Công tác chống khai thác IUU vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập
Sau 03 đợt thanh tra của EC, kết quả triển khai thực hiện chống khai thác IUU đã có sự chuyển biến. Tuy nhiên, công tác chống khai thác IUU vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cần giải quyết.
Chiều ngày 07/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), chuẩn bị đón và làm việc với Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ tư.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã đánh giá lại toàn diện việc thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU tại Việt Nam; phân tích kết quả, hạn chế, bài học kinh nghiệm; đề ra các nhiệm vụ, giải pháp để chấm dứt tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
Trong đó, các đại biểu tập trung thảo luận về kết quả, kinh nghiệm trong xây dựng, hoàn thiện thể chế liên quan khai thác hải sản; việc ngăn chặn, xử lý tàu cá vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục người dân; rà soát hồ sơ xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản; tạo sinh kế đảm bảo đời sống cho người dân; thúc đẩy nuôi trồng thủy hải sản, hạn chế đánh bắt tự nhiên; bảo vệ hệ sinh thái môi trường biển…
Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, để chống khai thác IUU, gỡ "thẻ vàng" của EC, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU đã giao cụ thể nội dung, nhiệm vụ, thời gian hoàn thành, kết quả đạt được cho từng bộ, ngành, địa phương có liên quan. Các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tích cực vào cuộc, các lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra, thực thi pháp luật.
Sau 03 đợt thanh tra của EC, kết quả triển khai thực hiện chống khai thác IUU đã có sự chuyển biến. Tuy nhiên, công tác chống khai thác IUU vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cần giải quyết trong thời gian tới; vẫn còn nhiều nhiệm vụ chậm hoàn thành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; kết quả chưa đạt được như mong muốn và còn nhiều việc phải làm như vẫn có tình trạng tàu cá, ngư dân vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; việc xử phạt các hành vi vi phạm có nơi, có lúc còn chưa thực sự nghiêm túc…
Thủ tướng nhấn mạnh cần kiên định, kiên trì các quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Đảng, Nhà nước về công tác này: Các cấp, các ngành, các địa phương và người dân phải nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản trên biển, khai thác, đánh bắt hiệu quả nhưng bền vững; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế biển với bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên Hợp Quốc và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982; chống khai thác IUU chính là vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của người dân chúng ta, chứ không phải vì việc thanh tra, kiểm tra của EC; không ngừng nâng cao ý thức người dân trong thực thi pháp luật và bảo vệ môi trường, kết hợp chặt chẽ giữa việc xử lý vi phạm, tuyên truyền, vận động, giáo dục và chăm lo, nâng cao đời sống ngư dân, tạo sinh kế, việc làm cho người dân theo hướng tăng cường nuôi trồng, chế biến và giảm thiểu đánh bắt xa bờ.
"Đánh bắt thủy hải sản là sinh kế lâu đời của ngư dân. Do đó, việc chuyển đổi không phải là việc dễ trong ngày một, ngày hai mà chúng ta phải kiên trì thực hiện", Thủ tướng phát biểu.
Thủ tướng nêu rõ các mục tiêu: Phát triển kinh tế biển hiệu quả, bền vững theo Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2018 của Trung ương về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam; góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của ngư dân, phát huy ý thức, trách nhiệm của người dân trong khai thác nguồn lợi đại dương và bảo vệ chủ quyền biển đảo; giải quyết dứt điểm khuyến cáo của các nước, các tổ chức quốc tế, trong đó có EC; thứ tư, không để phát sinh vấn đề phức tạp mới trong quản lý và khai thác nguồn lợi thủy sản; thứ năm, chấm dứt đánh bắt, khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định.
Về nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, hành động quyết liệt để khẩn trương hoàn thành việc khắc phục các tồn tại, hạn chế, thực hiện có kết quả các nhiệm vụ, giải pháp để ngăn chặn và chấm dứt khai thác IUU...
Thủ tướng nêu rõ cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, quy định, trong đó có quy định về xử lý vi phạm; đồng thời nhấn mạnh cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động người dân.
Các cơ quan chức năng cần phối hợp tốt với các nước trong kiểm soát hoạt động đánh bắt và xử lý các trường hợp vi phạm phù hợp với luật pháp quốc tế trên tinh thần nhân văn, nhân đạo, đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam và ngư dân Việt Nam.
Thủ tướng giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển và các bộ, ngành có liên quan tập trung thực hiện các biện pháp mạnh, kiên quyết không để xảy ra tình trạng tàu cá Việt Nam khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.
Bộ Công an khẩn trương củng cố hồ sơ, đưa ra truy tố các vụ việc môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Phối hợp với các cơ quan tăng cường sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong quản lý ngư dân, tàu cá, hoạt động đánh bắt…
Bộ NN&PTNT tiếp tục tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU; đặc biệt là chủ động phối hợp, hỗ trợ các địa phương trong việc đón và làm việc với Đoàn Thanh tra của EC một cách công tâm, khách quan, trách nhiệm, đảm bảo đạt kết quả tốt nhất, hướng tới sớm gỡ cảnh báo "Thẻ vàng".
Trong quá trình Đoàn Thanh tra của EC công tác tại Việt Nam, cần chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan đầy đủ, khách quan, trung thực, tận dụng mọi cơ hội giải thích, chứng minh cho Đoàn Thanh tra hiểu, nắm được hoàn cảnh, điều kiện ngành thủy sản Việt Nam (trong một nước trải qua nhiều năm chiến tranh, còn nhiều khó khăn, đất nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, việc chuyển đổi sinh kế, nghề nghiệp của người dân cần có thời gian và độ trễ), cũng như quyết tâm của Chính phủ, nỗ lực của các cơ quan liên quan của Việt Nam trong chống khai thác IUU.
"Các địa phương phải hợp tác, thẳng thắn, trung thực, khiêm tốn, cầu thị, lắng nghe, không đối phó để có kết quả tốt nhất trong đợt thanh tra của EC", Thủ tướng nhắc nhở.
Các địa phương phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành có liên quan tập trung thực hiện các biện pháp mạnh, kiên quyết không để xảy ra tình trạng tàu cá địa phương khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và lực lượng chức năng với kết quả thực hiện.
Thủ tướng yêu cầu các địa phương phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT tiến hành tổng kiểm tra, rà soát toàn bộ số lượng tàu cá, nắm được thực trạng tàu cá (số lượng đã đăng ký, đăng kiểm, cấp phép; số lượng chưa đăng ký, đăng kiểm, cấp phép hoặc hết hạn, tàu cá hoạt động trên địa bàn ngoài tỉnh; tàu cá chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình VMS...) để sàng lọc, phân loại đảm bảo theo dõi, giảm sát được toàn bộ hoạt động của đội tàu, xử lý theo quy định pháp luật đối với các trường hợp vi phạm; đặc biệt các tàu cá "3 không" (không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép).
Các địa phương theo dõi, giám sát chặt chẽ tàu cá hoạt động trên biển, đảm bảo thực hiện đúng quy định bật thiết bị VMS khi tham gia khai thác hải sản; chỉ đạo các lực lượng thực thi pháp luật, cơ quan, đơn vị liên quan mở các đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; trong đó tập trung xử lý nghiêm, triệt để các trường hợp vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, vi phạm quy định về VMS...
Cùng với đó, tổ chức thực hiện nghiêm quy định quản lý tàu cá, hoàn thành 100% đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản; cập nhật đầy đủ dữ liệu tàu cá vào Cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase), số liệu đảm bảo thống nhất tại báo cáo của địa phương và trên VNFishbase.
Kiểm soát tàu cá ra vào cảng, xuất nhập bến; giám sát chặt chẽ sản lượng thủy sản khai thác bốc dỡ qua cảng; đảm bảo 100% tàu cá cập cảng chỉ định, giám sát 100% sản lượng thủy sản khai thác. Tuân thủ nghiêm quy định về xác nhận, chứng nhận, truy xuất nguồn gốc; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân cố tình hợp thức hóa hồ sơ các lô hàng xuất khẩu.
Với ngư dân, Thủ tướng cho rằng cần đề cao ý thức, trách nhiệm công dân trong sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia đóng góp bảo vệ môi trường và phát huy nghĩa vụ công dân trong quan hệ với các nước. "Chúng ta lấy người dân là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là nguồn lực, động lực phát triển, nếu mọi người dân làm tốt, thực hiện hiệu quả thì cả nước mới làm tốt, thực hiện hiệu quả. Cần làm sao để người dân có ý thức, thực hiện nghiêm "đi khai, về báo" một cách tự giác vì lợi ích của chính mình và của cộng đồng, của đất nước", Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Cần nghiêm túc thực thi công vụ, cương quyết xử lý vi phạm nhưng chia sẻ với khó khăn của người dân, có cách làm hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện từng địa phương, điều căn bản nhất là cần chăm lo, hỗ trợ sinh kế người dân, đồng thời đề cao ý thức và trách nhiệm của người dân, tránh vì lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài, tránh vì lợi ích cá nhân, cục bộ mà quên đi lợi ích tập thể, lợi ích quốc gia, dân tộc.
PV (lược ghi)
Tin mới
Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực TMĐT Chín tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Với tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Tổng Cục QLTT và lãnh đạo Cục QLTT tỉnh Đắk Nông về công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực TMĐT. Các Đội QLTT thường xuyên theo dõi, tổ chức kiểm tra, đấu tranh với các cá nhân, tổ chức lợi dụng nền tảng điện tử để quảng bá, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng.
Tọa đàm "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử"
Chiều 23/9, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử" nhằm thảo luận về những giải pháp nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực này.
Thanh Hóa công bố tình huống khẩn cấp sạt trượt đồi Lung Đạc tại Bá Thước
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định Công bố tình huống khẩn cấp sạt trượt đồi Lung Đạc tại thôn Khung, xã Thiết Kế, huyện Bá Thước.
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 24/9
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 24/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Thanh Hóa ban hành Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt.
Thanh Hóa phát động triển khai tháng cao điểm về phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật
Sáng 23/9, tại huyện Lang Chánh, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa phối hợp với các đơn vị liên quan đã tổ chức Lễ phát động triển khai tháng cao điểm về phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm đợt 1 trong ngành giáo dục năm học 2024-2025.
Câu chuyện thương hiệu
Vĩnh Hoàn (VHC): Doanh thu tháng 8 đạt 1.172 tỷ đồng, tăng 5% so với tháng trước
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững