại một số khu vực: Đồi Cao, Nà Han, xã Tân Thanh (Văn Lãng); ngách Hang Dơi, Đồi 386, Lũng Khơ Đa, xã Tân Mỹ (Văn Lãng)… sau đó, các đối tượng thực hiện việc ghi hóa đơn bán hàng rồi vận chuyển hàng hóa về nội địa bằng xe ô tô, dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ bưu chính...

Mặt hàng nhập lậu chủ yếu là quần áo may mặc sẵn, hàng tiêu dùng, thực phẩm, mỹ phẩm, trong đó, có số ít là hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ.

Từ giữa tháng 4/2021 đến tháng 8/2021, tình hình vận chuyển hàng hóa nhập lậu trên địa bàn tỉnh đã giảm rõ rệt, chỉ còn xuất hiện nhỏ lẻ trên địa bàn các xã Yên Khoái, Tú Mịch (Lộc Bình).

Từ đầu tháng 9/2021 đến nay, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới cơ bản được ngăn chặn, chỉ diễn ra nhỏ lẻ tại đường mòn khu vực biên giới các mốc 1227, 1228 thuộc địa bàn khu vực Chi Ma (Lộc Bình), hàng hóa vi phạm chủ yếu là vật tư nông nghiệp, hàng tiêu dùng. 

Tại địa bàn xã Tân Thanh (Văn Lãng), xuất hiện một số đối tượng lén lút xuất, nhập lậu hàng hóa qua tuyến biên giới tại các đường mòn Nà Han thuộc thôn Nà Han; đường bể nước tại khu 2, Đồi Cao thuộc xã Tân Thanh (Văn Lãng), số lượng nhỏ lẻ, chủ yếu là hàng  phục vụ nhu cầu tiêu dùng hằng ngày. 

Về gian lận thương mại, các đối tượng lợi dụng kẽ hở qua sự thông thoáng về quy trình chuyên môn để gian lận về tên hàng, số lượng, chủng loại, mã số hàng hóa, xuất xứ hàng hóa; gian lận qua xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa theo dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ bưu chính.

Trong khu vực nội địa, việc gian lận thương mại chủ yếu là vi phạm các quy định trong kinh doanh thực phẩm, hóa đơn, chứng từ, hoạt động thương mại điện tử…

Lực lượng Quản lý thị trường Lạng Sơn tăng cường kiểm tra hàng hóa
Lực lượng Quản lý thị trường Lạng Sơn tăng cường kiểm tra hàng hóa

Đơn vị đã triển khai công tác đấu tranh, xử lý vi phạm như thế nào; Đâu là những khó khăn trong công tác đấu tranh, xử lý vi phạm của lực lượng chức năng, thưa ông? 

Để đấu tranh, ngăn chặn, xử lý những vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Cục Quản lý thị trường đã tham mưu Ban Chỉ đạo 389 tỉnh ban hành Kế hoạch số 143/KH-BCĐ389, ngày 14/12/2020 về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021; Kế hoạch số 08/KH-BCĐ389, ngày 8/1/2021 về triển khai công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2021; tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND, ngày 29/5/2021 về phòng ngừa, đấu tranh các hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025.

Bên cạnh đó, đơn vị chủ động nắm tình hình, tham mưu lãnh đạo Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, thường xuyên đôn đốc các cơ quan liên quan thực hiện các kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh; chủ động đề xuất các giải pháp  kiểm tra, kiểm soát thị trường; phối hợp các lực lượng triển khai biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trong đó, chú trọng các nhóm hàng hóa thực phẩm, vật tư y tế, mỹ phẩm, dược phẩm, dược liệu, vật tư nông nghiệp, các biện pháp bình ổn thị trường dịp trước, trong, sau Tết Nguyên đán và các đợt bùng phát dịch Covid-19, kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm, tạo điều kiện theo quy định cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn...

Lạng Sơn là tỉnh biên giới nên tình trạng gian lận thương mại thông qua hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa luôn tiềm ẩn nguy cơ diễn biến phức tạp, với thủ đoạn vi phạm tinh vi như: Khai báo hải quan không đúng chủng loại hàng hóa; trà trộn hàng lậu, hàng cấm trong các phương tiện vận chuyển hàng hóa nhập khẩu, lợi dụng quy định ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu để gian lận về nguồn gốc xuất xứ.

Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh luôn tiềm ẩn các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, với nhiều thủ đoạn, hình thức mới, tinh vi, nhất là vào mỗi dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, do nhu cầu tiêu dùng một số sản phẩm hàng hóa của người dân tăng cao, gây khó khăn cho lực lượng thực thi trong công tác kiểm tra, kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa.

Ngoài ra, Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, địa hình phức tạp, có nhiều đường mòn, lối tắt qua lại biên giới, rất khó khăn cho các lực lượng chức năng chốt chặn, kiểm soát triệt để hoạt động buôn lậu qua biên giới.

Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn: Chống buôn lậu, hàng giả - nhiệm vụ thường xuyên, liên tục
Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn, chống buôn lậu, hàng giả - nhiệm vụ thường xuyên, liên tục

Để đấu tranh có hiệu quả chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, thời gian tới, đơn vị triển khai kế hoạch cụ thể gì, thưa ông?

Xác định công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm, do đó, thời gian tới, đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Cục tiếp tục tham mưu cho lãnh đạo Ban Chỉ đạo 389 tỉnh: Tăng cường chỉ đạo kiểm tra, giám sát hoạt động chống buôn lậu của các đơn vị chức năng, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị thành viên; chỉ đạo các đơn vị thành viên, tích cực phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền hình của Trung ương và địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, chấp hành tốt các quy định của pháp luật; nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn những sản phẩm hàng hóa an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; nâng cao nhận thức của nhân dân về công tác phòng chống dịch Covid-19.

Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, kịp thời động viên, khích lệ tinh thần cho cán bộ, công chức, chiến sỹ trực tiếp làm nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên địa bàn.

Chủ động phòng ngừa, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, chiến sỹ có dấu hiệu tiêu cực, tiếp tay cho buôn lậu, để phát sinh những vi phạm phức tạp, nổi cộm về buôn lậu trên địa bàn.

Cùng với đó, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh thường xuyên nắm tình hình, tham mưu, đôn đốc lực lượng chức năng thành viên thực hiện hiệu quả các kế hoạch công tác; chủ động đề xuất các giải pháp chỉ đạo thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường; phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn.

Đơn vị tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, chú trọng tạo điều kiện thuận lợi trong lưu thông hàng hóa, bảo đảm đúng quy định và tăng cường hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông sản của các địa phương có sản lượng lớn, sản xuất tập trung trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Cục đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong kỷ luật, kỷ cương hành chính; nắm diễn biến tư tưởng của công chức người lao động thuộc quyền, phân công giao việc cụ thể rõ ràng, thường xuyên kiểm tra, giám sát đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ, nhất là trong hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính.

Cục tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nội dung chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lạng Sơn theo chủ đề năm 2021 “Siết chặt kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, sâu sát địa bàn, quyết liệt hành động, sáng tạo bứt phá”. Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền về hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, hoạt động tuyên truyền về pháp luật thương mại, văn minh thương mại.

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các giao dịch thương mại điện tử; chống hành vi kinh doanh, vận chuyển hàng hóa nhập lậu, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hình thức vận chuyển hàng hoá nhập lậu qua các phương tiện xe bưu chính, chuyển phát nhanh.

Tiếp tục kiểm tra, kiểm soát thị trường lương thực, thực phẩm, vật tư y tế, dược liệu và các loại hàng hóa phòng chống dịch Covid-19. Tiếp tục thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để Chỉ thị số 07/CT-BCT ngày 12/5/2021 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

Đồng thời, Cục tiếp tục thực hiện thanh tra chuyên ngành theo đúng kế hoạch, kiểm tra nội bộ; rà soát các doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành năm 2022; rà soát hoàn thiện và thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2021, xây dựng dự thảo Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2022 theo quy định; tập huấn triển khai thực hiện Hệ thống xử lý vi phạm hành chính (INS); tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho toàn bộ công chức quản lý thị trường...

Trân trọng cảm ơn Cục trưởng!


Nguyễn Kiên (Thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

Viettel Post tích cực triển khai công tác cứu trợ vùng lũ
Viettel Post tích cực triển khai công tác cứu trợ vùng lũ

Gần 3.000 chuyến xe chở hơn 7.500 tấn hàng hoá và nhu yếu phẩm đã được Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) vận chuyển thành công đến các tỉnh chịu ảnh hưởng của bão Yagi.

Chiều tối và đêm nay, Bắc Bộ tiếp tục mưa lớn
Chiều tối và đêm nay, Bắc Bộ tiếp tục mưa lớn

Hà Nội mưa trắng trời, lũ trên sông Hồng vượt ngưỡng báo động 2. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo, chiều tối và đêm nay (11/9), Bắc Bộ sẽ tiếp tục trải qua mưa to.

Bão Bebinca đang mạnh lên cấp cuồng phong
Bão Bebinca đang mạnh lên cấp cuồng phong

Áp thấp nhiệt đới gần Philippines đã mạnh lên thành bão Bebinca và đang trên đà tiếp tục tăng cấp dữ dội. Philippines cũng cho biết Bebinca không loại trừ khả năng mạnh lên thành bão cuồng phong, vì nhiễu động thời tiết vẫn còn trên Thái Bình Dương.

Bị thiệt hại, Bắc Ninh vẫn ủng hộ 4 tỷ đồng các tỉnh bị thiệt hại nặng hơn để khắc phục hậu quả do bão Yagi
Bị thiệt hại, Bắc Ninh vẫn ủng hộ 4 tỷ đồng các tỉnh bị thiệt hại nặng hơn để khắc phục hậu quả do bão Yagi

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Thị Hà cho biết, với tinh thần tương thân tương ái, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi, ngày 11/9, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Ban Vận động cứu trợ tỉnh Bắc Ninh kêu gọi hỗ trợ đồng bào.

Hà Nội: Hạn chế phương tiện lưu thông qua đường 70 do ngập sâu
Hà Nội: Hạn chế phương tiện lưu thông qua đường 70 do ngập sâu

Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa ra thông báo hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 70, đoạn qua UBND phường Phúc La và nút giao Phúc La-Cầu Bươu, quận Hà Đông do ngập sâu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các địa phương kiểm tra thường xuyên hệ thống đê điều
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các địa phương kiểm tra thường xuyên hệ thống đê điều

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị, chính quyền địa phương kiểm tra thường xuyên hệ thống đê điều, tinh thần là phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể.