Công nhận 7 sản phẩm thương mại mang tính đặc trưng của Thành phố Đà Nẵng năm 2020
Sở Công Thương Thành phố Đà Nẵng cũng khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp góp phần xây dựng thương hiệu hàng hoá Đà Nẵng, hướng tới khẳng định vị trí hàng hoá Đà Nẵng tại thị trường trong nước, xa hơn là xuất khẩu.
7 sản phẩm được công nhận là sản phẩm thương mại mang tính đặc trưng của TP. Đà Nẵng năm 2020 sẽ được cấp giấy chứng nhận có giá trị trong 5 năm; sử dụng nhãn hiệu chung “Danang Value, hình” trên bao bì sản phẩm; được hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại, đầu tư trong và ngoài nước.
Ngày 1/11, Sở Công Thương TP. Đà Nẵng cho biết, UBND thành phố đã có quyết định công nhận các sản phẩm đạt “Sản phẩm thương mại mang tính đặc trưng của TP. Đà Nẵng năm 2020”.
Chương trình xét chọn “Sản phẩm thương mại đặc trưng TP. Đà Nẵng năm 2020” khởi động từ cuối tháng 10/2020, nhận hồ sơ đăng ký của đơn vị, doanh nghiệp đến hết tháng 1/2021.
Qua quá trình xét chọn với hội đồng xét chọn có sự tham gia của đại diện các Sở, ngành, do Sở Công Thương làm đơn vị thường trực, Hội đồng đã chọn ra được 7/13 sản phẩm đáp ứng các tiêu chí quy định để được công nhận là sản phẩm thương mại mang tính đặc trưng của thành phố năm 2020.
7 sản phẩm được công nhận gồm: Tảo xoắn Spidana nguyên chất sấy lạnh (HTX Công nghệ cao Mặt trời Việt); Bánh tráng Đại Cường (Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Đại Cường); Cao xoa bóp Bạch Hổ Hoạt Lạc Cao, Kem nghệ Bảo Phu Khang, Kem gừng Mẫu chi bảo, Bình xịt xua đuổi côn trùng Fly@way, Kem gót chân Bảo Linh (Công ty TNHH Đông Nam Dược Bảo Linh).
Sau khi Hội đồng xét chọn, UBND TP. Đà Nẵng cũng đã có quyết định công nhận kết quả xét chọn trên.
Chương trình xét chọn sản phẩm thương mại đặc trưng TP. Đà Nẵng là hoạt động nhằm công nhận, tôn vinh sản phẩm thương mại đặc của thành phố; hỗ trợ quảng bá, nâng cao hiệu quả thương mại; khuyến khích doanh nghiệp phát triển sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, góp phần xây dựng và quảng bá hình ảnh của thành phố, thực hiện có hiệu quả hoạt động ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Quy chế công nhận sản phẩm thương mại mang tính đặc trưng của TP. Đà Nẵng (theo Quyết định 6875/QĐ-UBND ngày 10/10/2016), sản phẩm được công nhận mang tính đặc trưng của Đà Nẵng phải thể hiện được các nét đặc trưng của thành phố; được sản xuất tại TP. Đà Nẵng hoặc có công đoạn sản xuất tại thành phố chiếm hơn 70% tổng giá trị cấu thành sản phẩm; đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng, môi trường, có bao bì đạt tiêu chuẩn về nhãn mác sản phẩm. Ngoài ra, sản phẩm phải được lưu thông ổn định trên thị trường ít nhất 2 năm tới thời điểm nộp hồ sơ; có khả năng mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân thành phố, khách du lịch trong và ngoài nước, hướng tới xuất khẩu.
Các sản phẩm thương mại đặc trưng sẽ được cấp Giấy chứng nhận có giá trị trong 5 năm tính từ thời điểm cấp; được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “DANANG VALUE, hình” trên sản phẩm, bao bì sản phẩm để quảng bá; được hỗ trợ quảng bá trên Cổng Thông tin điện tử thành phố, webiste các Sở: Công Thương, Văn hóa và Thể thao, Du lịch, Ngoại vụ; được giới thiệu trong các chuyên mục công thương, ấn phẩm xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch của thành phố; được ưu tiên vay vốn ưu đãi từ Quỹ Đầu tư phát triển thành phố cũng như được hỗ trợ tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, giao thương trong nước và quốc tế.
Việc công nhận sản phẩm thương mại đặc trưng trong bối cảnh hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá sản phẩm… gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 thể hiện sự nỗ lực của doanh nghiệp cùng thành phố trong định hướng xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với định vị thành phố. Sở Công Thương Đà Nẵng cũng khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp góp phần xây dựng thương hiệu hàng hoá Đà Nẵng, hướng tới khẳng định vị trí hàng hoá Đà Nẵng tại thị trường trong nước, xa hơn là xuất khẩu.
Đây là lần thứ 3 thành phố Đà Nẵng xét công nhận sản phẩm thương mại mang tính đặc trưng. Trong 2 lần xét chọn trước đó, đã có 10 sản phẩm của 7 đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được công nhận là sản phẩm thương mại mang tính đặc trưng của thành phố năm 2018, 2019. Hầu hết các sản phẩm được công nhận hiện đều đang duy trì hoạt động tốt, một số sản xuất đã khẳng định được chỗ đứng tại thị trường trong nước và vươn ra xuất khẩu như các sản phẩm của Công ty TNHH SX-CB-KD, XNK Hương Quế); Tổng Công ty CP dệt may Hòa Thọ.
Hoàng Gia Bảo
Tin mới
Quảng Trị: Xã Tân Thành “Trao địa chỉ nhân đạo - Tiếp sức đến trường”
Ngày 18/9, UBND xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị tổ chức Chương trình “Trao địa chỉ nhân đạo” năm 2024 với mục đích nhằm chia sẽ gánh nặng với gia đình các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em có thêm động lực vươn lên trong học tập, qua đó lan tỏa rộng khắp những việc làm ý nghĩa của các tổ chức, cá nhân, những giá trị tốt đẹp trong xã hội.
Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả bão lũ
Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai, tính đến 15h ngày 18/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 247 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn ủng hộ của Quỹ cứu trợ trung ương)...
Hà Tĩnh: Xử phạt 8 phòng khám, cơ sở thẩm mỹ
Tăng cường công tác quản lý các cơ sở y, dược ngoài công lập đang được Sở Y tế Hà Tĩnh rất quan tâm, thông qua các đợt thanh tra, kiểm tra đã kịp thời phát hiện xử lý nhiều cơ sở vi phạm.
Đề xuất quy định quản lý lao động, xây dựng thang lương, bảng lương trong DNNN
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước, trong đó đề xuất quy định quản lý lao động, xây dựng thang lương, bảng lương...
Kết quả thực hiện đề án Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2022 – 2025 có nhiều kết quả tích cực
Ngày 18/9, Đoàn Giám sát của HĐND tỉnh Lạng Sơn do Chủ tịch HĐND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thị Hậu làm trưởng đoàn tiến hành giám sát tình hình, kết quả thực hiện Đề án Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030, giai đoạn 2022 – 2025 tại Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn.
Xuất hiện vết nứt dài trên đồi ở huyện Sơn Động, di dời khẩn cấp 30 hộ dân
Trong quá trình kiểm tra, Tổ Bảo vệ an ninh trật tự thôn Tuấn Sơn, xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang phát hiện vết nứt dài trên đồi, nguy cơ sạt lở đất ảnh hưởng tới một số hộ dân thôn Tuấn Sơn sinh sống dưới chân đồi.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9