Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: “Vấp” nhiều rào cản
Theo Bộ Tài chính, trong 3 tháng đầu năm, có 7 DNNN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH; thu về 14.000 tỷ đồng từ thoái vốn nhà nước tại DN. Song trên thực tế, còn tồn tại nhiều rào cản làm chậm tiến trình CPH các DNNN, đòi hỏi cần có động thái quyết liệt hơn từ phía các cơ quan quản lý.
Thu về 14.236 tỷ đồng thoái vốn
Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, trong phương án CPH được cấp có thẩm quyền phê duyệt, vốn điều lệ của 7 DNNN thoái vốn trong quý I/2017 là 693,5 tỷ đồng. Trong đó, Nhà nước nắm giữ 328,2 tỷ đồng, bán cho nhà đầu tư chiến lược 265,7 tỷ đồng, bán cho người lao động 8,5 tỷ đồng, tổ chức công đoàn 4,7 tỷ đồng, số lượng cổ phần bán đấu giá công khai là 86,3 tỷ đồng.
Trong 3 tháng đầu năm, các đơn vị đã thoái được 3.072 tỷ đồng, thu về 14.236 tỷ đồng, bao gồm cả các khoản thoái vốn năm 2016, các đơn vị mới báo cáo trong 3 tháng đầu năm 2017. Trong đó, đã thoái vốn tại 5 lĩnh vực nhạy cảm được 35,8 tỷ đồng, thu về 36,3 tỷ đồng; thoái vốn đầu tư ở DN khác được 1.703 tỷ đồng, thu về 2.061 tỷ đồng; SCIC đã bán vốn tại 15 DN với giá trị là 1.333 tỷ đồng, thu về 12.139 tỷ đồng.
Ảnh minh họa
Liên quan đến việc hoàn thiện hành lang pháp lý phục vụ tiến trình CPH, cùng với Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg làm cơ sở để các đơn vị triển khai công tác CPH, tái cơ cấu trong giai đoạn 2016 - 2020, các cơ chế, chính sách cơ bản đã hoàn thiện. Bộ Tài chính đã xây dựng và trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định số 59/2011/NĐ-CP về CPH DNNN và Đề án tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2016 - 2020 để làm tiền đề cho công tác này trong thời gian tới.
Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, tuy hành lang pháp lý đã có và việc hướng dẫn cũng được triển khai khá tích cực, toàn diện, song quá trình sắp xếp, CPH, tái cơ cấu thời gian qua vẫn bộc lộ một số bất cập. Trong đó, quan trọng nhất là một số bộ, ngành, địa phương, DN chưa tích cực, chủ động chỉ đạo triển khai thực hiện khiến tiến độ tái cơ cấu DNNN chưa đáp ứng được yêu cầu và kế hoạch đề ra. Tỷ lệ vốn nhà nước tại các công ty cổ phần còn cao do lượng cổ phần chào bán ra công chúng đạt thấp so với phương án CPH DN. Mặt khác, số lượng DN thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối khi CPH còn lớn nên làm giảm mức độ hấp dẫn tham gia của nhà đầu tư và nhà đầu tư lớn cũng là rào cản của quá trình CPH khối DN này.
Hiệu quả hoạt động của DNNN cũng chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ; việc bàn giao các DN đã CPH về SCIC còn chậm; việc thoái vốn, giảm tỷ lệ vốn nhà nước đầu tư tại các DN theo tiêu chí phân loại DNNN chậm được triển khai. Nhiều DN sau khi sắp xếp lại, CPH, chuyển đổi sang công ty TNHH MTV chưa có sự đổi mới thực chất về quản trị kinh doanh đã khiến mục tiêu CPH DNNN chưa đạt được như kỳ vọng.
Gắn trách nhiệm của người đứng đầu
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh CPH, tái cơ cấu DNNN, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương, DN cần quán triệt sâu sắc hơn các nghị quyết của Đảng, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị và nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, từ đó xác định sắp xếp, đổi mới, CPH DNNN là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm.
Ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) cho rằng, việc xác định trách nhiệm cá nhân trong thực hiện sắp xếp, CPH, thoái vốn nhà nước tại DN cần phải rõ ràng hơn. Bộ trưởng các bộ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chủ tịch hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế phải chịu trách nhiệm hành chính trước Thủ tướng Chính phủ nếu xảy ra chậm trễ. Đồng thời, các đơn vị cần xử lý nghiêm lãnh đạo DNNN, người đại diện phần vốn nhà nước tại DN không nghiêm túc thực hiện hoặc thực hiện không có kết quả sắp xếp, CPH, thoái vốn nhà nước tại DN và nhiệm vụ được giao trong quản lý, điều hành DN; trường hợp thực hiện không đúng quy định, sai mục đích, kém hiệu quả, gây thất thoát, thua lỗ vốn và tài sản của Nhà nước thì phải bồi thường và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Theo các chuyên gia kinh tế, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2016 - 2020, các đơn vị cần xây dựng kế hoạch, lộ trình tổ chức triển khai CPH khối DNNN và kịp thời báo cáo các cơ quan chức năng về những khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện. Đối với các đơn vị triển khai không đúng tiến độ hoặc chậm triển khai CPH theo kế hoạch, cần có biện pháp xử lý nghiêm, qua đó bảo đảm tiến độ CPH theo đúng lộ trình.
Quang Nam
Tin mới
Dự báo giá vàng tăng trong tuần tới
Vàng miếng SJC kết thúc tuần giao dịch thứ hai của tháng Chín với diễn biến đi ngang. Chuyên gia Trương Vy Tuấn, Giavang.net cho hay, thị trường vàng miếng tuần này đi ngang, không có bất kì biến động nào trước diễn biến tăng giá mạnh của thị trường vàng thế giới. Sang tuần, khả năng giá vàng miếng sẽ tăng mạnh khi giá vàng tiếp tục lập đỉnh mới do quyết sách hạ lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Thị trường chứng khoán Việt Nam ra sao sau bão Yagi?
Thống kê của Công ty Chứng khoán VNDIRECT cho thấy, VN-Index khởi đầu tuần từ 9/9-13/9/2024, tuần sau khi bão Yagi đổ bộ vào nước ta, giảm 0,5% xuống 1.267,7 điểm khi chốt phiên ngày 9/9. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với tỷ lệ mã tăng/giảm giá là 104/282.
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 khoảng 7% với 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp
Thủ tướng nhiều lần nghẹn giọng, bật khóc khi đề cập tới sự tàn phá, hậu quả nặng nề và những mất mát, thiệt hại của người dân, của đất nước.
Các mẫu iPhone và iPad đời cũ chạy iOS 16 sẽ không nhận được sự hỗ trợ từ Netflix trong thời gian tới
Người dùng iPhone, iPad buộc phải nâng cấp lên iOS 17 hoặc thay mới các mẫu iPhone và iPad đời cũ để nhận được sự hỗ trợ từ Netflix.
Lừa đảo thông qua Google voice để chiếm đoạt tài sản
Đã xuất hiện hình thức lừa đảo mới nhắm vào số điện thoại của người dân, thông qua dịch vụ điện thoại Google Voice...
Bão Yagi gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng, GDP cả năm giảm 0,15%
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, ngoài thiệt hại nghiêm trọng về người, ước tính sơ bộ thiệt hại về tài sản do bão số 3 - Yagi gây ra khoảng 40.000 tỷ đồng, ước cả năm tăng trưởng GDP có thể giảm 0,15% so với kịch bản ước tăng trưởng có thể đạt 6,8-7%.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới