Công bố giá bán vắc-xin COVID-19 triển vọng nhất nước Mỹ: 860.000 đồng mỗi liều, mỗi người phải tiêm 2 mũi
Tuy nhiên, sự hiệu quả của vắc-xin mRNA-1273 có thể được chứng minh sớm hơn nếu nhóm được tiêm vắc-xin có tỷ lệ nhiễm COVID-19 thấp hơn hẳn so với nhóm tiêm giả dược nước muối.
Công ty công nghệ sinh học Moderna hôm nay vừa công bố giá bán cho mỗi liều vắc-xin COVID-19 mà họ đang phát triển. Vắc-xin hiện được ký hiệu là mRNA-1273 sẽ có giá 37 USD/mũi (tương đương 860.000 VNĐ). Và bởi mỗi người sẽ phải tiêm 2 mũi vắc-xin, con số cuối cùng được đưa ra là 74 USD (tương đương 1.700.000 VNĐ).
Moderna hiện đang là đơn vị dẫn đầu cuộc đua nghiên cứu vắc-xin COVID-19 tại Mỹ. Họ đã đưa được vắc-xin mRNA-1273 của mình vào giai đoạn III thử nghiệm lâm sàng trên người, và cũng là giai đoạn cuối cùng trước khi một loại vắc-xin được cấp phép.
Với lợi thế đó, công ty công nghệ sinh học có trụ sở tại Massachusetts đã định giá vắc-xin của mình cao gấp 3 lần so với mặt bằng chung mà các đối thủ cạnh tranh đang hướng tới.
Giám đốc điều hành Moderna, Stephane Bancel cho biết ông rất tự tin vào loại vắc-xin của mình. Nó có 50% cơ hội sẽ vượt qua thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III để tiến tới thương mại hóa vào cuối năm nay.
Vắc-xin mRNA-1273 được Moderna phát triển dưới sự hợp tác với Viện Dị ứng Bệnh truyền nhiễm Quốc gia (NIAID), đơn vị trực thuộc Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH). Họ đã nhận được một khoản tài trợ lên tới 1 tỷ USD từ chính phủ liên bang cho dự án của mình.
Khác với hướng phát triển vắc-xin truyền thống, các nhà khoa học ở Moderna đã chọn hướng tiếp cận dựa trên mRNA của virus để tạo ra các mũi tiêm chống lại chúng. Đây là một công nghệ phát triển vắc-xin hoàn toàn mới.
Ý tưởng đằng sau nền tảng vắc-xin mRN là hãy cung cấp vào cơ thể và tế bào người những đoạn mã di truyền của virus mục tiêu. Trong trường hợp của mRNA-1273, các nhà khoa học đã đóng gói những mảnh mRNA của SARS-CoV-2 vào các phân tử chất béo ở kích thước nano.
Sau đó, các phân tử này được tiêm vào cơ thể, nơi các tế bào người sẽ dịch mã mRNA để tổng hợp ra protein của virus. Protein của virus không phải virus hoàn chỉnh, bởi vậy khi xuất hiện trong cơ thể người, nó không thể gây bệnh.
Nhưng những đoạn protein này lại vẫn có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch, tạo ra các kháng thể để chống lại chúng. Một khi hệ miễn dịch đã được tập huấn với các protein này, chúng sẽ nhận diện được SARS-CoV-2 và tấn công virus khi chúng tổ chức cuộc xâm lược vào cơ thể người qua phổi.
Vào ngày 14/7, các nhà nghiên cứu tại Moderna đã công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I của vắc-xin mRNA-1273 trên người. Vắc-xin được đánh giá là an toàn, về cơ bản chỉ gây ra một số tác dụng phụ nhẹ bao gồm mệt mỏi, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ và đau tại chỗ tiêm.
Sau khi tiêm vắc-xin mRNA-1273, các tình nguyện viên tham gia vào thử nghiệm đã tạo được mức kháng thể tương đương bệnh nhân nhiễm COVID-19 sau hồi phục. Các nhà khoa học của Moderna cũng quan sát thấy một số phản ứng tế bào miễn dịch T giúp người tiêm vắc-xin chống lại được virus SARS-CoV-2.
Vào ngày 27/7, Moderna và Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ cho biết họ đã đẩy vắc-xin của mình vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III và cũng là giai đoạn thử nghiệm cuối cùng.
Trong giai đoạn này, họ sẽ tuyển dụng khoảng 30,000 người tình nguyện viên và chia họ thành 2 nhóm. Một nhóm sẽ nhận được 2 mũi tiêm 100 microgam vắc-xin mRNA-1273 cách nhau 28 ngày. Nhóm đối chứng còn lại chỉ được tiêm giả dược là nước muối sinh lý.
Tình nguyện viên sau đó được gửi về nhà và sinh hoạt bình thường. Các nhà nghiên cứu sẽ gọi điện cho họ thường xuyên để cập nhật các tác dụng phụ của vắc-xin nếu gặp phải. Quá trình theo dõi sẽ kéo dài tới 2 năm sau mũi tiêm cuối cùng.
Tuy nhiên, sự hiệu quả của vắc-xin mRNA-1273 có thể được chứng minh sớm hơn nếu nhóm được tiêm vắc-xin có tỷ lệ nhiễm COVID-19 thấp hơn hẳn so với nhóm tiêm giả dược nước muối.
Moderna hi vọng sẽ có được kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III của vắc-xin mRNA-1273 ngay trong năm nay. Và họ thậm chí không chờ đợi để khởi động ngay quá trình sản xuất hàng loạt.
Giám đốc điều hành Stéphane Belon cho biết Moderna có thể cung cấp hàng triệu liều vắc-xin ngay khi được FDA bật đèn xanh, sớm nhất là trong mùa thu này. Đây là một cuộc đánh cược thực sự, bởi nếu thử nghiệm thất bại, công ty sẽ phải tiêu hủy toàn bộ lô vắc-xin của mình.
Rủi ro có thể đã được Moderna tính vào giá của vắc-xin mRNA-1273. Trong một cuộc họp hôm qua, các giám đốc của Moderna cho biết họ sẽ tính phí từ 32 đến 37 USD cho mỗi liều vắc-xin ngay từ giai đoạn thử nghiệm này.
Mức giá được cho là cao gần gấp đôi đối thủ của họ, hãng dược phẩm khổng lồ Pfizer của Hoa Kỳ cũng đang nghiên cứu vắc-xin COVID-19 cho biết nếu họ thành công, vắc-xin sẽ được bán ra với giá chỉ 19,5 USD/liều.
Tại Anh, liên minh Sanofi và GlaxoSmithKline cũng đang phát triển các loại vắc-xin COVID-19 với giá bán chỉ gần 11 USD/liều.
"Chúng tôi sẽ không bán vắc-xin với giá gốc", chủ tịch Moderna, Tiến sĩ Stephen Hodge cho biết. Một yếu tố mà Moderna phải đối mặt đó là chi phí sản xuất. Họ hiện đang chỉ là một công ty nhỏ, nhỏ hơn rất nhiều so với các hãng dược khổng lồ như Pfizer. Quy mô nhà xưởng có thể đã không cho phép Moderna sản xuất vắc-xin COVID-19 với giá thành rẻ hơn.
Giám đốc điều hành của Moderna Stephanie Basel cho biết trong tình hình đại dịch hiện nay, giá của vắc-xin mRNA-1273 thực sự đã rẻ hơn rất nhiều so với giá trị mà nó mang lại. "Chúng tôi đang làm việc với chính phủ Mỹ và các chính phủ trên khắp thế giới để đảm bảo họ có thể mua được vắc-xin", Basel nói.
Trước mắt, Moderna đã ký được một hợp đồng với chính phủ Hoa Kỳ để cung cấp 11 triệu liều vắc-xin mRNA-1273 nếu nó vượt qua được giai đoạn thử nghiệm cuối cùng. Đại diện công ty cho biết trong tương lai nếu có đơn đặt hàng lớn hơn, họ chắc chắn sẽ hạ giá trên mỗi liều vắc-xin bán ra.
Các nhà phân tích chứng khoán tại công ty nghiên cứu độc lập Trefis ước tính Moderna có thể đạt được mức tỷ suất lợi nhuận khi bán vắc-xin COVID-19 khoảng 14,5%. Từ nay cho tới cuối năm 2021, công ty công nghệ sinh học này có thể nâng năng suất sản xuất lên tới 800 triệu liều vắc-xin mỗi năm và thu về một khoản lợi nhuận 3,5 tỷ USD.
Theo ZKnight
Tin mới
Mỹ quyết định tăng thuế đối với xe điện và một số loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc
Quyết định này đánh dấu sự kết thúc của quá trình xem xét kéo dài hơn 2 năm đối với thuế quan do cựu Tổng thống Donald Trump áp đặt.
Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy giải ngân hết vốn đầu tư công cuối năm 2024
Chiều 13/9, UBND tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức Hội nghị nhằm đánh giá tình hình giải ngân vốn đầu tư công trong 8 tháng đầu năm, đồng thời thảo luận về các giải pháp thúc đẩy tiến độ giải ngân cho những tháng còn lại của năm.
Tiếp tục hỗ trợ Yên Bái 30 tỷ đồng khắc phục hậu quả mưa lũ
Ngày 14/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký quyết định hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 cho tỉnh Yên Bái. Đây là một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề do đợt mưa lũ, thiên tai.
Công an triển khai hiệu quả đề án phòng, chống tội phạm ma túy ở các xã biên giới
Lực lượng Công an triển khai rất hiệu quả đề án phòng chống tội phạm ma túy ở các xã biên giới. Theo đó, tất cả các xã biên giới triển khai làm sạch ma túy, cai nghiện cho các đối tượng nghiện, quan tâm đến an sinh xã hội, chú trọng tuyên truyền người dân không tham gia các hành vi vi phạm.
Đoàn kiểm tra của EU sắp thanh tra trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam
Dự kiến đoàn thanh tra EU trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản sẽ thanh tra từ ngày 24/9 đến 17/10 để đánh giá hoạt động của chương trình kiểm soát dư lượng của Việt Nam đối với các sản phẩm được phép xuất khẩu sang EU cụ thể là thủy sản nuôi và mật ong.
Tám tháng đầu năm, TikTok, Facebook và loạt ông lớn nộp hơn 6.200 tỷ đồng tiền thuế
Theo thông tin Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) công bố, hiện có 106 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký thuế qua cổng thông tin điện tử, tăng 10 đơn vị so với lần cập nhật cuối tháng trước. Danh sách các nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế gồm Google, Meta (Facebook), Microsoft, TikTok, Netfix, Apple...
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới