Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Có thể xử lý hình sự đối với hành vi “găm hàng” chờ lên giá để trục lợi trong kinh doanh xăng dầu

Đối với hành vi "găm hàng” trước mỗi kỳ xăng dầu điều chỉnh giá với mong chờ giá xăng tăng, bán được nhiều tiền hơn để trục lợi của tổ chức, cá nhân kinh doanh xăng dầu, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thời gian qua, tại một số địa phương diễn ra tình trạng nhiều doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu đóng cửa hoặc tạm ngừng kinh doanh; gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý và đời sống sinh hoạt của người dân.

Nguyên nhân là do nguồn cung đầu vào bị thiếu hoặc cũng có khả năng một số cửa hàng găm hàng để chờ xăng lên giá nhằm trục lợi.

Nói về hiện tượng một số cửa hàng xăng dầu có dấu hiệu đầu cơ, tích trữ, bán cầm chừng... khiến cho thị trường trở nên bất ổn, luật sư Quách Thành Lực, Giám đốc Công ty luật Pháp trị cho biết: Theo cách hiểu phổ thông, "găm" xăng dầu có thể hiểu là khi các cây xăng đồng loạt đóng cửa sớm, đóng cửa không bán, số khác bán cầm chừng, nhỏ giọt. Hay nhiều cửa hàng còn xăng dầu nhưng tích trữ không bán cho người dân và có dấu hiệu giữ hàng chờ tăng giá.

Về xử lý hành chính, chế tài xử phạt được áp dụng theo Điều 32 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/08/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo đó, các hành vi cắt giảm địa điểm hay phương thức bán hàng (từ bán buôn sang bán lẻ) khác trước đó; quy định, niêm yết, bán hàng theo định lượng, đối tượng mua hàng khác trước đó; cắt giảm thời gian bán hàng, thời gian cung ứng hàng hóa khác với thời gian trước đó; cắt giảm lượng hàng hóa bán ra thị trường; ngừng bán hàng hóa ra thị trường, thì phạt tiền ở mức 5-30 triệu đồng.

Nếu có hành vi găm hàng, chờ lên giá để trục lợi của các cửa hàng xăng dầu sẽ bị xử lý như thế nào?
Nếu có hành vi găm hàng, chờ lên giá để trục lợi của các cửa hàng xăng dầu có thể bị xử lý hình sự. (Ảnh minh họa)

Về xử lý hình sự, theo khoản 1 Điều 196 (Tội Đầu cơ) Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính sẽ bị phạt tiền, phạt tù. 

Trường hợp, nếu đối tượng mua vét hàng hóa tại thời điểm giá xăng, dầu tăng, sau đó bán lại thu lời bất chính là hành vi Đầu cơ.

Phạm tội trong trường hợp hàng hóa trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng; thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng thì có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội trong trường hợp hàng hóa trị giá 3 tỷ đồng trở lên; thu lợi bất chính 1 tỷ đồng trở lên hoặc tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tiền từ 1,5 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. 

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 Đối với pháp nhân thương mại quy định tại Điều này, thì bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 9 tỷ đồng, bị cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm

Trước đó, ngày 02/11/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Công điện số 1039/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc quản lý, điều hành mặt hàng xăng dầu.

Để khắc phục tình trạng trên và bảo đảm thị trường xăng dầu hoạt động ổn định, lành mạnh, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tiếp tục chủ động bám sát diễn biến thị trường và quy định pháp luật trong công tác quản lý, điều hành mặt hàng xăng dầu để sớm khắc phục tình trạng nêu trên; bảo đảm nguồn cung xăng dầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân trong mọi tình huống.

Chủ động bám sát diễn biến thị trường và quy định pháp luật trong công tác quản lý, điều hành mặt hàng xăng dầu để sớm khắc phục tình trạng nêu trên; bảo đảm nguồn cung xăng dầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân trong mọi tình huống…

Thiên Trường

Bài liên quan

Tin mới

Tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát
Tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát

Tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá.

ASEAN BAC đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng ASEAN tự cường, gắn kết
ASEAN BAC đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng ASEAN tự cường, gắn kết

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ASEAN BAC cùng Chính phủ và nhân dân các nước ASEAN thực hiện 5 đồng hành.

Tiên Yên nỗ lực khắc phục hậu quả mưa bão tại các trường học
Tiên Yên nỗ lực khắc phục hậu quả mưa bão tại các trường học

Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều trường học của huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh bị tốc mái, vỡ cửa kính, hỏng thiết bị dạy học, đổ tường, hàng rào... Với nỗ lực cao nhất và chỉ đạo sát sao của huyện, các trường đã huy động lực lượng tập trung khắc phục hậu quả, nhằm đón các học sinh trở lại trường sớm nhất.

Du lịch Quảng Ninh nỗ lực vượt bão, sẵn sàng đón khách
Du lịch Quảng Ninh nỗ lực vượt bão, sẵn sàng đón khách

Với những nỗ lực khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão số 3, các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang từng bước đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực, sẵn sàng cao nhất để đón khách du lịch.

Quảng Ninh: Tổng vệ sinh môi trường toàn tỉnh vào 2 ngày thứ 7, chủ nhật (14-15/9)
Quảng Ninh: Tổng vệ sinh môi trường toàn tỉnh vào 2 ngày thứ 7, chủ nhật (14-15/9)

Để khắc phục ô nhiễm môi trường do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, sớm đưa hoạt động sản xuất, sinh hoạt trở lại bình thường, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 2651/UBND-QHTN&MT về việc thực hiện tổng vệ sinh môi trường (VSMT) và đảm bảo công tác bảo vệ môi trường (BVMT) sau ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão trên địa bàn toàn tỉnh.

Bắc Giang chủ động triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh sau lũ
Bắc Giang chủ động triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh sau lũ

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhiều địa phương trong tỉnh bị ngập lụt, chia cắt. Để bảo đảm sức khỏe người dân, phòng ngừa dịch bệnh phát sinh sau lũ, ngành Y tế chủ động ứng trực, bảo đảm đủ cơ số thuốc, vật tư, phương tiện kịp thời triển khai các biện pháp xử lý vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh.