Chủ tịch Đặng Khắc Vỹ: Chỉ sáp nhập ngân hàng tốt
Đây là quan đi
Đây là quan điểm về định hướng sáp nhập (nếu có) của lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2015 ngày 27/3. VIB hiện có nhu cầu mua bán, sáp nhập, nhưng ngân hàng mục tiêu phải có số liệu tài chính thực sự minh bạch để tránh rủi ro cho VIB.
Đến thời điểm này, VIB là ngân hàng đầu tiên “mở màn” mùa Đại hội cổ đông năm 2015 của hệ thống tổ chức tín dụng. Năm 2014, VIB đạt kết quả kinh doanh khả quan, các chỉ số tài chính cải thiện đáng kể, lãi ròng 523 tỷ đồng và đề xuất chia cổ tức 11%.
Lo ngại “gánh” rủi ro
Xung quanh vấn đề sáp nhập ngân hàng đang rất “nóng”, một số cổ đông đã hỏi HĐQT có kế hoạch sáp nhập ngân hàng, tổ chức tài chính nào không? Vì hiện VIB hiện thuộc nhóm ngân hàng có quy mô vốn nhỏ (VĐL: 4.250 tỷ đồng). Dù hoạt động tốt nhưng trong xu thế các ngân hàng khác ráo riết tìm đối tác sáp nhập, thì VIB cũng không thể “đứng lẻ loi một mình” mãi được.
Chia sẻ với những băn khoăn của cổ đông, Chủ tịch HĐQT Đặng Khắc Vỹ cho biết, năm 2014, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có chủ trương tiếp tục khuyến khích sáp nhập đối với các ngân hàng nhỏ, tổ chức tín dụng yếu kém, hay có sở hữu chéo… VIB cũng có nhu cầu mua bán, sáp nhập một vài ngân hàng ở phía Nam hoặc phía Bắc để tạo cơ hội phát triển hệ thống.
Tuy nhiên, “quan điểm của HĐQT là bao giờ nhìn thấy một ngân hàng có tài chính thực sự minh bạch để VIB không gặp phải những rủi ro không đáng có, thì lúc đó sẽ xem xét, xin ý kiến cổ đông lại về việc sáp nhập”- Ông Vỹ nhấn mạnh.
Ngân hàng VIB chỉ sáp nhập với ngân hàng có tài chính lành mạnh
Vấn đề niêm yết lên sàn cũng được cổ đông chất vấn vì VIB dự kiến niêm yết từ lâu, nhưng hiện vẫn chưa thực hiện. Một cổ đông thẳng thắn bày tỏ: NHNN hiện đang hối thúc, buộc các ngân hàng phải sớm niêm yết lên sàn nhưng VIB không có kế hoạch niêm yết thì có không tuân thủ chỉ đạo này? “Ai cũng hiểu đây là lợi ích nhóm nên trì hoãn, không muốn lên sàn nhưng không thể chấp nhận như thế được” – Vị cổ đông này nói.
Theo ông Vỹ, việc lên sàn không phải để thích hay sở thích, mà chỉ lúc nào ngân hàng cần huy độn vốn và thấy có lợi cho tất cả cổ đông… “Ở góc độ của ngân hàng VIB, niêm yết là phải có trách nhiệm và bao giờ cảm thấy có đủ sức về hạ tầng, đủ sức hấp thụ lượng vốn lớn từ thị trường chứng khoán qua quá trình đầu tư, mở rộng phát triển”- Ông Vỹ nhấn mạnh.
Hơn thế, Chủ tịch VIB đưa ra chọn: nếu phát hành tăng vốn ngay để cổ đông phải bỏ thêm tiền vào, làm giảm tỷ suất lợi nhuận trên đồng vốn hay là việc sử dụng phát sinh, giảm chỉ số CAR đang ở mức cao thì sẽ an toàn hơn. Hơn nữa, VIB có thể mở rộng lên gấp 50% quy mô vốn hiện tại thì đồng vốn cổ đông có hiệu quả tốt nhất, và mức thu nhập trên cổ phiếu sẽ tăng gấp đôi.
Còn ông Graham Eric Putt, Thành viên HĐQT cho rằng, việc niêm yết là cần thiết nhưng quan trọng là lựa chọn thời điểm niêm yết. Nhưng, VIB cần có những giải pháp chắc chắn hơn để tăng hiệu quả kinh doanh, bền vững hơn thì niêm yết mới thành công.
Cổ tức và thưởng cổ phiếu 23%
Với kết quả kinh doanh khả quan, lãi ròng 523 tỷ đồng, HĐQT đã đề xuất tỷ lệ chia cổ tức là 11%, nhưng tại Đại hội chỉ trình cổ đông thông qua tỷ lệ là 9%. Sự thay đổi này khiến không ít cổ đông thắc mắc.
Theo giải thích của HĐQT, việc chia cổ tức của ngân hàng hiện phải được Ngân hàng Nhà nước thông qua. Yêu cầu này được đặt ra trong bối cảnh NHNN đang đẩy mạnh tái cơ cấu quyết liệt nên rất thận trọng, yêu cầu các ngân hàng phải minh bạch hóa số liệu dư nợ, rủi ro…
Đại hội cổ đông đã thông qua kế hoạch thưởng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 14%, tương ứng 59,5 triệu cổ phiếu. VIB sẽ thực hiện phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 4.845 tỷ đồng.
“Sau khi NHNN điều chỉnh tỷ lệ cổ tức xuống 9%, và ngân hàng chia thưởng cổ phiếu với tỷ lệ 14%, tổng cộng cổ đông vẫn được nhận là 23% (mệnh giá cổ phần). HĐQT đã cân nhắc đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho cổ đông”- Ông Vỹ nhẩm tính, và cảm thấy tự hào với kết quả này.
Bên cạnh đó, nợ xấu hiện vẫn là điều quan ngại không chỉ của VIB mà cả hệ thống ngân hàng. Năm 2014, ngân hàng đã nỗ lực đẩy mạnh tái cơ cấu và xử lý nợ xấu. Cụ thể, thực hiện nhiều giải pháp để kiểm soát chất lượng tín dụng, quản lý tài sản, kiểm soát rủi ro, phân loại, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định… Và các giải pháp này sẽ tiếp tục được tăng cường trong năm 2015.
Riêng về xử lý nợ xấu, ngân hàng đã tích cực “dọn” nhanh được hơn 4.422 tỷ đồng nợ xấu, thông qua việc bán nợ hơn 2.500 tỷ đồng nợ xấu cho Công ty VAMC, hoạt động mua bán nợ, thu hồi nợ… Nhờ đó, giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức 2,51%, so với mức 2,82% của năm trước.
Dự kiến, năm 2015, VIB cần xử lý khoảng 3.835 tỷ đồng nợ có vấn đề bằng nhiều cách: bán tiếp 1.800 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC nâng tổng số nợ xấu bán đi lên 4.709 tỷ đồng, bán khoảng 2.209 tỷ đồng nợ cho các ngân hàng khác. Cùng nỗ lực xử lý hơn 960 tỷ đồng nợ xấu trên báo cáo và khoảng 300 tỷ đồng nợ xấu dự kiến phát sinh trong năm nay.
Lãnh đạo VIB thừa nhận số nợ xấu là nhiều, song ở mức chấp nhận được. Hiện, VIB đã thực hiện trích dự phòng theo đúng quy định, tăng cường hoạt động chống vi phạm và gian lận nội bộ.
Hải Hà
Tin mới
Đưa nguồn hàng lên kệ siêu thị, mở rộng phân phối, tiết giảm chi phí trung gian
Chiều ngày 17/9, trong khuôn khổ Hội chợ Thương mại Festival Huế 2024, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức “Hội nghị kết nối cung cầu giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh, thành năm 2024”.
Hà Tĩnh hỗ trợ đợt 1 cho các tỉnh bão lũ phía Bắc 27,5 tỷ đồng
Ban Vận động cứu trợ tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành quyết định về việc phân bổ kinh phí đợt 1 để hỗ trợ đồng các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra với số tiền 27,5 tỷ đồng. Số tiền này được trích từ số tiền các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã quyên góp ủng hộ gửi về Ban Vận động Quỹ Cứu trợ tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua.
Gia Lai: Cục QLTT tỉnh ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra
Tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai vừa diễn ra Lễ phát động Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Gia Lai quyên góp, ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. 33.000.000 đồng cùng hơn 500 đơn vị sản phẩm hỗ đã được Cục QLTT Gia Lai chuyển đến cơ quan chức năng, góp phần hỗ trợ đồng bào miền Bắc…
Lào Cai: Phát sóng điện thoại cho 100% các xã sau mưa lũ
Ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu bão từ ngày 7 - 16/9/2024 trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã gây nhiều thiệt hại nặng nề về người, nhà ở, sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng; ước thiệt hại sơ bộ trên 3.235 tỷ đồng.
Chứng khoán phiên chiều 17/9: Nhà đầu tư mạnh tay bắt đáy, VN-Index tăng vọt
Đà khởi sắc bất ngờ ở nhiều mã bluechip với sự dẫn dắt của VHM, cùng lực cầu bắt đáy gia tăng ở các cổ phiếu bất động sản, xây dựng, công ty chứng khoán đã giúp VN-Index có phiên hồi phục gần 20 điểm.
Bắc Ninh khẩn trương xử lý các điểm “nóng” gây ô nhiễm môi trường, gắn trách nhiệm người đứng đầu
Đây là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Vương Quốc Tuấn, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh tại phiên họp thường kỳ tháng 9/2024 của UBND tỉnh diễn ra sáng nay, 17/9.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9