Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Công trình nước sạch: Có cũng như không

Tại Vĩnh Phúc, công trình cấp nước tiền tỷ bị “đắp chiếu” hoặc xuống cấp trầm trọng, gây tâm lý bức xúc trong nhân dân và lãng phí ngân sách Nhà nước.

Đã từ lâu, người dân xã Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường) luôn phải sống trong tình trạng thiếu nước sạch để dùng trong sinh hoạt hằng ngày và sản xuất.

Đặc biệt, từ khi nghề chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở hầu hết các thôn trên địa bàn xã, lượng chất thải, nước rửa chuồng trại được thải trực tiếp ra hệ thống cống rãnh, gây ô nhiễm môi trường; khao khát được sử dụng nguồn nước sạch của người dân càng lớn hơn.

Công trình cấp nước sạch tập trung cho đồng bào dân tộc Dao tại xã Lãng Công (Sông Lô) xuống cấp trầm trọng (Ảnh Lưu Nhung - Thế Hùng)
Công trình cấp nước sạch tập trung cho đồng bào dân tộc Dao tại xã Lãng Công (Sông Lô) xuống cấp trầm trọng (Ảnh Lưu Nhung - Thế Hùng).

Ông Kiều Văn Ngọc, Trưởng thôn Khách Nhi Ngược cho biết: "Hiện, thôn Khách Nhi Ngược có trên 300 hộ với khoảng 1.200 nhân khẩu.

Do chưa có hệ thống nước sạch nên 100% hộ dân sử dụng giếng đào hoặc giếng khoan, song từ nhiều năm qua, nguồn nước ngầm ở đây bị nhiễm đá vôi, sắt nặng nên nước thường có màu vàng, nổi váng và có mùi tanh.

Để hạn chế tình trạng này và có nước dùng trong sinh hoạt hằng ngày, các hộ đã bỏ ra từ vài chục triệu đồng để xây dựng bể lọc bằng cát, bể chứa nước mưa; nhà nào kinh tế khá hơn thì đầu tư thêm hệ thống lọc nước tiên tiến.

Cũng chính bởi vậy, tại các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân rất bức xúc và đã nhiều lần kiến nghị cấp trên quan tâm, đầu tư xây dựng hệ thống nước sạch".

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thực tế, năm 2003, UBND tỉnh đã có quyết định xây dựng công trình cấp nước sạch cho người dân trong xã với công suất 700 m3/ngày đêm, cấp nước cho hơn 5.000 người do UBND xã Vĩnh Thịnh làm chủ đầu tư và đơn vị nhà thầu là Công ty TNHH Toàn Thắng Vĩnh Phúc, với tổng mức đầu tư hơn 1,5 tỷ đồng.

Năm 2007, UBND xã Vĩnh Thịnh và đại diện nhà thầu đã lập biên bản bàn giao hoàn thành một số hạng mục, tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, đến nay, công trình này vẫn chưa thể vận hành, cấp nước cho người dân trên địa bàn xã và nhiều hạng mục đang có dấu hiệu xuống cấp.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Đặng Văn Tin, người dân ở thôn An Lão Xuôi tỏ ra rất bức xúc.

Trong khi chờ đợi công trình cấp nước đi vào hoạt động, gần chục năm nay, gia đình ông Tin đã tự đầu tư xây dựng 2 bể lọc nước bằng cát, bể tích trữ nước mưa và phải lọc đi lọc lại nhiều lần mới dám dùng để tắm rửa, giặt giũ và riêng nước dùng để uống, nấu ăn thì phải lọc qua máy lọc nước chuyên dụng.

Do nguồn nước nhiễm sắt, đá vôi nên máy bơm, bình nóng lạnh nhanh hỏng và bể chứa nước đóng váng vàng. Cũng vì thế, nhiều hộ xây bể lọc như gia đình ông Tin phải thường xuyên thay cát, cọ rửa bể lọc.

Không chỉ riêng xã Vĩnh Thịnh, nỗi khổ thiếu nước sạch đã diễn ra từ nhiều năm nay trên địa bàn xã Lãng Công (Sông Lô).

Do một số thôn ở ven chân núi và lưng chừng núi, dưới đất vướng đá ngầm nên từ năm 2005, xã đã được UBND tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung cho các hộ dân đồng bào dân tộc Dao sinh sống ở 2 thôn (Tam Đa và Thành Công).

Chính thức đi vào vận hành từ năm 2009 nhưng chỉ 2 năm sau đó, công trình nhanh chóng xuống cấp vì hệ thống ống dẫn bị vỡ, dập; 2 bể chứa nước đã xuất hiện chằng chịt các vết nứt, hư hỏng nặng.

Mặc dù các hộ gia đình đã tạm thời khắc phục bằng cách láng xi măng toàn bộ bên trong các bể, song cũng chỉ duy trì được một thời gian ngắn, lượng nước chảy vào bể chỉ đủ cung cấp cho 1/3 số hộ gia đình sống ở 2 thôn.

Ông Phùng Mạnh Hùng, Trưởng thôn Thành Công cho chúng tôi hay: Do không đủ nước dùng nên hàng trăm hộ gia đình phải xây thêm bể chứa nước mưa hoặc đầu tư đường ống dẫn nước từ khu vực suối Ba Mõm – Đèo Khế, suối Đát Mưa về dùng với chi phí đầu tư khá lớn.

Tuy nhiên, vào mùa khô nguồn nước ở trên suối cũng khá khan hiếm; hơn nữa, do mạnh ai người nấy làm nên nguồn nước này cũng rất "phập phù", không đủ để các hộ dùng cho sinh hoạt.

Không chỉ tại thôn Thành Công, nhiều thôn còn lại trên địa bàn xã Lãng Công như: Đoàn Kết, Phú Cường, Lãng Sơn... cũng thiếu nước sạch trầm trọng do nguồn nước từ giếng đào, giếng khoan bị nhiễm sắt nặng, người dân phải mua các máy nước lọc hoặc bình nước đóng sẵn về dùng, song tất cả chỉ là các giải pháp tình thế.

Theo thống kê của cơ quan chức năng, trên địa bàn tỉnh có 48 công trình cấp nước sạch tập trung được đầu tư xây dựng. Đến nay, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn đạt 62,72%.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, tại nhiều địa phương vẫn còn tình trạng người dân ngày ngày vẫn phải sống trong cảnh thiếu nước sạch sinh hoạt.

Thiết nghĩ, trong thời gian tới, các ngành chức năng và chính quyền các địa phương cần sớm có những giải pháp để tháo gỡ khó khăn, sớm khắc phục, sửa chữa những tình trạng hư hỏng, xuống cấp đưa các công trình cấp nước vào vận hành.

Đồng thời đẩy nhanh tiến độ các dự án cấp nước mới, giúp nâng cao tỷ lệ người dân được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, nước sạch, cải thiện đời sống và đảm bảo sức khỏe.

Lưu Nhung

Bài liên quan

Tin mới

Công ty Thủy điện Tuyên Quang đóng thêm 1 cửa xả lũ
Công ty Thủy điện Tuyên Quang đóng thêm 1 cửa xả lũ

Vào 15h chiều 11/9, Công ty Thủy điện Tuyên Quang đóng thêm 1 cửa xả lũ. Trước đó, thuỷ điện Hoà Bình đã đóng toàn bộ các cửa xả vào lúc 12h...

Giải Cầu lông Báo Thanh Hóa mở rộng năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 4 đến 6/10
Giải Cầu lông Báo Thanh Hóa mở rộng năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 4 đến 6/10

Sáng 11/9, Ban Tổ chức Giải Cầu lông Báo Thanh Hóa mở rộng năm 2024 đã họp chuẩn bị cho giải.

Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Lào Cai
Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Lào Cai

Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Lào Cai vừa ban hành thông báo về việc khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Lào Cai.

Di dời hàng chục hộ dân ở Thanh Hóa trước nguy cơ sạt lở đất
Di dời hàng chục hộ dân ở Thanh Hóa trước nguy cơ sạt lở đất

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại Km20+829.32 trên tuyến QL15 đoạn qua địa phận xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa xuất hiện vết nứt taluy dương có nguy cơ sạt lở với chiều dài khoảng 200m. Nếu xảy ra tình trạng sạt lở sẽ gây chia cắt, ách tắc tuyến QL15 và nguy cơ gây mất an toàn cho 10 hộ dân sinh sống ở khu vực này.

Bắc Bộ và Thanh Hoá có mưa dông, mưa lớn cục bộ, có nơi trên 200mm
Bắc Bộ và Thanh Hoá có mưa dông, mưa lớn cục bộ, có nơi trên 200mm

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 11/9, Bắc Bộ, Thanh Hóa mưa lớn cục bộ, có nơi trên 200mm.

Lũ quét kinh hoàng tại Lào Cai: Huy động tối đa nhân lực khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân
Lũ quét kinh hoàng tại Lào Cai: Huy động tối đa nhân lực khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân

Thông tin từ UBND tỉnh Lào Cai, đến sáng hôm nay (11/9), số người chết do lũ quét tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai) đã lên đến 30 người, hiện vẫn còn 65 người đang mất tích.