Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chuyên gia hé lộ lý do BĐS công nghiệp Việt Nam chưa thể “tăng tốc”

Theo các chuyên gia, mặc dù có nhiều lợi thế để phát triển nhưng bất động sản (BĐS) công nghiệp Việt Nam được đánh giá vẫn chưa thể “tăng tốc” do nhiều rào cản chưa thể tháo gỡ.

“Bến đỗ mới” nhiều tiềm năng

Các chuyên gia nhận định, sau dịch Covid-19, thị trường BĐS công nghiệp đã có những chuyển biến mới và vẫn ghi nhận tăng trưởng, trong đó, đất công nghiệp và nhà xưởng xây sẵn được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Trong bối cảnh các phân khúc nhà ở, du lịch nghỉ dưỡng sụt giảm doanh thu trầm trọng bởi tác động tiêu cực của Covid-19, nhưng theo các đơn vị nghiên cứu, khảo sát thị trường, khu công nghiệp vẫn là điểm sáng thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Nguyên nhân là bởi nhiều quốc gia đang dịch chuyển luồng đầu tư sang các thị trường thay thế, nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Trong đó, Việt Nam được xem là một trong những điểm đến tiềm năng cho dòng vốn ngoại. Cùng với đó, Chính phủ đang hoàn thành nước rút cho các hiệp định thương mại tự do mới. Những lợi thế cạnh tranh này kích hoạt dòng vốn đổ vào các khu công nghiệp.

Ông Stephen Wyatt - Tổng Giám đốc Công ty Nghiên cứu thị trường bất động sản JLL Việt Nam nhận định, Việt Nam vẫn là một điếm đến đầy hứa hẹn từ khi làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc bắt đầu. Dù dịch Covid-19 đang gây ra những khó khăn nhất định đối với các quyết định cũng như hoạt động di dời, chủ đầu tư vẫn tự tin tăng giá đất trong quý đầu năm 2020 do đây là xu hướng đầu tư trong dài hạn.

Ngân hàng Thế giới đưa ra báo cáo, kinh tế Việt Nam được dự đoán sẽ tăng 4,9% trong cả năm nay. Còn trong quý đầu tiên của năm 2020, nền kinh tế tăng trưởng 3,82% so với cùng kỳ năm trước. Ngân hàng thế giới đánh giá, Việt Nam vẫn đang duy trì các yếu tố cơ bản tốt, với tốc độ tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á. Yếu tố thứ hai dự báo thu hút các nhà đầu tư ngoại trong thời gian tới chính là những lợi ích từ các hiệp định thương mại. Các hiệp định thương mại song phương, đa phương tạo động lực bền vững cho thị trường đầu tư và bất động sản công nghiệp đang nhận được phản ứng khá tốt.

Chưa thể “tăng tốc”

Được các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá cao môi trường đầu tư là thế, nhưng họ cũng thẳng thắn chỉ ra những điểm hạn chế cần khắc phục nếu muốn BĐS công nghiệp Việt Nam tăng tốc. Theo đó, khu công nghiệp phát triển mạnh nhưng cơ sở hạ tầng lại không tương ứng với mức tăng giá đất; hay việc phát triển cơ sở hạ tầng vẫn diễn ra chậm chạp, do đó các nhà đầu tư tiềm năng phải bắt đầu tìm kiếm các giải pháp thay thế khác.

Mặc dù có nhiều lợi thế để phát triển nhưng BĐS công nghiệp Việt Nam được đánh giá vẫn chưa thể “tăng tốc” do nhiều rào cản chưa thể tháo gỡMặc dù có nhiều lợi thế để phát triển, nhưng BĐS công nghiệp Việt Nam được đánh giá vẫn chưa thể “tăng tốc” do nhiều rào cản chưa thể tháo gỡ

Cũng theo các chuyên gia, Việt Nam cần phải cải thiện mức độ minh bạch cũng như đẩy nhanh quá trình phê duyệt pháp lý nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài; thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp, cải cách hành chính,… chủ động nâng cao hiệu quả đối ngoại và hội nhập, trong đó quan tâm tới các yếu tố như thương hiệu, công nghệ, môi trường, cũng như tác động đến nền kinh tế - xã hội nhằm phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững.

Ông Trần Kim Chung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng cho rằng, hiện nút thắt pháp lý chính là rào cản lớn nhất cho BĐS công nghiệp. Do đó, BĐS công nghiệp cần sự vào cuộc sâu sát hơn từ phía cơ quan quản lý, tạo hành lang chính sách, giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn hơn; cần ưu tiên chính sách giải tỏa, đền bù, thu hồi đất phù hợp, là cơ sở để mở rộng nguồn cung nhanh hơn, cần nhiều chính sách ưu đãi hơn cho nhà đầu tư, nhất là thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời, nâng cao chất lượng hạ tầng, nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh từ việc phát triển hạ tầng, công nghiệp phụ trợ để thu hút đầu tư vào BĐS công nghiệp…

Ông Nguyễn Cảnh Hồng, Tổng giám đốc Công ty Eurowindow cũng cho rằng trong nguy có cơ. Trong bối cảnh hiện nay, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hay Covid-19 đều tiềm ẩn cơ hội và thách thức. Việt Nam đang chào đón xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang một cách ồ ạt tạo nên làn sóng đầu tư BĐS công nghiệp. Khẳng định đây là cơ hội lớn song vị này cũng cho rằng, thị trường luôn có sự sàng lọc tự nhiên, những doanh nghiệp BĐS làm ăn yếu kém sẽ khó “trụ" và bị loại bỏ.

Nêu quan điểm về xu hướng đón làn sóng FDI rút khỏi Trung Quốc, Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cho rằng: Nhiều người nói bất động sản công nghiệp sẽ là xu thế, được hưởng lợi. Nhưng nhà nhà đua nhau làm như kiểu “trăm hoa đua nở" là rất nguy hiểm.

Theo vị này, BĐS công nghiệp không đơn thuần chỉ là đơn thuần mỗi nhà xưởng, mà phải có một quần thể, những hạ tầng đi kèm như nhà ở cho công nhân... “Không cẩn thận lúc đó lại phải đi giải cứu", ông Quyết nhận định.

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành chia sẻ thêm, ở nhóm BĐS công nghiệp, hiện cả nước có 550 khu công nghiệp, đang hoạt động khoảng 326, trong đó lấp đầy là khoảng 60%. Như vậy theo chuyên gia, có tình trạng “chỗ nào thừa vẫn thừa mà chỗ nào thiếu vẫn thiếu".

Trước đó, khi nhận định về cơ hội bất động sản công nghiệp trước làn sóng FDI rút khỏi Trung Quốc, chuyên gia Savills cũng từng cho biết, Việt Nam còn một số những yếu tố trong lĩnh vực công nghiệp cần được nâng cấp và cải thiện, như cơ sở hạ tầng, hậu cần, giá đất…

Sắp tới đây, ngày 19/6/2020 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội, Diễn đàn BĐS công nghiệp Việt Nam lần thứ 2 với chủ đề “Thời cơ vàng trong vận hội mới” sẽ được tổ chức thông qua các ngôn ngữ: Tiếng Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Tại đây, các nhà quản lý, các doanh nghiệp và các chuyên gia cũng sẽ tiếp tục bàn các giải pháp để thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp đã và đang được mở rộng.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Giá xăng dầu hôm nay 21/9: Giảm nhẹ
Giá xăng dầu hôm nay 21/9: Giảm nhẹ

Giá dầu hôm nay giảm nhưng ghi nhận tuần tăng thứ hai liên tiếp, nhờ sự hỗ trợ từ việc cắt giảm lãi suất của Hoa Kỳ và sự sụt giảm nguồn cung của Hoa Kỳ.

Giá tiêu hôm nay 21/9: Trong khoảng 149,000 - 152,000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 21/9: Trong khoảng 149,000 - 152,000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay tăng giảm trái chiều từ 500 đến 1,000 đồng/kg tại các địa phương.

Đà Nẵng: Trao giải cuộc thi ý tưởng trang trí, thiết kế linh vật phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
Đà Nẵng: Trao giải cuộc thi ý tưởng trang trí, thiết kế linh vật phục vụ Tết Ất Tỵ 2025

Sinh viên trường Đại học Bách Khoa-Đại học Đà Nẵng xuất sắc giành nhiều giải cao tại cuộc thi “Ý tưởng trang trí hoa và điện chiếu sáng, Ý tưởng thiết kế linh vật và biểu tượng trang trí phục vụ Tết Ất Tỵ 2025” trên địa bàn TP. Đà Nẵng.

Tiếp nhận hơn 1,2 tỷ đồng do Samsung Thái Nguyên ủng hộ để khắc phục hậu quả mưa lũ
Tiếp nhận hơn 1,2 tỷ đồng do Samsung Thái Nguyên ủng hộ để khắc phục hậu quả mưa lũ

Ngày 20/9 đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên tiếp và làm việc với Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên do ông Park Sung Ho, Tổng Giám đốc làm Trưởng Đoàn. Tham gia Đoàn có lãnh đạo, cán bộ, nhân viên của SEVT.

Chuyên cơ chở 35 tấn hàng viện trợ khắc phục hậu quả bão lũ của Nga đã đến Nội Bài
Chuyên cơ chở 35 tấn hàng viện trợ khắc phục hậu quả bão lũ của Nga đã đến Nội Bài

Tối 20/9, tại sân bay quốc tế Nội Bài đã diễn ra lễ giao hàng viện trợ nhân đạo của Liên bang Nga dành cho Việt Nam để giúp đỡ khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 với sự tham dự của Đại biện lâm thời Nga tại Việt Nam Ivan Sergeevich Nesterov.

Acecook và hàng loạt “ông lớn” FDI chung tay hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng bão Yagi
Acecook và hàng loạt “ông lớn” FDI chung tay hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng bão Yagi

Trong thời điểm bão lũ “hoành hành” ở miền Bắc, chúng ta càng thấy rõ tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách của người dân, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong nước, tích cực quyên góp hỗ trợ bà con ổn định cuộc sống. Đồng hành với miền Bắc thân thương, các doanh nghiệp nước ngoài như Acecook; Samsung; Huawei; Manulife… cũng không đứng ngoài cuộc khi ủng hộ hàng tỷ đồng đến đồng bào tại các vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cơn bão Yagi.