Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Công nghiệp điện tử: Phát triển theo hướng chuyên dùng

Tại Việt Nam, doanh thu ngành

THCL Tại Việt Nam, doanh thu ngành CN điện tử chiếm khoảng 80% toàn ngành công nghệ thông tin. Trên thực tế, ngành này chưa mạnh vì 90% giá trị thị trường được nắm giữ bởi các DN FDI.

Nhiều rào cản

CN điện tử (CNĐT) là ngành non trẻ của Việt Nam. Mặc dù, những linh kiện điện tử giản đơn đã được sản xuất từ những năm 1970, nhưng ngành này chỉ chính thức được phát triển cùng với sự ra đời của DN tư nhân Viettronics (1982), hoạt động lắp ráp, quy mô nhỏ.

Sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài về kỹ thuật là thách thức lớn nhất đối với sự phát triển của CNĐT Việt Nam. Thiếu nguồn nhân lực có khả năng thiết kế và thực hiện quy trình công nghệ - là rào cản khó vượt qua nhất.

Ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhìn nhận: Thực tế, khu vực tư nhân trong nước đầu tư nghiên cứu phát triển không đáng kể, trong khi các cơ quan nhà nước sử dụng công quỹ cho nghiên cứu kém hiệu quả. Thêm vào đó, chính sách thuế hiện không trợ giúp các nhà sản xuất hàng điện tử một cách tích cực. Thực tiễn hoạt động của hệ thống hải quan có khi tạo nên những trở ngại không đáng có cho DN, trái với chủ trương của Nhà nước ủng hộ ngành CN này.

Không lâu nữa, thuế nhập khẩu thiết bị toàn bộ chỉ ngang bằng hoặc thấp hơn nhập linh kiện, chưa kể đến những thách thức khi Việt Nam tham gia Hiệp định Công nghệ Thông tin mở rộng, do vậy lợi nhuận sản xuất CN còn rất thấp.

Sức ép cạnh tranh ngay trên sân nhà là thách thức rất lớn đối với các DN Việt Nam, do năng lực yếu (quy mô vốn nhỏ, kinh nghiệm quản lý kinh doanh, công nghệ còn hạn chế, năng suất lao động thấp…).

Trong các lĩnh vực có giá trị cốt lõi của CNĐT như bán dẫn, vi mạch, cơ điện tử…, Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu phát triển. CN chế tạo phụ tùng linh kiện, CN phụ trợ phát triển chậm, không đáp ứng được nhu cầu của lắp ráp. Phần lớn các loại vật tư, nguyên liệu, linh phụ kiện đều phải nhập khẩu nên phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp nước ngoài. Các DN trong nước chỉ tập trung lắp ráp và thực hiện những dịch vụ thương mại…

Hướng đi nào?

Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa cho phép một nước có thể lựa chọn để bắt đầu phát triển ở bất cứ công đoạn nào hoặc cùng một lúc phát triển nhiều công đoạn trong tiến trình trên.

Những năm gần đây, một số công ty Việt Nam như Qmobile, FPT, Viettel, FPT, BKAV... đã chú trọng hoạt động nghiên cứu phát triển hướng tới làm chủ công nghệ nguồn. Đây có thể coi là những tín hiệu tích cực nâng cao cơ hội tham gia chuỗi giá trị CNĐT lấy nguồn lực chất xám con người làm trọng tâm, hiện thực hóa tiềm năng của Việt Nam trong việc tham gia vào thị trường thiết kế và sản xuất chip điện tử phục vụ hệ thống cảnh báo, nhận dạng, cảm biến thông minh, thiết bị tích hợp nhà thông minh, không gian thông minh...

Một điểm cần lưu ý là khi tham gia vào thị trường quốc tế sau năm 2015, bên cạnh cơ hội, các DN phần cứng và điện tử Việt Nam sẽ gặp phải những thách thức đến từ các cam kết hội nhập như ASEAN+3 và tham gia các hiệp định FTA, Hiệp định công nghệ thông tin - ITA mở rộng, Hiệp định TPP...

Với việc hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các DN trong nước có thể “chen chân” vào chuỗi cung ứng linh kiện cho các nước Mỹ, Nhật Bản (Nhật Bản đang nhập linh kiện chủ yếu từ Thái Lan)... Tuy nhiên, với thuế quan giảm xuống 0%, sản xuất trong nước sẽ đứng trước sức ép cạnh tranh với hàng nhập khẩu nguyên chiếc, bởi người tiêu dùng khi đó được tiếp cận với sản phẩm nhập ngoại giá cạnh tranh.

“Thời gian tới, cần phát triển CNĐT trở thành một trong những ngành CN quan trọng của nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy quá trình CNH, HĐH đất nước. Định hướng phát triển của các DN trong nước là chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển điện tử chuyên dùng, bao gồm sản xuất sản phẩm, linh kiện, phụ tùng và sản phẩm phụ trợ cho các lĩnh vực tin học, viễn thông, điện tử y tế, điện tử CN, cơ điện tử, đo lường, tự động hóa…”, ông Hưng nhận định.

Gia Linh (Thương hiệu & Công luận)

Tin mới

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc bầu Chủ tịch UBND huyện
Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc bầu Chủ tịch UBND huyện

HĐND 3 huyện Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc vừa bầu Chủ tịch UBND huyện.

Xuất nhập khẩu An Giang giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch
Xuất nhập khẩu An Giang giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch

CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, mã AGM - sàn HOSE) vừa giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch từ ngày 10/9 đến ngày 16/9.

Xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Tập đoàn Nhựa Đông Á
Xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Tập đoàn Nhựa Đông Á

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) ra thông báo về việc xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Công ty cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á.

Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 19/9
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 19/9

Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 19/9 của các công ty chứng khoán.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết

Sau khi nghe Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.