Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chuyên gia “giải” áp lực lạm phát trong năm 2022 và các năm tiếp theo bằng cách nào?

Áp lực lạm phát trong năm 2022 tăng khá lớn khi chịu cả yếu tố “cầu kéo” và yếu tố “chi phí đẩy”. Nhận định lạm phát chuỗi cung ứng, giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao và tổng cầu tăng đột biến là 03 yếu tố chính gây áp lực lạm phát năm 2022 và 2023, TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đề xuất 8 giải pháp để lạm phát nước ta trong mức kế hoạch đề ra giai đoạn 2021-2025 là khoảng 4%.

Lạm phát 4 tháng đầu năm 2022 được kiểm soát

Tại Diễn đàn “Dự báo kinh tế Việt Nam 2022-2023: Kịch bản tăng trưởng và triển vọng một số ngành kinh tế chính” , TS Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết: Ngay khi đại dịch được kiểm soát, các quốc gia đã thực hiện chính sách tài khoá nghịch chu kỳ với các gói kích thích kinh tế và chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm phục hồi, đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo năm 2019 - năm trước đại dịch. Tuy nhiên, các yếu tố về nguồn cung, căng thẳng địa chính trị đưa đến rủi ro làm gia tăng lạm phát trên toàn cầu.

TS Nguyễn Bích Lâm dự báo lạm phát cả giai đoạn 2021-2025 khoảng 4% - đạt mục tiêu kế hoạch đề ra trong kiểm soát lạm phát cả thời kỳ kế hoạch 5 năm. Ảnh: baochinhphu.vn
TS Nguyễn Bích Lâm dự báo lạm phát cả giai đoạn 2021-2025 khoảng 4% - đạt mục tiêu kế hoạch đề ra trong kiểm soát lạm phát cả thời kỳ kế hoạch 5 năm. Ảnh: baochinhphu.vn.

Với Việt Nam, gần đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo lạm phát nước ta năm 2022 tăng 3,9%, sát ngưỡng mục tiêu kiểm soát 4% đặt ra. Trong khi đó, Ngân hàng Standard Chartered dự báo lạm phát của Việt Nam vượt mục tiêu 4% Quốc hội đề ra và có thể lên 5,5% trong năm 2023. “Việt Nam kiểm soát thành công lạm phát trong 04 tháng đầu năm nay với tốc độ tăng CPI bình quân 04 tháng đầu năm 2022 ở mức 2,1% so với cùng kỳ năm trước”, TS Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh.

Nguyên nhân chủ yếu làm CPI 04 tháng tăng, theo TS Nguyễn Bích Lâm, là do bình quân 04 tháng đầu năm nay, giá xăng dầu tăng 48,84% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, giá gas trong nước biến động theo giá xăng dầu và giá gas thế giới... Tuy nhiên, TS Nguyễn Bích Lâm cũng nhấn mạnh một số nguyên nhân chủ yếu kiềm chế CPI 04 tháng đầu năm nay. Đó là, giá các loại thực phẩm bình quân 04 tháng đầu năm giảm 0,94% so với cùng kỳ năm trước. “Mặc dù giá xăng dầu tăng cao và giá nguyên vật liệu dùng cho sản xuất tăng, do sức mua của người tiêu dùng yếu nên cộng đồng doanh nghiệp chấp nhận giảm bớt lợi nhuận để không tăng giá bán sản phẩm cũng là yếu tố góp phần kiểm soát lạm phát 4 tháng đầu năm nay”, TS Nguyễn Bích Lâm nói.

Ngoài ra, việc thực hiện miễn, giảm học phí của một số địa phương nhằm chia sẻ khó khăn với người dân trong đại dịch cũng đã giúp chỉ số giá nhóm giáo dục giảm; Chính phủ chủ động chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, như việc giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ; giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu...

"Vòng xoáy" lạm phát trong 02 năm tới

Theo TS Nguyễn Bích Lâm, mặc dù lạm phát trong 04 tháng đầu năm được kiểm soát nhưng áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm 2022 và năm 2023 là rất lớn.

Phân tích các áp lực có khả năng dẫn đến "vòng xoáy" lạm phát trong 02 năm tới, ông Lâm cho rằng có 03 yếu tố chính.

Thứ nhất, nhóm yếu tố tạo áp lực lớn nhất là lạm phát chuỗi cung ứng. Kinh tế nước ta có độ mở lớn, sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài, với tỷ lệ 37% chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh tế; tỉ lệ này trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo - ngành có vai trò là động lực tăng trưởng chủ yếu của nền kinh tế chiếm 50,98%.

Thứ hai, giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao. Kinh tế Việt Nam có đặc điểm khi giá nguyên vật liệu tăng 1% thì giá sản phẩm đầu ra tăng 2,06%, đồng nghĩa với gia tăng lạm phát của nền kinh tế. Do đó rủi ro nhập khẩu lạm phát là không thể tránh khỏi trong bối cảnh các nền kinh tế là đối tác thương mại lớn, quan trọng hàng đầu của Việt Nam như Mỹ, EU, Hàn Quốc... đều dự báo lạm phát ở mức đáng lo ngại.

Thứ ba, tổng cầu tăng đột biến trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng. Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với quy mô 350.000 tỷ đồng, cùng với các gói hỗ trợ của năm 2021 đang thẩm thấu vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế sẽ làm cho tổng cầu tăng đột biến, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng mạnh sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch cũng là áp lực lớn lên lạm phát trong năm 2022 và 2023.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng 2,09% so với cuối năm 2021, gần gấp 2 lần cùng kỳ các năm 2018 – 2021. Ảnh: Nhã Chi
Chỉ số giá tiêu dùng tháng Tư tăng 2,09% so với cuối năm 2021, gần gấp 2 lần cùng kỳ các năm 2018 – 2021. 

8 giải pháp "ghìm" lạm phát

Trước những thách thức trên, chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành liên quan, đặc biệt cộng đồng doanh nghiệp cần đa dạng nguồn cung.

Chính phủ cần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, rà soát bãi bỏ các quy định không hợp lý.

Bộ Công Thương và Bộ Tài chính cần minh bạch và đơn giản hoá quy trình thương mại; khuyến khích và đẩy mạnh chia sẻ thông tin về thương mại và giá cả hàng hóa; thúc đẩy cạnh tranh trong nước đối với lĩnh vực logistics, thương mại bán buôn và bán lẻ để giảm chi phí thương mại trong nước và quốc tế....

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ, thực hiện hài hoà chính sách tài khoá, tiền tệ. Sử dụng chính sách tiền tệ đúng liều lượng, hợp lý, không quá chú trọng vào chính sách tiền tệ để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng vì hỗ trợ tín dụng và hạ lãi suất cho vay dẫn tới gia tăng lạm phát và rủi ro cho hệ thống ngân hàng.

Về phía cộng đồng doanh nghiệp, phải chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa; cần có giải pháp nhập khẩu kịp thời nguyên nhiên vật liệu, cắt giảm chi phí sản xuất. Đối với các mặt hàng thiếu hụt dài hạn, cần chủ động tìm kiếm nguồn hàng và đối tác cung ứng thay thế.

TS Nguyễn Bích Lâm cũng đề nghị Bộ Công Thương cần nắm bắt kịp thời giá xăng dầu thế giới, nâng cao năng lực và chất lượng dự báo, có giải pháp tổng thể bảo đảm đầy đủ nguồn cung xăng dầu dài hạn hơn. Bộ Tài chính cần rà soát và tính toán lại các mức chi phí trong cơ cấu tính giá cơ sở mặt hàng xăng dầu và các loại thuế, phí nhằm bảo đảm tính đúng, tính đủ, hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, người tiêu dùng và doanh nghiệp sử dụng xăng dầu.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ gây nên lạm phát trong nước; chỉ đạo các Bộ liên quan thực hiện hiệu quả và linh hoạt vai trò điều tiết, bình ổn giá các mặt hàng Nhà nước quản lý.

Cuối cùng, các cơ quan truyền thông cần thực hiện hiệu quả hoạt động truyền thông nhằm thông tin kịp thời, chính xác và rõ ràng về các chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, loại bỏ thông tin sai lệch về giá cả thị trường, không để xảy ra hiện tượng lạm phát do tâm lý từ thông tin sai gây ra.

Minh An (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Bà Rịa – Vũng Tàu phát hiện, xử lý hàng trăm vụ gian lận thương mại
Bà Rịa – Vũng Tàu phát hiện, xử lý hàng trăm vụ gian lận thương mại

Theo thông tin từ Cục Quản lý Thị trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,  8 tháng đầu năm nay, lực lượng quản lý thị trường kiểm tra các định kỳ và đột xuất các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh, phát hiện 421 vụ vi phạm trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Quảng Bình ủng hộ người dân vùng lũ các tỉnh phía Bắc gần 5 tỷ đồng
Quảng Bình ủng hộ người dân vùng lũ các tỉnh phía Bắc gần 5 tỷ đồng

Trước khó khăn mà người dân các tỉnh phía Bắc đang hứng chịu vì bão lụt, tỉnh Quảng Bình đã tổ chức phát động, quyên góp, ủng hộ được gần 5 tỷ đồng để hỗ trợ người dân.

Lũ quét kinh hoàng tại Lào Cai khiến 16 người thiệt mạng, hàng trăm người mất tích
Lũ quét kinh hoàng tại Lào Cai khiến 16 người thiệt mạng, hàng trăm người mất tích

Trận lũ quét kinh hoàng xảy ra vào sáng 10/9 tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã cướp đi sinh mạng của 16 người. Hiện hàng trăm người đang mất tích.

Hà Tĩnh: Trích 2,1 tỷ đồng ủng hộ lũ lụt các tỉnh phía Bắc
Hà Tĩnh: Trích 2,1 tỷ đồng ủng hộ lũ lụt các tỉnh phía Bắc

Hà Tĩnh sẽ trích từ nguồn ngân sách dự phòng số tiền 2,1 tỷ đồng hỗ trợ khẩn cấp cho các tỉnh phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai.

Quảng Ninh: Tập trung khắc phục thiệt hại và phòng, chống mưa lũ sau bão số 3
Quảng Ninh: Tập trung khắc phục thiệt hại và phòng, chống mưa lũ sau bão số 3

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Công văn số 2606/UBND-KTTC về việc tập trung khắc phục thiệt hại và phòng, chống mưa lũ sau số 3.

PV GAS đảm bảo ổn định giá và nguồn cung sản phẩm khí sau bão
PV GAS đảm bảo ổn định giá và nguồn cung sản phẩm khí sau bão

Góp phần khắc phục hậu quả của siêu bão Yagi, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) khẳng định đảm bảo ổn định nguồn cung sản phẩm khí phục vụ công nghiệp và dân dụng với giá cả ổn định.