Cơ chế nào cho các dự án điện gió, điện mặt trời dở dang, không kịp hưởng giá FIT?
Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng chấp thuận để nhà đầu tư dự án điện gió, điện mặt trời dở dang, đàm phán giá điện và hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN.
Theo trình bày của Bộ Công Thương thì vẫn có nhiều dự án, hoặc phần dự án điện gió, điện mặt trời đã triển khai trên thực tế, nhưng không kịp thời hạn được hưởng giá FIT.
Có 62 dự án điện gió với tổng công suất 3.479 MW đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN nhưng do giá FIT hết hạn nên chưa có giá bán điện và 05 dự án hoặc một phần dự án điện mặt trời với tổng công suất 452,62 MW đang chờ xác định giá điện. Ngoài ra, cũng có một số dự án khác đang triển khai dở dang.
Vì vậy, Bộ Công Thương cho rằng, để tránh lãng phí đầu tư xã hội, cần thiết phải xác định cơ chế giá điện cho các dự án.
Theo đó, Bộ này đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ 04 vấn đề để giải quyết dứt điểm cơ chế cho các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư, đồng thời định hướng cơ chế cho các dự án điện gió, điện mặt trời trong tương lai.
Cụ thể, với các dự án án chuyển tiếp, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cơ chế đã được báo cáo tại văn bản số 17 (ngày 27/01/2022). Nghĩa là nhà đầu tư các dự án chuyển tiếp tiến hành đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện với EVN trong khung giá phát điện và hướng dẫn do Bộ Công Thương ban hành.
Với các dự án điện gió và mặt trời sẽ triển khai trong tương lai, Bộ này đề nghị chấp thuận áp dụng cơ chế đàm phán giá điện và hợp đồng mua bán điện tương tự như các dự án chuyển tiếp như nêu trên. Điều này là nhằm đảm bảo tính thống nhất của hành lang pháp lý với các dự án.
Còn đối với các dự án đã được công nhận vận hành thương mại, Bộ đề nghị Thủ tướng có văn bản chỉ đạo để Bộ Công Thương có cơ sở hướng dẫn việc rà soát, xem xét lại hợp đồng giữa EVN và các chủ đầu tư nhằm hài hòa lợi ích giữa bên bán – bên mua – người tiêu dùng điện và nhà nước.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ có quyết định bãi bỏ các Quyết định số 13 về cơ chế phát triển điện mặt trời, Quyết định 37 và Quyết định số 39 về cơ chế phát triển điện gió. Giao Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tư pháp chuẩn bị Dự thảo Quyết định, xin ý kiến các bộ, ngành, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ Công Thương giải thích cho các trình bày trên là do phương án EVN đấu thầu mua điện chưa rõ cơ sở pháp lý, do đó, các đề xuất trên sẽ đảm bảo tuân thủ Luật và văn bản liên quan.
Theo Bộ Công Thương, cơ chế đấu thầu mua điện của các dự án đã có chủ đầu tư, đã triển khai dở dang chưa được quy định trong các văn bản pháp luật, bao gồm: Luật Điện lực, Luật Giá, Luật Đấu thầu, Luật Đấu giá tài sản và các văn bản hướng dẫn liên quan. Nếu xây dựng quy định thì sẽ là qui định mới hoàn toàn.
Bộ Công Thương còn cho biết, đối với phương án đấu thầu mua điện, trong quá trình xây dựng, Bộ Công Thương nhận được nhiều phản hồi của các nhà đầu tư, hầu hết phản ứng mạnh, biểu lộ sự không đồng tình.
"Các ý kiến cho rằng, việc đấu thầu mua điện trong thời gian mấy năm là chưa có căn cứ pháp lý vững chắc, ảnh hưởng đến tính toán dòng tiền, khả năng hoàn vốn và trả nợ ngân hàng của các dự án đã triển khai", Bộ Công Thương cho hay.
Theo thống kê của EVN và các địa phương, trong tổng số 78.121 MW công suất lắp đặt nguồn điện hiện có trên toàn quốc có 16.545 MW điện mặt trời (gồm 8.904 MW điện mặt trời tập trung và 7.660 MW điện mặt trời mái nhà) cùng 4.126 MW điện gió đã vào vận hành, đã được hưởng giá FIT (giá mua điện ưu đãi) theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
C.H (t/h)
Tin mới
Đã có hơn 20 nước và tổ chức quốc tế hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Theo Bộ Ngoại giao, đến nay đã có hơn 20 nước và tổ chức quốc tế quyết định hoặc dự kiến hỗ trợ với tổng giá trị hơn 22 triệu USD (khoảng 550 tỷ đồng) và nhiều trang thiết bị, nước sạch, vệ sinh…để Việt Nam nhanh chóng khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất: Tập trung tổng lực hoàn thành trong tháng 3/2025
Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) vừa tổ chức lễ sơ kết thi đua 120 ngày đêm hoàn thành kết cấu thép mái chính nhà ga T3 Cảng Hàng không quốc tế (sân bay) Tân Sơn Nhất, đồng thời tiếp tục phát động 90 ngày đêm hoàn thành toàn bộ mái, tường kính và đóng điện công trình.
Đà Nẵng: Thăm, tặng quà Trung thu cho trẻ em nạn nhân chất độc da cam
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Đình Vĩnh ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực của tập thể cán bộ, nhân viên trung tâm trong công tác chăm sóc, nuôi dạy hơn 90 em là nạn nhân chất độc da cam.
Thời tiết ngày 18/9: Miền Trung mưa lớn, cục bộ có nơi trên 400mm
Dự báo, từ trưa ngày 18/9 đến đêm 19/9, khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-250mm, cục bộ có nơi trên 400mm.
Dự báo: Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão cấp 8, giật cấp 10
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Thanh Hóa triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa mưa lũ
Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra tình trạng ngập lụt tại một số địa phương, ngành y tế đang chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường trong và sau mưa lũ.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9