Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cơ cấu lại nền kinh tế không thể tách rời câu chuyện phòng, chống dịch Covid-19

Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế thời gian phải gắn liền với công tác phòng chống dịch bởi chưa ai có thể khẳng định thời điểm kết thúc đại dịch...

Các đại biểu tham dự phiên họp trực tuyến của Quốc hội tại hội trường Diên Hồng. Ảnh: Quochoi.vn
Các đại biểu tham dự phiên họp trực tuyến của Quốc hội tại hội trường Diên Hồng. Ảnh: Quochoi.vn

Mới đây, tại thảo luận trực tuyến về dự kiến Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng việc cơ cấu lại nền kinh tế phải đặt trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 và gắn với công tác phòng, chống dịch, điều trị bệnh cho người dân cũng như phục hồi, phát triển nền kinh tế.

Nêu quan điểm về vấn đề này, đại biểu Trần Văn Sáu (Đồng Tháp) cho rằng cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 5 năm tới thích ứng với trạng thái bình thường mới đang đặt ra nhiều vấn đề. Cụ thể là thị trường tài chính diễn biến có chiều hướng xấu, chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa bị đứt gãy cục bộ, thị trường lao động còn rối ren, đời sống người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch bệnh. Do đó, đại biểu cho rằng kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 không thể tách rời câu chuyện phòng, chống dịch bệnh Covid-19, không chỉ 5 năm mà còn có thể lâu dài hơn.

“Để cơ cấu lại nền kinh tế, chúng ta cần có đánh giá kỹ tác động của dịch bệnh đối với mọi mặt đời sống xã hội, đánh giá một cách toàn diện, kể cả việc Chính phủ cần có chiến lược dài hạn về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid”, đại biểu Trần Văn Sáu nêu ý kiến.

Cũng quan tâm tới yếu tố bền vững của kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế, đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) đề nghị Chính phủ bổ sung đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 với những dự báo mới nhất về biến thể Delta và Delta Plus, cập nhật tình hình về khả năng lây lan dịch bệnh ở một số quốc gia, kể cả ở những quốc gia có độ bao phủ vaccine và năng lực y tế cao.

Theo đại biểu Nguyễn Tạo, cần đánh giá thực chất về năng lực y tế, kể cả dự kiến tăng cường trong tương lai, gắn với độ che phủ vaccine trong nước để đáp ứng yêu cầu phát triển bình thường và sống chung cùng với dịch bệnh.

“Cùng với đó phải dự về sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam, kể cả chính sách tiêm chủng mũi tăng cường và dự kiến độ che phủ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em trong độ tuổi quy định, tình hình khủng hoảng năng lượng, giá xăng dầu, thép, phân bón, vật liệu xây dựng tăng cao trong thời gian vừa qua hay vấn đề chuyển dịch lao động ra khỏi TP.HCM và các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, nơi tập trung các khu công nghiệp sau đại dịch lần thứ tư. Từ đó, chúng ta đánh giá lại những căn cứ, có căn cứ, cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch trong điều kiện có nhiều biến động nhanh và khó lường hiện nay và trong tương lai”, đại biểu Nguyễn Tạo nêu ý kiến.

Cũng băn khoăn việc gắn liền những tác động của dịch bệnh với kế hoạch kinh tế thơi gian tới, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) cho biết trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế 2021-2025 có những mục tiêu trong kế hoạch được đưa ra, kể cả khi đã dự báo trước là không đạt được. Cụ thể là mục tiêu dự kiến có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2025.

Theo đại biểu, Báo cáo của Chính phủ đã có ghi chú dự báo triển vọng phục hồi kinh tế, mục tiêu đến 2025 số lượng doanh nghiệp hoạt động khoảng 1,3 triệu doanh nghiệp là phù hợp với tình hình thực tế. Bên cạnh đó, theo Cục việc làm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá trong 7 tháng đầu năm, có nghĩa là chưa đánh giá đến giai đoạn hiện tại, doanh nghiệp rút ra khỏi thị trường cao hơn số doanh nghiệp thành lập mới. Trung bình mỗi tháng có khoảng 11,3 nghìn doanh nghiệp rút khỏi thị trường.

“Như vậy, con số 1,5 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2025 thì dự kiến kế hoạch của Chính phủ có ý nghĩa ra sao, khi dự báo biết trước là chúng ta sẽ không đạt. Việc hoạch định này có bám sát với thực tế chưa để đến khi triển khai thực hiện nhiệm vụ không hoàn thành thì ta lại ngồi lại với nhau để phê bình nhau về những chuyện mà ta đã biết trước. Đề nghị Chính phủ cần phải phân tích, làm rõ vấn đề trên”, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé phát biểu.

Tại phiên thảo luận, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cũng quan tâm về việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, du lịch, phát triển lực lượng lao động... đặt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn gây ảnh hưởng dài hạn tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.

Trước đó, ngày 29/10, Quốc hội nghe và thảo luận tại tổ về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 và báo cáo thẩm tra nội dung này.

P.T

 
Bài liên quan

Tin mới

Huyện Lâm Bình - Tuyên Quang: Cấm người và phương tiện tham gia giao thông qua đèo Kéo Nàng
Huyện Lâm Bình - Tuyên Quang: Cấm người và phương tiện tham gia giao thông qua đèo Kéo Nàng

Do mưa lớn kéo dài, tại km 209+900 ĐT.185 (khu vực đèo Kéo Nàng, xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang) bị sạt lở, gây nguy hiểm cho người và phương tiện qua lại...

Tạm dừng giao thông qua bến phà Đình Khao từ ngày 24 - 27/9/2024
Tạm dừng giao thông qua bến phà Đình Khao từ ngày 24 - 27/9/2024

Khu Quản lý đường bộ IV - Cục đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông vân tải) có thông báo về việc tạm dừng hoạt động bến phà Đình Khao để sửa chữa, thay thế ponton 500K, phao phụ 500K-P ở 2 bên bờ...

Bảo Việt ủng hộ 5 tỷ đồng gửi đến đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra
Bảo Việt ủng hộ 5 tỷ đồng gửi đến đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra

Để kịp thời chung tay cùng đồng bào các tỉnh miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi) gây ra, Bảo Việt đã trích quỹ an sinh xã hội của Tập đoàn và các đơn vị thành viên để ủng hộ 5 tỷ đồng cho các tỉnh bị ảnh hưởng cơn bão số 3.

Đưa quan hệ Việt-Lào phát triển đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả trên các lĩnh vực
Đưa quan hệ Việt-Lào phát triển đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả trên các lĩnh vực

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith đã cùng nhìn lại và bày tỏ vui mừng trước những phát triển mới quan trọng trong quan hệ giữa hai đảng, hai nước và kết quả hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào thời gian qua, trong đó nhiều công trình, dự án đã được triển khai hiệu quả; đi sâu trao đổi phương hướng thúc đẩy hợp tác nhằm đưa quan hệ Việt-Lào phát triển đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả trên các lĩnh vực.

Vĩnh Phúc: Linh hoạt điều chỉnh lịch học và phương thức học tập trong tình huống thiên tai khẩn cấp
Vĩnh Phúc: Linh hoạt điều chỉnh lịch học và phương thức học tập trong tình huống thiên tai khẩn cấp

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành Văn bản số 1484 về việc tập trung ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất và tổ chức hoạt động dạy học đảm bảo an toàn cho học sinh...

Nhà đầu tư ngoại tiếp tục bán ròng hơn 380 tỷ đồng trong phiên 10/9
Nhà đầu tư ngoại tiếp tục bán ròng hơn 380 tỷ đồng trong phiên 10/9

Chuỗi bán ròng hàng trăm tỷ đồng mỗi phiên của nhà đầu tư ngoại vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt và tâm điểm giao dịch trong phiên 10/9 tiếp tục là các cổ phiếu bluechip.