Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chuyên gia: Bỏ độc quyền, không thể lấy một thương hiệu vàng SJC là thương hiệu vàng quốc gia

Việc duy trì Nghị định số 24/2012/NĐ-CP trong đó có quy định “Nhà nước là cơ quan độc quyền sản xuất vàng miếng, độc quyền trong quản lý xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng” đã khiến nảy sinh nhiều bất hợp lý. Thực tế những năm qua, hầu như Nhà nước lấy một thương hiệu vàng SJC là thương hiệu vàng quốc gia.

Không thể để "vàng hóa" nền kinh tế

GS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội phân tích: Nghị định số 24/`2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng ra đời năm 2012. Thời điểm đó, vàng đang được coi như một phương tiện thanh toán, gần như là tiêu dùng vàng thay cho tiền, đó là thời kỳ "vàng hóa nền kinh tế".

GS.TS. Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội - Ảnh: VGP/Quang Thương
GS.TS. Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội. Ảnh VGP/Quang Thương.

Nếu cứ để tình trạng đó tiếp diễn thì sẽ gây rất nhiều hệ lụy, nhất là không thể quản lý được vấn đề xuất nhập khẩu và ngoại hối, từ đó không thể quản lý được vấn đề tỷ giá, làm mất giá trị đồng tiền. Trong bối cảnh đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2012/NĐ-CP nhằm hạn chế tình trạng "vàng hóa", giúp chấn chỉnh tình trạng dùng vàng làm công cụ giao dịch.

Việc chúng ta vẫn đang duy trì Nghị định số 24/2012/NĐ-CP trong đó có quy định “Nhà nước là cơ quan độc quyền sản xuất vàng miếng, độc quyền trong quản lý xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng” đã khiến nảy sinh nhiều bất hợp lý. Thực tế những năm qua, hầu như Nhà nước lấy một thương hiệu vàng SJC là thương hiệu vàng quốc gia.

“Vàng ngoài độc quyền thì lẽ ra vẫn phải sản xuất, phải cung ra, nhưng trên thực tế thì hầu như không có chuyện sản xuất thêm vàng miếng. Trong khi tâm lý của người dân là tích trữ vàng để phòng rủi ro, do đó đương nhiên dân chọn vàng SJC- thương hiệu quốc gia để tích lũy. Cung không có mà cầu có thì sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối cung cầu và giá vàng sẽ tăng”, GS Cường cho hay.

GS Cường cho rằng, trong tình hình hiện nay, rất cần có sự thay đổi về phương thức quản lý vàng, phải sửa đổi quy định Nghị định số 24/2012/NĐ-CP. Không nhất thiết phải độc quyền nhà nước về một thương hiệu vàng, thay vào đó có thể cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất vàng miếng để đáp ứng nhu cầu của người dân. Khi cung được tự do, được cạnh tranh bình đẳng thì người dân tiếp cận vàng tích lũy sẽ dễ hơn, sẽ không còn tình trạng khan hiếm khiến giá vàng bị đẩy lên.

Ảnh internet.
Chuyên gia: Bỏ độc quyền, không thể lấy một thương hiệu vàng SJC là thương hiệu vàng quốc gia. Ảnh internet.

GS Hoàng Văn Cường cũng đề nghị liên thông thị trường vàng trong nước với quốc tế, xem xét vấn đề xuất nhập khẩu vàng với phương thức quản lý phù hợp. Không nên duy trì cơ chế như trước đây là cấp phép, cấp quota theo dạng “xin - cho” mà có thể sử dụng các công cụ tài chính để điều tiết quan hệ xuất nhập khẩu, tránh tình trạng ồ ạt dùng ngoại tệ nhập vàng vào với mục đích khác, làm mất cân đối ngoại tệ, mất khả năng điều hành tỷ giá.

GS Cường cũng đề nghị xem xét việc mở sàn kinh doanh vàng thông qua hợp đồng kinh doanh, thông qua các tín chỉ về vàng. Như vậy, sẽ điều hành rất linh hoạt và đặc biệt không còn tình trạng người dân mua vàng về để trong nhà tích trữ, "chết" một khối lượng tiền ở đấy. Khi giao dịch vàng trên tài khoản thì người dân không nhất thiết phải mang vàng về nhà, không phải mất công cất trữ, vàng đó được lưu thông trên thị trường, sẽ sinh lợi, tạo nguồn vốn đưa vào lưu thông, mang lại nhiều tác động tốt cho nền kinh tế cũng như đảm bảo lợi ích của mỗi người dân.

Vàng là một loại hàng hóa thì Ngân hàng Nhà nước không quản lý trực tiếp thị trường vàng nữa

Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam: Theo thông lệ quốc tế, người ta coi vàng là một loại hàng hóa. Và quy định có hai loại vàng là vàng vật chất và vàng phi vật chất. Vàng vật chất bao gồm vàng thỏi, vàng miếng, đồng tiền vàng, trang sức.

Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam: Nếu chúng ta quan niệm vàng là một loại hàng hóa thì Ngân hàng Nhà nước không quản lý trực tiếp thị trường vàng nữa - Ảnh: VGP/Quang Thương
Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam: Nếu chúng ta quan niệm vàng là một loại hàng hóa thì Ngân hàng Nhà nước không quản lý trực tiếp thị trường vàng nữa. Ảnh VGP/Quang Thương.

Còn vàng phi vật chất bao gồm vàng tài khoản và các chứng chỉ về vàng được giao dịch rất thông dụng trên thị trường. Trong Nghị định 24/2012/NĐ-CP chỉ đề cập đến vàng vật chất, đặc biệt vàng miếng được chọn là thương hiệu quốc gia và được Nhà nước độc quyền sản xuất và kinh doanh.

Trên thế giới, theo khảo sát của chúng tôi và rất nhiều hội thảo, đồng thời cũng đã có cuộc làm việc với Hội đồng Vàng Thế giới đều khẳng định rất rõ là các nước trên thế giới, kể cả các nền kinh tế lớn, các ngân hàng Trung ương không quản lý trực tiếp về kinh doanh vàng bởi họ quan niệm vàng là một loại hàng hóa thông thường. Tại các nước trong khu vực như: Singapore, Thái Lan thì có Bộ Thương mại hoặc Bộ Công Thương, Bộ Kinh tế quản lý. Ngân hàng Nhà nước chỉ quản lý về ngoại hối, điều tiết các dòng tiền ngoại tệ. Và các ngân hàng Trung ương ở các nước chỉ có vai trò dự trữ quốc gia, điều phối vàng như là một tài sản để dự trữ quốc gia. Đây là một công cụ để bảo đảm an ninh tiền tệ. Như vậy, ngân hàng Trung ương ở các nước không trực tiếp quản lý vàng.

Chính vì thế, vai trò như là ngân hàng Trung ương trong Nghị định 24 phát huy trong thời điểm mà thị trường vàng có những lộn xộn. Đến bây giờ, chúng ta vẫn duy trì việc độc quyền SJC sẽ dẫn đến sự chênh lệch rất lớn về giá vàng, mà thực tế đã chứng minh như vậy. Ở Việt Nam, người dân coi vàng như là một phương tiện để tích trữ và phòng ngừa lạm phát, rủi ro. Nhưng chúng ta cũng thấy, đến bây giờ, giá trị đồng tiền Việt Nam rất ổn định; tỉ giá cũng rất ổn định. Chính vì thế người dân không dùng vàng để làm phương tiện thanh toán và không có khái niệm "vàng hóa".

Ảnh internet.
Chuyên gia: Bỏ độc quyền, không thể lấy một thương hiệu vàng SJC là thương hiệu vàng quốc gia. Ảnh internet.

Bây giờ trên thị trường, không ai sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán nữa. Vì thế, nếu chúng ta không khuyến khích người dân tích trữ vàng miếng nữa, theo chủ trương của Nhà nước là tập trung vào sản xuất trang sức để tăng giá trị thặng dư, tập trung vốn vào sản xuất và xuất nhập khẩu, thì phải xem xét lại cách thức quản lý thị trường vàng hiện nay. Nếu chúng ta quan niệm giống như các nước trên thế giới, vàng là một loại hàng hóa thì Ngân hàng Nhà nước không quản lý trực tiếp thị trường vàng nữa.

Khẩn trương xem xét lại Nghị định 24 về vàng là cần thiết

Chuyên gia kinh tế Trần Thọ Đạt: Tôi cho rằng Công điện 1426 của Thủ tướng Chính phủ ra đời vào ngày 27/12/2023 rất đúng lúc, nhất là trong lúc thị trường vàng trong nước so với thị trường vàng quốc tế có sự biến động rất mạnh về giá. Tôi nhớ buổi sáng hôm đó, giá vàng SJC vươn tới mức đỉnh cao kỷ lục so với từ trước đến nay, giá bán ra khoảng 80 triệu đồng/lượng.

Trong công điện này đã chỉ rõ, trong thời gian vừa qua, thị trường vàng thế giới và trong nước diễn biến khá phức tạp. Giá vàng trong nước thì biến động mạnh, tăng nhanh hơn nhiều so với sự gia tăng của thị trường vàng thế giới và như vậy sẽ tiềm ẩn, tác động tiêu cực đến an toàn thị trường tài chính, tiền tệ, cũng như tâm lý xã hội. Công điện này đã đưa ra một số biện pháp, chỉ đạo mang tính chất rất căn cơ và rất kịp thời để ổn định và phát triển thị trường vàng theo phương châm thị trường vàng phải an toàn, lành mạnh, phát triển hiệu quả và bền vững. 

Thứ nhất là, khẩn trương thực hiện ngay cách giải pháp để bình ổn thị trường vàng.

Chuyên gia kinh tế Trần Thọ Đạt tham gia Tọa đàm theo hình thức trực tuyến - Ảnh: VGP/Quang Thương
Chuyên gia kinh tế Trần Thọ Đạt tham gia Tọa đàm theo hình thức trực tuyến. Ảnh VGP/Quang Thương.

Thứ hai, công điện khẳng định là dứt khoát không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế quay lại, không để tác động tiêu cực của giá vàng đến các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản như tỉ giá, lãi suất, ngoại hối và sự an toàn của tiền tài chính quốc gia.

Đồng thời công điện cũng khẳng định cần khẩn trương có các giải pháp hiệu quả để quản lý, điều hành giá vàng miếng trong nước theo nguyên tắc thị trường, không để tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và trên thế giới ở mức cao như trong thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, có trọng tâm, trọng điểm đối với thị trường vàng, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, ở các cửa hàng và đại lý có tuân thủ các quy định pháp lý về giá vàng hay không.

Công điện cũng có một nội dung rất quan trọng là cần khẩn trương xem xét lại Nghị định 24 ra đời năm 2012 so với bối cảnh bây giờ đã rất khác nhiều, để có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp với xu thế phát triển hiện nay của thị trường tài chính tiền tệ cũng như diễn biến của giá vàng thế giới.

Ở đây, tôi xin nêu ra 03 vấn đề liên quan đến nội dung của công điện. Thứ nhất là công điện yêu cầu không để tình trạng chênh lệch giá vàng miếng giữa thị trường trong nước và giá vàng quốc tế ở mức cao như trong thời gian vừa qua. Đây chính là chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC với giá vàng quốc tế. Theo số liệu thống kê và quan sát của chúng tôi, trong, trước và sau Nghị định 24, ở Việt Nam có hai loại chênh lệch giá vàng.

Trước hết là chênh lệch giữa giá vàng nguyên liệu 24K (tức là vàng 9999) với giá vàng thế giới và chênh lệch giữa giá vàng SJC so với giá vàng 9999. Số liệu thống kê cũng cho thấy, giá vàng nguyên liệu 24K của chúng ta so với giá vàng thế giới không có chênh lệch nhiều. Sự không chênh lệch này diễn ra trong cả 12 năm vừa qua (khi Nghị định 24 ban hành đến nay). Ví dụ, giá vàng thế giới đang ở khoảng 2.030 usd/ounce, không kể thuế và phí thì tương đương mức giá vàng ở trong nước vào khoảng 62 triệu đồng/lượng.

Chuyên gia: Bỏ độc quyền, không thể lấy một thương hiệu vàng SJC là thương hiệu vàng quốc gia
Chuyên gia: Bỏ độc quyền, không thể lấy một thương hiệu vàng SJC là thương hiệu vàng quốc gia. Ảnh internet.

Giá vàng 24K của Việt Nam, tính cả thuế và phí nữa, sẽ ở mức 64-65 triệu đồng/lượng. Tôi nghĩ đây là một mức giá hợp lý. Vấn đề đáng nói là công điện của Thủ tướng Chính phủ cũng lưu ý việc chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC là quá cao; và như các nhà kinh tế cũng như báo chí thường nói, giá vàng SJC hiện nay "một mình một chợ". Lúc giá vàng SJC lên đỉnh điểm 80 triệu thì mức chênh lệch khoảng 20 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới. Đây là một điều rất bất hợp lý.

Ngoài ra, tôi thấy tính kịp thời của Công điện 1426 còn thể hiện ở chỗ ngay sau khi công điện được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, lập tức giá vàng SJC lúc đó giảm mạnh trong vòng một tiếng đồng hồ từ 80 triệu đồng/lượng xuống còn 73 triệu đồng/lượng, tức là giảm 8%. Như vậy, công điện mới chỉ thể hiện ở phần chỉ đạo thôi đã tác động kịp thời, giảm ngay chênh lệch đó.

Hai vấn đề cũng rất quan trọng trong công điện 1426 là dứt khoát không để quay lại thị trường vàng hóa và không để giá vàng biến động, tác động tiêu cực đến an toàn thị trường tài chính nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Tôi nghĩ rằng đây là một sự nhắc nhở đối với cơ quan điều hành chính sách quản lý tiền tệ và thị trường vàng là không được chủ quan với 2 nội dung này.

Cũng cần khẳng định thêm là Nghị định 24 cũng đã có những thành công rất lớn trong việc ngăn chặn cũng như chấm dứt tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế Việt Nam 12 năm qua. Còn tác động của giá vàng đối với sự an toàn thị trường tài chính, đặc biệt là biến động đến các biến số kinh tế vĩ mô thì theo số liệu của chúng tôi theo dõi trong 12 năm qua, mức độ tương quan biến động của giá vàng so với các biến số kinh tế vĩ mô khác, cụ thể là biến động của tỉ giá, biến động của lạm phát, là rất thấp. Mức độ tương quan chỉ ở mức 0,1 và 0,2, thậm chí có lúc là tương quan âm (-).

Tôi cho rằng đây là kết quả rất đáng ghi nhận của Nghị định 24 trong việc góp phần ổn định an toàn của nền tài chính quốc gia, ổn định các biến số của nền kinh tế vĩ mô. Vấn đề cần quan tâm ở đây là sự chênh lệch giữa vàng miếng SJC với giá vàng quốc tế hiện nay đang ở mức rất cao thì công điện cũng chỉ rõ nguyên tắc là phải điều hành theo cơ chế thị trường, phải khơi thông cung - cầu. Và đặc biệt, thị trường vàng trong nước phải liên thông, bảo đảm phù hợp với biến động của giá vàng thế giới.

Như vậy, định hướng về giải pháp ở đây rất rõ ràng. Vấn đề là cách làm hiện nay như thế nào. Tôi cho rằng, về điều hành theo cơ chế thị trường, tức là chúng ta cần phải làm cho cung - cầu gần nhau theo hướng không chênh lệch giữa giá vàng thế giới so với giá vàng trong nước. Theo tôi, nếu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phải độc quyền vàng miếng SJC thì cần gia tăng Quỹ dự trữ vàng và sẵn sàng tăng cung vàng miếng một khi giá vàng SJC cao hơn bất thường so với giá vàng thế giới để bình ổn giá.

PV/Chinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa

Chiều 18/9, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã đi kiểm tra thực tế công tác khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT
Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT

Sở Khoa học-Công nghệ phối hợp Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Cần Thơ, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) đã tổ chức hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả nhãn hiệu và xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên môi trường thương mại điện tử.

Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định
Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định

Ngày 18 tháng 9 năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.P do ông T.C.B làm chủ, địa chỉ: xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng chủ hộ không thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.

Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa
Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa

Để chủ động trong công tác phòng, chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra sau mưa lũ, sạt lở đất, Trung tâm Y tế thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đang tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường trên diện rộng.

Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ
Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ

Những ngày này, các đơn vị đang tập trung máy móc, vật liệu và nhân lực, khẩn trương thi công không kể ngày đêm để hoàn thành khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; phấn đấu đến ngày 21/9, sẽ đưa một số hộ dân thôn Làng Nủ về nơi tạm cư...

Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan
Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan

Ngày 19/9, tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Văn Quan, Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội tại 2 xã Hữu Lễ và Tri Lễ của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.