Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chọi trâu Đồ Sơn - Lễ hội Văn hóa đặc sắc nổi tiếng Hải Phòng có bị thương mại hóa?

Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn diễn ra hàng năm tại một số địa phương không chỉ là nét đẹp cổ truyền độc đáo, tôn vinh tinh thần thượng võ mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa tâm linh với những ý nghĩa tốt đẹp. Vậy chọi trâu Đồ Sơn - Lễ hội Văn hóa đặc sắc nổi tiếng Hải Phòng có bị thương mại hóa?

Đồ Sơn là một bán đảo nhỏ, do dãy núi Rồng kéo dài 5 km ra biển; độ cao từ 25 đến 130 m. Quận Đồ Sơn nằm ở phía đông nam thành phố Hải Phòng. Trong dịp lễ hội mùa xuân, người dân từ khắp nơi đổ về Đồ Sơn để viếng đền Bà Đế và cầu mong mưa thuận gió hòa. Ngoài ra, một lễ hội được tổ chức hàng năm tại Đảo Dấu (Đồ Sơn). Vào ngày này, người dân Đồ Sơn, đặc biệt là các doanh nhân từ khắp nơi xuống thuyền ra đảo chiêm bái, thắp hương cầu mong làm ăn thuận lợi, cả năm bình an.

Đồ Sơn là khu du lịch nghỉ dưỡng lớn nhất miền Bắc. Đồ Sơn được đông đảo du khách thập phương và du khách quốc tế đến đây tắm biển, nghỉ dưỡng và leo núi, cắm trại, ngắm cảnh biển tuyệt đẹp.

Một trong những sự kiện văn hóa nổi bật là “Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn”. Lễ hội được chia làm hai đợt: Ngày 06/08 âm lịch và ngày 09/08 âm lịch, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Các trận đấu chọi trâu vòng chung kết được truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình Hải Phòng. Liệu nó có bị thương mại hóa hoạt động không?

Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2013 của Việt Nam.

Dù ai buôn đâu bán đâu,
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mồng chín tháng tám thì về chọi trâu.

Được mệnh danh là vùng đất huyền thoại, Đồ Sơn mang trong mình vẻ đẹp hùng vĩ và nên thơ của trời mây sóng nước, ghi dấu những truyền thuyết xưa và nay. Hàng năm cứ đến ngày 9/8 Âm lịch, người dân khắp nơi lại rộn rã kéo về Đồ Sơn để xem lễ hội chọi trâu – Một trong những lễ hội độc đáo nhất của cư dân đồng bằng Bắc Bộ.

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, còn gọi là đấu ngưu, là một tập tục cổ, có từ xa xưa, là lễ hội truyền thống của người dân vạn chài tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng. Diễn ra vào ngày 9 tháng 8 Âm lịch hàng năm, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2013 của Việt Nam. Lịch sử lễ hội chọi trâu gắn liền với nhiều truyền thuyết được người dân truyền miệng suốt hàng ngàn năm qua.

Chọi trâu Đồ Sơn - Một phần không thể thiếu của người vùng biển
Chọi trâu Đồ Sơn - Một phần văn hóa không thể thiếu của người vùng biển cầu cho mưa thuận gió hòa.

Thần tích Tước Điểm Đại Vương: Ở Đồ Sơn, Đồ Hải, Ngọc Xuyên, tại các xã của huyện Đồ Sơn (cũ) đều thờ chung một vị tôn thần, tên hiệu là Tước Điểm Đại Vương. Theo thần tích, dưới chân Núi Tháp, thuộc địa phận xã Ngọc Xuyên, có một ngôi đền, mỗi khi trời u ám, thường có một vị thần râu tóc bạc phơ hiện hình ngồi trên thạch bàn, trước cửa đền có hai con trâu chọi nhau. Cảnh đó thường diễn ra vào mùng 9 tháng 8 hàng năm, nên dân ba xã làm mâm bột đặt trong đền làm lễ cầu thần hiện Sáng ra, chỉ thấy dấu chân chim sẻ trên đó, nên đặt tên là Tước Điểm thần. 

Riêng sách Đồng Khánh Địa Dư Chí Lược ghi rõ: " Đền Hùng Trấn Tước Điểm Thần thờ thuỷ thần Đồ Sơn trên Núi Tháp thuộc huyện Nghi Dương. Tương truyền, dân ba xã Đồ Sơn sống bằng nghề chài lưới, vẫn muốn lập ngôi đền để thờ thuỷ thần, có người trong xã mộng thấy Thần Thuyền nên dựng đền trên núi Tháp, ngày hôm sau người đó lên núi thấy một đàn chim sẻ quây lượn trong giây lát rồi bay ra phía biển. Dân Đồ Sơn dựng đền trên núi. Hội chọi trâu được tổ chức hàng năm vào mùng chín tháng Tám âm lịch hàng năm là ngày đại sự.

Lãnh đạo thành phố dâng hương tại đền thờ Nam Hải Thần Vương (đảo Dấu). (Ảnh: Cổng thông tin thành phố)
Lãnh đạo thành phố dâng hương tại đền thờ Nam Hải Thần Vương (đảo Dấu). Ảnh: Cổng thông tin thành phố.

Nguồn gốc hội chọi trâu còn được sách Đồng Khánh Dư... ghi lại qua lời tương truyền: " Xưa có người dân trong xã đi qua đền Hùng Trấn Tước Điểm Thần thấy hai con trâu húc nhau, thấy động chúng bỏ chạy xuống biển. Về sau, dân xã Đồ Sơn mở hội chọi trâu vào ngày mùng 9 tháng 8 âm lịch hàng năm và cho rằng trong ngày hội thế nào cũng có rtận mưa to gió lớn. Đó là thuỷ thần Đồ Sơn hiển linh.

Huyền tích Đền Bà Đế: Đây là một câu truyện nhuốm màu sắc thần thoại mà dân Đồ Sơn đã sáng tạo nên nhằm giải thích nguồn gốc lễ hội chọi trâu mà bao đời nay đã vô cùng gắn bó với họ.

Nàng là người con gái đẹp nhà nghèo, tên là Đế, có tiếng hát mê hồn quyến rũ đã đến tai vua Thuỷ Tề. Hồng nhan bạc phận, nàng bị oan với tội hoang thai. Hôm nàng bị dìm xuống nước, mây vàn vũ, trời âm u, và biển như thể nổi giận, từng đợt sóng chồm lên. Ba lần bọn hào lý ném nàng xuống biển là ba lần nàng nổi lên. Chúng đã dùng dây thừng buộc nàng vào cối đá, ném xuống.

Vua Thuỷ Tề chỉ chờ có vậy đón người vợ oan ức về cung sau bao nhiêu tháng ngày đằng đẵng nhớ thương. Nơi vua Thuỷ Tề đón nàng về cung bỗng dưng có rất nhiều tôm cá. Vì thế, người ta bèn tổ chức chọi trâu, mỗi một vạn chài được phép mang một con trâu ra thi đấu. Trâu của vạn chài nào thắng, tức là năm ấy vạn chài ấy được độc chiếm bãi cá. Con trâu thắng cuộc được dùng vào tế thần, cầu mong thuỷ thần phù hộ cho dân chài Đồ Sơn quanh năm được mùa tôm cá.

Thần tích cá Kình: Nhiều lão làng kể lại rằng: Cư dân làm nghề mò cua, bắt cá ở Đồ Sơn thường bị cá kình ăn thịt. Trước sự hung tợn, sự quấy nhiễu của quái vật, con người lập đàn cầu thần linh phù hộ vào thượng tuần tháng sáu và hứa sẽ mổ trâu, mổ lợn lễ tạ. Quả nhiên, sau hai tháng, vào một đêm mưa bão gió giật, sáng ra thấy xác cá kình chết. Trên hầu có vết chim cắn, một loại chim thần giáng thế độ dân. Từ đó, người bắt cá không bị cá kình ăn thịt nữa. Giữ lời hứa với thần linh, hàng năm dân làng đi mua trâu về lễ thần ở đền Nghè. Khi lễ ở đền Nghè, chúng đứt dây, chọi nhau quyết liệt. Các cụ cho rằng thần linh thích xem Trâu chọi. Bởi vậy hàng năm, dân làng tổ chức lễ hội chọi trâu và ngày đó đã trở thành đại sự, ngày hội truyền thống.

Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu: Thế kỷ XVIII trong lịch sử VN được coi là thế kỷ của khởi nghĩa nông dân vì chế độ phong kiến Lê Mạt đã khủng hoảng toàn diện đòi hỏi một sự thay đổi đến tận gốc. Trong cơn bão táp của chiến tranh nhân dân đó, nếu khởi nghĩa Tây Sơn là tiêu biẻu cho nhân dân Đằng Trong thì khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu, hay còn gọi là Quận He ở Hải Phòng là tiêu biểu cho nhân dân Đằng Ngoài.

ãnh đạo thành phố Hải phòng làm lễ dâng hương trước ngày khai hội chọi trâu Đồ Sơn 2022. (Ảnh: Cổng thông tin thành phố)
Lãnh đạo thành phố Hải phòng làm lễ dâng hương trước ngày khai hội chọi trâu Đồ Sơn 2022. Ảnh: Cổng thông tin thành phố.
Nghi lễ đánh trống trong buổi lễ dâng hương. Ảnh: Cổng thông tin thành phố
Nghi lễ đánh trống trong buổi lễ dâng hương. Ảnh: Cổng thông tin thành phố.

Chuyện cũ kể rằng: " Sau khi tập hợp số quân còn lại sau cuộc đàn áp triều đình vào năm 1741, Nguyễn Hữu Cầu kéo quân về Đồ Sơn xây dựng lực lượng. Mỗi khi đánh trận thắng ông thường mổ râu khao quân. Những con trâu trọi mổ bụng dứt dây lao ra, chọi nhau quyết liệt. Quân sĩ thấy thế hứng khởi reo hò vang dội. Kể từ đó, hàng năm, Nguyễn Hữu Cầu mở hội chọi trâu để cổ vũ động viên tinh thần quân sĩ. 
Cuốn Lịch sử Người Hà Nội của Hà Ân viết: " Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng đến xem hội chọi trâu Đồ Sơn đã gặp Kỳ Vỹ, người đã cứu Nhượng Vương thoát chết khỏi nạn cướp nên đã kết nghĩa làm anh em". Vậy theo sách này chí ít tục chọi trâu cũng phải có ít nhất từ thời Trần.

Giải thích về nguồn gốc Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn khó có thể hoàn thiện trong một sớm, một chiều, thực tế lịch sử có, huyền thoại có... Chỉ biết rằng lễ hội ấy ngày càng được hưởng ứng, mãi mãi là sản phẩm văn hoá tinh thần vô giá độc đáo của cư dân miền biển Đồ Sơn nói riêng và cộng đồng người Việt nói chung. Để từ đó, chúng ta đón nhận, bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội có một không hai này.

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn có sự giao thoa giữa những yếu tố văn hoá nông nghiệp đồng bằng với văn hoá cư dân ven biển, gắn liền việc thờ cúng thuỷ thần với nghi lễ chọi và hiến sinh trâu, thể hiện bản sắc văn hóa, tinh thần cùng thể chất đặc biệt của người dân miền biển hàng ngày đối diện với biển khơi và bão tố để mưu sinh.

Đặc sắc hội chọi trâu

Hải Phòng vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn.

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là một lễ hội truyền thống của người dân vạn chài tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng; diễn ra vào ngày 9 tháng 8 Âm lịch hàng năm. Năm 2012, lễ hội được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây không chỉ là một ngày hội gắn với tục thờ cúng thuỷ thần và tục hiến sinh; mà còn thể hiện tinh thần thượng võ của người dân miền biển, Hải Phòng.

Các
Các "Ông Trâu" được tuyển lựa, chăm sóc kỹ càng trước khi tham gia lễ hội.

Ngày hội chọi trâu không chỉ mang lại niềm vui cho mọi người; mà còn là một thú chơi lắm công phu; từ việc chọn trâu, mua trâu, nuôi trâu đến luyện trâu cũng là cả một sự kiên trì, kỳ công. Trâu tham gia hội thi phải được những người có nhiều kinh nghiệm chọn kỹ và chăm nuôi từ cả năm trước. Mua trâu chọi là cuộc săn lùng vất vả, gian truân.

Đồ Sơn lưu truyền một bài văn vần mô tả 16 điều tỉ mỉ về đầu, mặt, trán, tai, sừng, hàm, tóc, khoang cổ, ức, các khoáy, khung sườn, mình, chân, đuôi, bụng, bộ phận giao phối và những thói quen bộc lộ khí chất bên trong của trâu, cố nhiên là trâu đực. Kiếm được trâu đủ các tiêu chuẩn đã đúc kết là rất khó.

Diễn biến của lễ hội chọi trâu

Mở đầu lễ hội là cuộc tế lễ kéo dài gần đến trưa mới xong. Tiếp theo là đám rước trâu độc đáo có phường bát âm cùng một kiệu lớn do 12 trai đinh vạm vỡ khiêng. Sáu con trâu được tắm rửa sạch sẽ, lưng trùm vải đỏ, sừng thắt dải lụa hồng. Sau đến nghi thức múa cờ của 24 thanh niên như là 2 đội quân đang giao chiến.

Múa cờ xong, từng đôi trâu được dắt ra đứng dưới chân cột cờ Ngũ Phụng (ở hai bên). Hiệu lệnh phát ra thì hai trâu từ hai phía di chuyển lại gần nhau hơn, cách nhau chừng 20 m. Hiệu lệnh tiếp theo người dắt trâu đột nhiên rút dây mũi, hai trâu liền lao vào nhau, với các động tác điêu luyện…. Khán giả hò reo cổ vũ.

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn cũng như nhiều lễ hội khác có hai phần; phần lễ và phần hội đan xen. Từ ngày mùng một đầu tháng, các vị cao niên trong làng đã ra làm lễ tế thần Điểm Tước ở đình Tổng. Lúc này, các làng có trâu chọi đều phải ra làm lễ. Sau đó là lễ rước nước ( có gắn với tục tế Thuỷ Thần). Lọ nước thần mỗi năm thay một lần được từng làng ( phường ) mang về đình riêng.

Tại đình làng, các chủ trâu được cho trâu ra làm lễ Thành Hoàng. Sau khi làm lễ thần, trâu chọi đã chính thức được gọi là “Ông trâu”; là biểu tượng của tâm linh, là niềm tin, và là ước vọng của người dân nơi đây. Sáng ngày chính hội, 9/8 âm lịch, dân cư trong phường đều kéo ra đình.

Náo nhiệt của ngày hội

Từ đây, lễ rước các “Ông trâu” ra sới đấu với kiệu bát cống, long đình bát biểu, cờ thần bay phấp phới, rộn rã trong tiếng nhạc bát âm.

Phần hội diễn ra vào chính hội (09/08) với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc. Điệu múa khai hội được 24 tráng niên của làng chia thành hai hàng trình diễn vừa uyển chuyển, vừa mạnh mẽ, màu sắc biến hoá linh hoạt và huyền ảo trong những âm thanh của trống, thanh la.

Tiếng trống, tiếng thanh la; có tác dụng tạo không khí trong sân bãi thúc giục các “ông trâu”.
Tiếng trống, tiếng thanh la; có tác dụng tạo không khí trong sân bãi thúc giục các “ông trâu”.
Những chiến thắng vang dội của các
Những chiến thắng giòn giã của các "Ông Trâu" báo hiệu cho một năm mưa thuận gió hòa.

Theo cách nói của các lão làng, tiếng trống, tiếng thanh la; có tác dụng tạo không khí trong sân bãi thúc giục các “ông trâu” thi đấu thêm phần quyết liệt. Với màn múa cờ, những lá cờ vung lên quật xuống mạnh mẽ, dứt khoát, nhịp nhàng; có lúc đan chéo vào nhau như hai đội quân đang giao chiến; thể hiện sự dũng cảm của con người chống chọi với biển khơi.

Đúng 8h sáng, tiếng trống, tiếng chiêng khai hội, dịch loa gọi các “ông trâu” vào trận vang lên. Từ hai cổng bắc – nam của sới đấu; từng đôi trâu được dắt ra đứng dưới chân cột cờ Ngũ Phụng (ở hai bên). Hiệu lệnh phát ra thì hai trâu từ hai phía di chuyển lại gần nhau hơn, cách nhau chừng 20 m. Hiệu lệnh tiếp theo người dắt trâu đột nhiên rút dây mũi; hai trâu liền lao vào nhau bắt đầu trận so tài.

Ngày hội gắn với tục tập xưa

Theo quan niệm cổ xưa, nếu trâu làng nào thắng trận trong lễ hội; năm ấy cả làng sẽ gặp nhiều may mắn, mưa thuận gió hoà, mọi người bình yên trong suốt hành trình đi biển. Và đặc biệt hơn nữa là cho dù thắng hay thua, sau khi kết thúc lễ hội; các trâu đều được mổ thịt tế lễ trời đất, cầu mùa màng thuận hoà.

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là một ngày hội gắn với tục thờ cúng thuỷ thần và tục hiến sinh; nhưng bên cạnh những tập tục đó là tinh thần thượng võ của người dân Đồ Sơn, Hải Phòng.

Cụ Nguyễn Văn Tám, người gốc Đồ Sơn, Hải Phòng bộc bạch: "Với bề dày văn hóa như thế, tôi hy vọng, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn không bị thương mại hóa. Trước dịch, sau mỗi cuộc chọi trâu, rất nhiều người, nhiều nơi rao bán thịt trâu chọi trên mạng, ảnh hưởng tới thương hiệu của lễ hội truyền thống. Tôi hy vọng, người dân Hải Phòng giữ được nét văn hóa, để lễ hội không bị thương mại hóa bởi sự chi phối bên ngoài hay cá nhân, tập thể nào đó."

Quang Anh

Bài liên quan

Tin mới

Mưa lũ và sạt lở đất ảnh hưởng đến hệ thống lưới điện ở nhiều tỉnh miền Bắc
Mưa lũ và sạt lở đất ảnh hưởng đến hệ thống lưới điện ở nhiều tỉnh miền Bắc

Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) vừa có thông tin về tình hình mưa lũ và sạt lở đất ảnh hưởng đến hệ thống lưới điện ở Bắc Giang, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Yên Bái và Lào Cai (cập nhật đến ngày 9/9/2024).

Tông vào đống rơm trên đường, một người đàn ông tử vong
Tông vào đống rơm trên đường, một người đàn ông tử vong

Một người đàn ông ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh điều khiển xe máy trên đường về nhà thì tông phải đống rơm của người dân để trên đường dẫn đến tử vong.

Bánh Trung thu Đông Phương: Món quà ý nghĩa mang hương vị từ truyền thống đến Tết Trung thu hiện đại
Bánh Trung thu Đông Phương: Món quà ý nghĩa mang hương vị từ truyền thống đến Tết Trung thu hiện đại

Thành lập từ năm 1950 trải qua hơn 70 năm, Bánh mứt Đông Phương đã trở thành một thương hiệu yêu thích của người dân Hải Phòng và các tỉnh thành lân cận. Vào mỗi mùa Trung thu, những vị khách háo hức đặt hàng từ rất sớm, xếp hàng dài trước Hiệu Bánh mứt Đông Phương, 172 Cầu Đất, thành phố Hải Phòng để sở hữu cho mình những chiếc bánh Trung thu Đông Phương.

Thái Bình: Thực hiện tốt hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” chăm lo cho người có công với cách mạng
Thái Bình: Thực hiện tốt hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” chăm lo cho người có công với cách mạng

Theo số liệu thống kê, hiện nay toàn tỉnh có 57.011 người và thân nhân người có công với cách mạng thuộc đối tượng trợ cấp ưu đãi thường xuyên trên địa bàn. Xác định được công tác chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công là trách nhiệm tình cảm và vinh dự, thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã có công lao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nên nên cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể đã tích cực thực hiện công tác “Đền ơn đáp nghĩa".

V-GREEN khởi xướng “trạm sạc toàn dân”, việc sạc xe điện “tiện không tưởng”
V-GREEN khởi xướng “trạm sạc toàn dân”, việc sạc xe điện “tiện không tưởng”

Theo các chuyên gia, mô hình trạm sạc nhượng quyền của V-GREEN không chỉ mở ra hướng kinh doanh mới đầy hấp dẫn mà còn là yếu tố cộng hưởng giúp công cuộc chuyển đổi xanh tại Việt Nam có bước đại nhảy vọt.

T&T Group khởi công Cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội
T&T Group khởi công Cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội

Với quy mô 41,7 ha và tổng mức đầu tư gần 780 tỷ đồng, Cụm công nghiệp Nam Phúc Thọ - Giai đoạn 1 là một trong những dự án trọng điểm của Thủ đô Hà Nội, và là cụm công nghiệp lớn nhất trên địa bàn thành phố tính đến thời điểm hiện tại.