CIEM: Cần tập trung đổi mới hệ thống thể chế kinh tế
Ngày 17/10, trong khuôn khổ Chương trình “Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Refrom), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo “Kinh tế Việt Nam: Tiếp tục khơi dòng cải cách và củng cố niềm tin đầu tư”.
Theo đó, đưa ra nhiều đánh giá diễn biến kinh tế vĩ mô quý III, cũng như cập nhật triển vọng cả năm 2018; phân tích sâu, dựa trên bằng chứng định tính/hoặc định lượng, về một số vấn đề kinh tế nổi bật hiện nay; đưa ra kiến nghị một số định hướng đổi mới kinh tế (bao gồm cả thể chế kinh tế) và điều hành kinh tế vĩ mô trong các tháng cuối năm 2018 và các năm tiếp theo.
Theo báo cáo của CIEM, tốc độ tăng GDP đạt 6,88% trong quý III và 6,98% trong 9 tháng đầu năm, cao hơn cùng kỳ nhiều năm trước đó. Áp lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong quý IV giảm đáng kể. Dù vậy, Việt Nam vẫn chưa trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao từng đạt được trong giai đoạn 1990-2006.
Bước vào quý III/2018, Chính phủ đã có những nhìn nhận lại về bối cảnh kinh tế mới và có những động thái chính sách nhanh và linh hoạt hơn. Chính phủ vẫn nhấn mạnh ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô trong những tháng cuối năm, qua đó tạo môi trường ổn định và thuận lợi cho việc tiếp tục cải thiện nền tảng về phía cung.
Cùng với định hướng lớn về tái cơ cấu kinh tế là việc đẩy mạnh cải cách thể chế, tháo gỡ khó khăn, cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, đổi mới và sáng tạo..., gắn với cân nhắc và truyền thông về nhiều kịch bản ứng phó với biến động thương mại - đầu tư – tài chính thế giới. Nhờ đó, ngay trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang, môi trường đầu tư – kinh doanh của Việt Nam vẫn được cải thiện; niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vẫn tích cực.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục duy trì đà phục hồi, tăng 3,46% so cùng kỳ nhờ một số yếu tố như giá bán sản phẩm ổn định, thị trường xuất khẩu được mở rộng, hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu ngành, và việc triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy nông nghiệp sáng tạo và đổi mới.
Khu vực công nghiệp – xây dựng lấy lại đà tăng trưởng vững chắc hơn, đạt 8,61%. Tốc độ tăng GDP chung có thể cao hơn nếu đóng góp (điểm phần trăm) của phân ngành khai khoáng tương đương với mức trung bình của giai đoạn 2011-2015. Tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ đạt 6,87%, giảm so cùng kỳ các năm 2016-2017. Cơ cấu các ngành kinh tế biến động không nhiều.
Song bên cạnh đó, quý III chứng kiến những diễn biến phức tạp hơn của chỉ số giá tiêu dùng, giảm 0,09% trong tháng 7, sau đó tăng lần lượt 0,45% và 0,59% trong các tháng 8 và 9. CPI bình quân tăng 4,14% trong quý và 3,57% trong 9 tháng đầu năm. Dù có lo ngại về rủi ro lạm phát tại một số thời điểm, mục tiêu lạm phát năm 2018 (bình quân 4%) có khả năng đạt được.
Ông Nguyễn Anh Dương – Trưởng ban Chính sách Kinh tế vĩ mô cho rằng: “Cần quản lý dòng vốn đầu tư ở mức vừa đủ sao cho phù hợp với sự hấp thụ của nền kinh tế”.
Kết quả dự báo cho thấy tăng trưởng kinh tế năm 2018 có thể đạt mức 6,88%. Tăng trưởng xuất khẩu cả năm dự báo ở mức 13,34%. Thặng dư thương mại dự báo ở mức 5,1 tỷ USD. Lạm phát bình quân năm 2018 đạt 3,97%. Tuy nhiên, theo ông Dương, cơ hội kinh tế và sức chống chịu không đều đã ảnh hưởng đáng kể đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 32.454 doanh nghiệp, giảm 0,7%. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động trong quý III giảm 28,6% so với quý II, nhưng tăng 69,6% so cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp chế biến, chế tạo vẫn nhìn nhận lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý và xu hướng quý tới.
Về diễn biến kinh tế vĩ mô trong quý IV/2018, các chuyên gia kinnh tế nhận định có thể chịu ảnh hưởng của một số yếu tố, thứ nhất, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc còn diễn biến khó lường, do còn phụ thuộc vào khả năng đàm phán thương mại (và kết quả, nếu có) giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như độ nhất quán chính sách của Mỹ sau bầu cử giữa kỳ.
Thứ hai, thị trường tài chính thế giới nói chung và các thị trường mới nổi trở nên dễ bị tổn thương hơn trước xu hướng gia tăng bảo hộ và biến động của dòng vốn đầu tư.
Thứ ba, các nền kinh tế chủ chốt chưa công khai can thiệp trực tiếp vào chính sách tỷ giá.
Thứ tư, tiến triển trong quá trình đàm phán/phê chuẩn một số hiệp định thương mại tự do mới (RCEP, CPTPP, EVFTA) có thể củng cố niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài ở/vào Việt Nam.
Dựa trên những cân nhắc ấy, cam kết ổn định kinh tế vĩ mô và tái cơ cấu kinh tế là cần thiết, song không đủ. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần nhiều hơn khả năng giám sát lưu chuyển vốn và hàng hóa từ các thị trường vào Việt Nam và cách tiếp cận linh hoạt, thực dụng trong quan hệ kinh tế với các đối tác chủ chốt.
Theo TS. Nguyễn Đình Cunng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, việc ưu tiên hiện nay là chính sách cần tiếp tục tập trung vào cải thiện nền tảng kinh tế vi mô và đổi mới hệ thống thể chế kinh tế theo hướng thân thiện hơn với sáng tạo và môi trường, gắn với xử lý hiệu quả những rủi ro trong môi trường kinh tế quốc tế nhiều biến động.
Trúc Mai
Tin mới
Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 16/9 của các công ty chứng khoán
Ở khung đồ thị giờ, VN-Index liên tục xuất hiện các mẫu hình nến đảo chiều như hammer hay gravestone doji. Thêm vào đó, hai chỉ báo quan trọng là MACD và RSI đã dần tạo đáy và hình thành phân kỳ dương cho thấy thị trường có thể sẽ sớm ghi nhận nhịp hồi phục ngắn hạn.
TP. Hồ Chí Minh: Trận đấu thiện nguyện quyên góp 125 triệu đồng hướng về đồng bào ảnh hưởng bão lũ
Chiều 15/9, CLB Phóng viên Đời sống Xã hội TP. Hồ Chí Minh tổ chức trận đấu thiện nguyện với chủ đề “Một trái tim, triệu yêu thương” hướng về đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi), chương trình nhận được 125 triệu đồng quyên góp.
TP. Thanh Hóa quyết tâm trở thành trung tâm thương mại mua sắm lớn cấp vùng
TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 trở thành trung tâm giao thương hàng hóa, mua sắm lớn giữa các khu vực Bắc bộ, Bắc Trung bộ, một phần khu vực Tây Bắc và Đông Bắc Lào. Ngay từ bây giờ, thành phố đang tập trung nguồn lực để đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ có thế mạnh, góp phần xây dựng TP. Thanh Hóa năng động, hội nhập...
Tuyên Quang: Bắt thanh niên đâm xe khiến thiếu tá công an gãy chân
Cù Thành Luân (SN 2002) bị cáo buộc chống người thi hành công vụ do lái xe máy vượt chốt, tông thiếu tá CSGT gãy chân.
TP.HCM: Các công trình giao thông trọng điểm chậm tiến độ, do vướng GPMB
Theo ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cho biết, nguyên nhân dẫn đến việc các công trình trọng điểm chậm trễ tiến độ, là do giải phóng mặt bằng còn khó khăn; khâu phối hợp trong di dời công trình ngầm cũng phát sinh thời gian thi công…
Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới Yên Bái
Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã quyết định chuyển hàng viện trợ bao gồm thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới tỉnh Yên Bái, trong ngày 15/9.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới