Chuyên gia nói về động lực tăng trưởng kinh tế sau một tháng đầu năm 2024
Các chuyên gia cho rằng, cần tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, giữ ổn định giá trị VND, kiềm chế lạm phát; kết hợp nhuần nhuyễn chính sách tiền tệ - tài khóa, điều chỉnh linh hoạt, phù hợp, để hỗ trợ khu vực sản xuất kinh doanh đẩy mạnh hoạt động sản xuất.
Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 với 15 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được đặt ra là 6-6,5%.
Chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh nhận định, để thực hiện được các nhiệm vụ đề ra cần thực hiện quyết liệt, kịp thời, đồng bộ nhiều giải pháp để phát huy được các động lực tăng trưởng của nền kinh tế trong năm 2023 và tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế năm 2024.
Theo PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, cần tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, giữ ổn định giá trị VND, kiềm chế lạm phát; kết hợp nhuần nhuyễn chính sách tiền tệ - tài khóa, điều chỉnh linh hoạt, phù hợp, để hỗ trợ khu vực sản xuất kinh doanh đẩy mạnh hoạt động sản xuất.
"Chính phủ tiếp tục bám sát tình hình kinh tế, tài chính quốc tế, theo dõi, đánh giá để phối hợp hài hòa các chính sách kinh tế vĩ mô, cân bằng giữa kiểm soát lạm phát và tăng trưởng; giữa lãi suất và tỷ giá; giữa cân đối ngân sách và hỗ trợ tăng trưởng; giữa đầu tư công, đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư tư nhân để thúc đẩy sự tăng trưởng một cách bền vững", PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho biết.
Ngoài các chính sách của Nhà nước, các doanh nghiệp cần phải tận dụng thời cơ để tiến hành thực hiện chuyển đổi số, áp dụng công nghệ số, thúc đẩy đổi mới sáng tạo để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh để đưa ra thị trường những sản phẩm hàng hóa rẻ hơn, thu hút sức mua tăng trở lại. Đây là vấn đề hết sức thiết thực, cần phải thực hiện càng sớm càng tốt. Việc đầu tư vào công nghệ số hóa không hoàn toàn phục vụ mục đích lợi nhuận trước mắt, mà là cơ hội cho chặng đường phát triển công ty bền vững và lâu dài.
Trong khi đó, theo Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Vũ Đình Ánh, dù kinh tế Việt Nam hiện còn gặp khó khăn nhưng dự báo tốc độ tăng trưởng kinh cho năm 2024 và năm 2025 sẽ cao hơn hiện tại. Do đó, việc đặt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 6-6,5% trong năm 2024 hoàn toàn khả thi.
Ông Ánh cũng cho rằng, việc xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6-6,5% năm 2024 là bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm, tuy nhiên việc thực hiện được còn phụ thuộc nhiều yếu tố và ảnh hưởng phát sinh các vấn đề từ kinh tế toàn cầu cũng như khu vực.
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nhấn mạnh một số giải pháp như: Tăng cầu trong nước, phát triển thị trường nội địa, tiếp tục giảm thuế, phí, lệ phí cho người dân và doanh nghiệp. Cùng với đó cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng cho người dân, doanh nghiệp.
Tiến sỹ Trần Văn, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, việc phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài, mà thiếu đi sự chủ động trong đầu tư, nghiên cứu phát triển (R&D) dẫn tới việc chuyển đổi số gặp khó khăn. Chẳng hạn, những địa phương như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Phòng, Vĩnh Phúc có tỉ trọng kinh tế số/tổng sản phẩm (GRDP) năm 2022 đứng đầu.
"Cần thực hiện đề án cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với chuyển đổi số để phát triển kinh tế số một cách chủ động, bền vững. Trong đó, năm 2024, Chính phủ cần tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan. Trọng tâm là số hóa các hoạt động quản lý nhà nước, kinh tế số, xã hội số, thu hút và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia lĩnh vực này", ông Văn nêu các hướng giải pháp.
Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Kinh tế Việt Nam thì, để thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế VN trong 2024 và các năm về sau, phải giải tỏa, khơi thông các nguồn lực phát triển cho nền kinh tế mà đầu tiên là nguồn vốn. Cần khơi thông thị trường tài chính, thị trường vốn, đặc biệt tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công.
PGS.TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh, cần trao quyền để các địa phương tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhiều hơn, điều này giúp các địa phương chủ động, sáng tạo. Nhiều vấn đề địa phương không có quyền, không được và cũng không dám chịu trách nhiệm nên không tạo ra những sự khác biệt, đi lên.
Kinh nghiệm cho thấy những sự sáng tạo, bùng nổ kéo theo tăng trưởng kinh tế đều dựa trên cơ sở các địa phương xin thêm được các quyền chủ động, do đó cần đẩy mạnh hơn nữa phân cấp, phân quyền.
Xuân Hải (t/h)
Tin mới
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc bầu Chủ tịch UBND huyện
HĐND 3 huyện Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc vừa bầu Chủ tịch UBND huyện.
Xuất nhập khẩu An Giang giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch
CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, mã AGM - sàn HOSE) vừa giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch từ ngày 10/9 đến ngày 16/9.
Xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Tập đoàn Nhựa Đông Á
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) ra thông báo về việc xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Công ty cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á.
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 19/9
Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 19/9 của các công ty chứng khoán.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết
Sau khi nghe Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9