Chứng khoán phiên sáng 26/7: Thị trường thận trọng đi lên
Thị trường vẫn giao dịch ảm đạm bởi dòng tiền chủ yếu đứng ngoài, tuy nhiên nhờ áp lực bán tiếp tục suy giảm, đã giúp VN-Index lấy lại sắc xanh nhạt trong phiên sáng 26/7.
Diễn biến hồi phục mong manh của thị trường trước áp lực bán mạnh đã khiến VN-Index nhanh chóng trở lại xu hướng giảm điểm trong phiên hôm qua ngày 25/7. Điểm sáng nhỏ của thị trường là biên độ giảm thu hẹp về cuối phiên đã giúp chỉ số chung giữ được mốc 1.230 điểm và thanh khoản giảm mạnh về mức thấp nhất trong 6 tháng, phần nào cho thấy lực cung đã dần hạ nhiệt.
Tuy nhiên, về xu hướng kỹ thuật, chỉ báo MACD cắt xuống đường Signal và nằm dưới ngưỡng 0 cho thấy trạng thái tiêu cực ngắn hạn vẫn sẽ được duy trì. Thêm vào đó, các chỉ báo động lượng RSI và dòng tiền MFI đều đang giao dịch ở vùng 35 điểm, cho thấy trạng thái thị trường ngắn hạn đã rơi vào vùng quá bán nên chưa thể khẳng định thị trường có thể đảo chiều ngay.
Theo SHS, xu hướng ngắn hạn của VN-Index vẫn đang khá tiêu cực khi không giữ được đường xu hướng tăng trưởng ngắn trung hạn và hiện tích lũy trong biên độ hẹp với vùng hỗ trợ 1.200-1.220 điểm (kết hợp của vùng giá MA200 phiên với vùng giá cao nhất năm 2018 và vùng giá trung bình trong 05 năm).
Quay lại diễn biến thị trường phiên sáng 26/7, lực cung tiếp tục suy yếu đã giúp VN-Index le lói sắc xanh ngay khi mở cửa. Tuy nhiên, tâm lý thận trọng vẫn bao phủ khiến thị trường giao dịch khá ảm đạm và chỉ số chung chỉ nhúc nhắc tăng.
Sau khoảng 90 phút mở cửa, chỉ số VN-Index vẫn giữ mức tăng nhẹ với các nhóm trụ cột bank chứng thép chỉ nhích nhẹ trên mốc tham chiếu và các cổ phiếu ngân hàng tiếp tục là tâm điểm giao dịch của thị trường. Trong đó, hầu hết các mã bank đều biến động trong biên độ hẹp chưa tới 1%, ngoại trừ duy nhất LPB tiếp tục bị bán mạnh và hiện đang giảm trên dưới 4% với thanh khoản sôi động nhất, đạt hơn 5,5 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp đang giao dịch khởi sắc, trong đó BCM tăng 3,9%, GVR, IDC, SZC tăng trên 1,5%, PHR cũng ghi nhận mức tăng hơn 1%...
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, cặp đôi QCG và LDG tiếp tục bị bán tháo sau khi đón thông tin tiêu cực. Hiện LDG dư bán sàn tới 22,4 triệu đơn vị, còn QCG dư bán sàn hơn 5,7 triệu đơn vị.
Thị trường vẫn duy trì trạng thái “ru ngủ” trong thời gian còn lại của phiên sáng.
Chốt phiên, sàn HOSE có 215 mã tăng và 160 mã giảm, VN-Index tăng 3,83 điểm (+0,31%) lên 1.237,02 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 190 triệu đơn vị, giá trị 4.506,5 tỷ đồng, giảm 10,67% về khối lượng và 8,2% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 15,5 triệu đơn vị, giá trị 357,67 tỷ đồng.
Nhóm VN30 mặc dù diễn biến khả quan với 20 mã tăng và chỉ còn 8 mã giảm, nhưng các mã vốn hóa lớn chủ yếu biến động trong biên độ hẹp khiến chỉ số VN30-Index chốt phiên sáng chỉ tăng hơn 3 điểm. Trong đó, POW ấn tượng nhất với mức tăng 3,9% và thanh khoản đạt 6,63 triệu đơn vị, còn BCM hỗ trợ tốt nhất cho thị trường khi đóng góp 0,6 điểm cho chỉ số chung và chốt phiên tăng 3,5%.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, cặp đôi QCG và LDG là 2 mã duy nhất nằm sàn trên sàn HOSE. Chốt phiên, QCG dư bán sàn 5,83 triệu đơn vị trong khi LDG vẫn chất sàn tới hơn 23 triệu đơn vị.
Xét về nhóm ngành, nhóm nông – lâm – ngư, bán buôn, thực phẩm – đồ uống thuộc top tăng tốt đều đạt hơn 1%, với một số điểm sáng như HAG, DBC, MSN đều tăng hơn 2%, SAB tăng 1,85%.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng nới nhẹ biên độ bởi sắc xanh chiếm ưu thế hơn. Trong đó, CTG là mã tăng tốt nhất ngành, đạt 1,43%; còn LPB vẫn giảm sâu nhất với gần 4%. Cổ phiếu MBB có thanh khoản dẫn đầu thị trường với gần 6,8 triệu đơn vị, chốt phiên tăng nhẹ 0,8% lên mức 24.150 đồng/CP.
Trong khi đó, nhóm chứng khoán trở về vạch xuất phát, với VIX sôi động nhất ngành khi có thanh khoản đạt 5,62 triệu đơn vị, chốt phiên giảm 1,1% xuống mức 13.900 đồng/CP.
Ở chiều ngược lại, chỉ có 7 nhóm chưa hồi phục thành công, trong đó nhóm bán lẻ giảm mạnh nhất cũng chỉ để mất 0,69%, còn lại đều chưa tới 0,5%,
Trên sàn HNX, thị trường giao dịch phân hóa và chỉ số HNX-Index cũng hồi phục nhẹ.
Chốt phiên, sàn HNX có 71 mã tăng và 63 mã giảm, HNX-Index tăng nhẹ 0,33 điểm (+0,14%) lên 235,59 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 14,72 triệu đơn vị, giá trị gần 278 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,03 triệu đơn vị, giá trị 101,6 tỷ đồng.
Thanh khoản thị trường èo uột khi chỉ có 3 mã có khối lượng khớp lệnh trên 1 triệu đơn vị. Cụ thể, SHS dẫn đầu với hơn 1,5 triệu đơn vị khớp lệnh, chốt phiên đứng giá tham chiếu 16.600 đồng/CP.
Tiếp theo là VFS khớp 1,11 triệu đơn vị, chốt phiên giảm nhẹ 0,6% xuống mức 15.800 đồng/CP và PVS khớp 1,09 triệu đơn vị, chốt phiên đứng giá tham chiếu 41.000 đồng/CP.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, HTP nhanh chóng nằm sàn ngay khi mở cửa và chốt phiên dư bán sàn hơn 0,2 triệu đơn vị với khối lượng khớp lệnh đạt gần 0,6 triệu đơn vị/
Trên UPCoM, thị trường biến động rung lắc nhẹ và tạm dừng phiên sáng tại điểm xuất phát.
Chốt phiên, UPCoM-Index đứng tại mốc tham chiếu 94,51 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt xấp xỉ 17 triệu đơn vị, giá trị 166,21 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,3 triệu đơn vị, giá trị 13,32 tỷ đồng.
Cổ phiếu BCR điều chỉnh giá bởi hôm nay là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu 3% và hiện đang là mã giao dịch sôi động nhất thị trường với 1,86 triệu đơn vị chuyển nhượng thành công. Dù nửa đầu phiên giao dịch khá khởi sắc nhưng áp lực bán nhanh chóng trở lại khiến BCR lùi về mốc tham chiếu khi chốt phiên sáng, đứng tại mức 5.700 đồng/CP.
Cặp đôi dầu khí BSR và OIL giao dịch khởi sắc, chốt phiên lần lượt tăng 0,5% và 2,9%, với khối lượng giao dịch tương ứng đạt 1,46 triệu đơn vị và gần 0,6 triệu đơn vị.
Hà Trần (t/h)
Tin mới
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 17/9 của các công ty chứng khoán.
Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 17/9 của các công ty chứng khoán.
Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo: Mang Tết Trung thu đến với bản “đặc biệt” xã Tân Thành
Ngày 16/9, tại Bản Hà Lệt, xã Tân Thành (huyện Hướng Hóa), Đoàn cơ sở Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị) phối hợp với Đoàn cơ sở xã Tân Thành tổ chức Chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm”.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn thăm, tặng quà trẻ em nhân dịp Tết Trung thu
Ngày 16/9 (tức ngày 14/8 Âm lịch), Đoàn công tác của tỉnh Lạng Sơn do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Lạng Sơn Hoàng Văn Nghiệm, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn làm trưởng đoàn đến thăm, tặng quà trẻ em ở Trung tâm Hy vọng Lộc Bình, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn nhân dịp Tết Trung thu năm 2024.
Xây dựng Đề án chuyển đổi số cần xác định các mũi đột phá
Trong quá trình xác định các mũi đột phá, các bộ, ngành, địa phương bám sát thực tiễn chuyển đổi số, bảo đảm đồng bộ, gắn liền với triển khai Đề án 06 tại bộ, ngành, địa phương mình.
Ngành Y tế Lạng Sơn tập trung chỉ đạo xử lý môi trường, truyền thông phòng chống dịch bệnh cho người dân
Đây là một trong những ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Trưởng đoàn công tác của Bộ Y tế đến thăm, hỗ trợ và kiểm tra công tác y tế, khắc phục hậu quả bão lụt tại tỉnh Lạng Sơn ngày 16/9/2024
Bắc Giang: Nhiều hoạt động chăm lo con công nhân, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Trung thu
Nhân dịp Tết Trung thu năm 2024, nhiều cơ quan, đơn vị, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Bắc Giang quan tâm bố trí kinh phí, vận động các nguồn tài trợ để tổ chức nhiều hoạt động chăm lo con công nhân lao động, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng do bão số 3.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ