Những năm gần đây, việc sử dụng mạng trực tuyến để giải quyết các thủ tục hành chính; mua sắm trực tuyến; thanh toán trực tuyến… đã và đang là xu thế tất yếu của thời đại công nghệ số. Ở Bắc Giang, các sản phẩm nông nghiệp sạch, sản phẩm OCOP (mỗi xã, phường một sản phẩm) cũng đang được “số hoá”, nâng tầm giá trị, lan tỏa thị trường trong và ngoài nước.
Thời gian qua, tỉnh Bắc Giang đã quan tâm đầu tư nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và sản xuất nông nghiệp; mở rộng quy mô, diện tích sản xuất sản phẩm sạch, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; đưa cơ giới hóa vào các khâu của sản xuất nông nghiệp
Từ năm 2019 đến nay, tỉnh đã triển khai thực hiện 135 đề tài nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; trong đó, 18 đề tài, dự án cấp quốc gia; 61 đề tài, dự án cấp tỉnh và 56 đề tài, dự án cấp cơ sở.
Thời gian qua, tỉnh Bắc Giang đã quan tâm đầu tư nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và sản xuất nông nghiệp; mở rộng quy mô, diện tích sản xuất sản phẩm sạch, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; đưa cơ giới hóa vào các khâu của sản xuất nông nghiệp
Từ năm 2019 đến nay, tỉnh đã triển khai thực hiện 135 đề tài nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; trong đó, 18 đề tài, dự án cấp quốc gia; 61 đề tài, dự án cấp tỉnh và 56 đề tài, dự án cấp cơ sở.
Tại tỉnh Quảng Ninh, hoạt động sản xuất cũng mở rộng tiêu thụ thông qua các kênh thương mại điện tử, đa dạng hình thức giao nhận hàng, thanh toán trực tuyến. Hiện 70% sản phẩm OCOP từ 3 sao của Quảng Ninh đã được quảng bá, kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử phổ biến như Voso, Postmart, Shopee, Tiki…
Nhiều HTX, cơ sở sản xuất tổ chức các phiên livestream bán hàng theo mùa vụ, trong các hội chợ. Riêng sàn thương mại điện tử OCOP Quảng Ninh đang giới thiệu gần 400 sản phẩm OCOP từ 3-5 sao của tỉnh, giúp các đặc sản như trà hoa vàng Ba Chẽ, gà Tiên Yên, miến dong Bình Liêu, nước mắm Vân Đồn, hải sản Cô Tô… đến gần hơn với người tiêu dùng cả nước.
Anh Nguyễn Văn Duy, Giám đốc 1 đơn vị chuyên sản xuất các sản phẩm từ rươi Đông Triều cho biết: “Qua quá trình đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, chúng tôi cũng đã gặt hái được một số thành công nhất định, như được nhiều khách hàng ở mọi miền biết đến. Có nhiều sản phẩm đã ship vào tận TP.HCM, Cà Mau, Tây Bắc. Cũng đã có doanh nghiệp ở Hải Phòng phối hợp đưa rươi kho sang thị trường Úc và được bà con ở đó ủng hộ”.
Để đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh tế, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục mở rộng các mô hình ứng dụng số; hỗ trợ người nông dân, hộ sản xuất tiếp cận, xây dựng các kênh bán hàng trực tuyến; đa dạng hoá các kênh, hình thức thanh toán cho người tiêu dùng, thay đổi hành vi, nâng cao khả năng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho người dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…
Ở Thanh Hoá, các sản phẩm nông nghiệp sạch, sản phẩm OCOP (mỗi xã, phường một sản phẩm) cũng đang được “số hoá”, nâng tầm giá trị, lan tỏa thị trường trong và ngoài nước.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Thanh Hoá, tính đến ngày 30/8/2024, toàn tỉnh có 492 sản phẩm OCOP được công nhận (trong đó có 464 sản phẩm công nhận mới và 28 sản phẩm đánh giá, công nhận lại của giai đoạn 2019-2020), gồm: 445 sản phẩm hạng 3 sao; 46 sản phẩm hạng 4 sao; 1 sản phẩm 5 sao của 379 chủ thể OCOP (66 doanh nghiệp, 115 HTX, 10 tổ hợp tác, 188 hộ sản xuất, kinh doanh)...
Nắm bắt xu hướng chuyển đổi số, thời gian qua, Sở NN&PTNT đã phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện và thành phố đẩy mạnh công tác chuyển đổi số để đưa các sản phẩm nông nghiệp nói chung, sản phẩm OCOP nói riêng giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ trên không gian mạng. Trong đó, hỗ trợ các chủ thể đăng tải thông tin, nguồn gốc sản phẩm OCOP trên một số website như: ocoptinhthanhhoa.vn; nongsanantoanthanhhoa.vn và trên nền tảng mạng xã hội facebook, zalo, tiktok…
Bên cạnh đó, hướng dẫn các chủ thể có sản phẩm OCOP tạo các gian hàng để bán sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử như postmart.vn, voso.vn, shopee, lazada, alibaba... Đồng thời, phối hợp tổ chức phiên livestream “Chợ phiên OCOP Thanh Hóa” để giới thiệu sản phẩm đặc sản của tỉnh nhà. Hiện đã có hơn 100 sản phẩm OCOP của tỉnh được đăng tải, bán trên các sàn thương mại điện tử và các nền tảng mạng xã hội. Tiêu biểu như các sản phẩm: Nước mắm, mắm tôm; rượu Sâm; nem ống; gạo sạch; măng khô.
Việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trên các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử đã giúp sản phẩm OCOP của tỉnh Thanh Hoá tiếp cận nhanh hơn với người tiêu dùng trên toàn quốc. Đây được xem là nền tảng, tạo bước đi vững chắc và bền vững cho sản phẩm OCOP địa phương trên thị trường. Đặc biệt, sau khi kết nối tiêu thụ qua nền tảng số, một số chủ thể OCOP đã chủ động áp dụng chuyển đổi số trong các công đoạn sản xuất, chế biến của mình, cũng như áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc bằng mã QR Code để người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng sản phẩm.
Thiên Trường