Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chính sách thuế tại Việt Nam chưa thực sự điều tiết tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Sáng 11/3/2019 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương đã tổ chức Hội thảo Công bố kết quả nghiên cứu sử dụng công cụ chính sách thuế nhằm điều tiết nền kinh tế hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững tại Việt Nam, hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.

Công cụ thúc đẩy thay đổi hành vi

Tại Hội thảo, TS Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết đề án “Nghiên cứu sử dụng công cụ chính sách thuế nhằm điều tiết nền kinh tế hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững tại Việt Nam” do Viện chiến lược và chính sách tài chính, Bộ Tài chính chủ trì dự án, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương được lựa chọn làm đơn vị nghiên cứu dự án và công bố kết quả.

TS Nguyễn Mạnh Hải,  Trưởng Ban Nghiên cứu các vấn đề xã hội của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Chính sách thuế được coi là một công cụ kinh tế, tác động tới chi phó và lợi ích của các thể nhân và pháp nhân nhằm điều chỉnh hành vi, hoạt động qua đó thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững”.

“Như vậy, chính sách thuế, phí là công cụ điều tiết vĩ mô của Chính phủ có thể được sử dụng nhằm tác động tới hành vi sản xuất, tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế thông qua việc ưu đãi thuế đối với các hoạt động kinh tế thân thiện với môi trường, đồng thời đánh thuế đối với hoạt động kinh tế làm tổn hại đến môi trường”, TS Hải cho hay.

 Chính sách thuế tại Việt Nam chưa thực sự điều tiết tăng trưởng xanh và phát triển bền vững - Hình 1

Toàn cảnh Hội thảo

Theo TS Hải, trên thế giới đã có một số nước sử dụng công cụ chính sách thuế thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, đều hướng tới sản xuất và tiêu dùng xanh, giảm phát hải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển công nghẹ xanh và các ngành công nghiệp sử dụng ít tài nguyên, áp dụng các biện pháp sản xuất sạch, xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững, nhiên liệu hoá thạch, áp dụng các công cụ kinh tế nhằm buộc các nhà sản xuất chuyển chi phí bảo vệ môi trường vào giá thành sản phẩm, khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư bảo vệ môi tường.

Trong đó, các nước Đức, Thuỵ Sỹ, Thuỵ Điển, Na Uy, Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore...là những quốc gia tiên phong và thực hiện tăng trưởng xanh thông qua việc áp dụng nhiều chính sách thúc đẩy tăng trưởng xanh, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tăng trưởng xanh.

Tại Việt Nam, đã có một số chính sách thuế liên quan đến mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững ở Việt Nam như khuyến khích sản xuất tiêu dùng xanh thông qua chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, cụ thể là miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải, áp dụng thuế suất 10% đối với thu nhập của oanh nghiệp từ thục hiện hoạt động xã hội hoá trong lĩnh vực môi trường; áp dụng thuế xuất 10% trong 15 năm đối với thu nhập của DN từ thực hiện dự án đầu tư mới, ứng dụng công nghệ cao; Áp dụng thuế suất 17% trong 15 năm đối với thu nhập của DN từ thực hiện dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng, đồng thời DN được miễn thuế 2 năm, giảm 50% số thuế phải nộp tối đa 4 năm liên tiếp.

Ngoài ra, chính sách thuế ở Việt Nam còn khuyến khích sản xuất tiêu dùng xanh thông qua chính sách thuê nhập khẩu, cụ thể là miễn thuế nhập khẩu đối với hành hoá nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ bao gồm máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được, công nghệ trong nước chưa tạo ra được...

Thêm nữa là chính sách khuyến khích tiêu dùng xanh thông qua chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp, cụ thể là miễn thuế cho đất đồi, núi trọc dùng vào sản xuất nông, lâm nghiệp, đất trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

Đồng thời, là chính sách sản xuất tiêu dùng xanh thông qua chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp như miễn thuế đôi với đất của cơ sở thực hiện xã hội hoá đối ới các hoạt động trong lĩnh vực môi trường, thông qua chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt như áp dụng mức thuế suất thấp hơn đối với xe ô tô chạy bằng xăng kết hơp năng lượng điện và sinh học; Áp dụng mức thuế suất thấp nhất là 7% áp dụng đối với xăng sinh học E10 và 8% đối với xăng sinh học E5 (so với mức thuế suất 10% áp dụng đối với xăng khoáng).

Cùng với đó là các chính sách hạn chế gây nguy hại đối với môi trường thông qua chính sách thuế bảo vệ môi trường, đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường gồm xăng, dầu, than đá, dung dịch HCFC, túi ni lông, thuộc diệt cỏ, thuốc trừ mối, thuốc bảo quan lâm sản, thuốc khử trùng kho...Tuy nhiên mức thuế này khá “nhẹ nhàng” nên người sử dụng chưa điều chỉnh được hành vi.

Chưa được như kỳ vọng

Hiện nay, thuế bảo vệ môi trường so với GDP và thu thuế giai đoạn 2012-2015, theo tính toán từ số liệu Ngân sách Nhà nước, thuế BVMT so với tổng thu thuế chiếm 3,53%, so với GDP là 0,64%, đây là số lượng rất nhỏ chưa có tác dụng điều chỉnh hành vi tốt hơn.

Nhìn chung, Việt Nam đã ban hành các chính sách thuế liên quan đến tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, nhằm hạn chế tiêu cực và khuyến khích hành vi tích cực phù hợp với thông lệ quốc tế, tuy nhiên nhưng mức độ ưu đãi, xử phạt của các chính sách này chưa đủ mạnh để khuyến khích sản xuất, tiêu dùng xanh... 

Chính sách thuế nhằm han chế sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm gây nguy hại đối với môi trường chưa phù hợp với thự  tiẽn, số thu từ các sắc thuế này chưa tương xứng với những tổn hại do hoạt động sản xuất, tiêu dùng gây ra như thuế BVMT, thuế tài nguyên, thuế TTĐB...chỉ có những sự việc lớn thì mới có sự vào cuộc, chú ý thích đáng.

Tại Hội nghị TS Hải cũng đưa ra một số giải pháp như cần phải hoà thiện các chính sách thuế, rà soát lại thuế đã đủ mức độ điều chỉnh hành vi tiêu cục, hoàn chỉnh và mức ưu đãi và thời gian ưu đãi để thu hút có chọn lọc các DN tham gia như ứng dụng công nghệ cao....

Về chính sách bảo vệ môi trường, cần tiếp cận theo cơ chế giá thị trường, đảm bảo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”; khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư tham gia thu gom, xử lý chất thải.

Về chính sách thuế tài nguyên, cần hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế tài nguyên, chống thất thoát khi khai thác tài nguyên...

TS Hải cho hay: “Cần có sự vào cuộc của các bộ, ban ngành và người dân, để dự án không chỉ nằm trên chiến lược mà được thực hiện thực tế trong cuộc sống.

Cũng tại hội thảo, PGS. TS Vương Thị Thu Hiền Khoa Thuế - Hải Quan của Học viện Tài Chính và TS Đặng Thị Thu Hoài , Thư ký Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cũng ra đưa ra những tham luận quan trọng về khuyến khích tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

PNJ chốt quyền trả cổ tức đợt 2/2023
PNJ chốt quyền trả cổ tức đợt 2/2023

Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) cho biết sẽ chốt ngày chia cổ tức đợt 2/2023 tỷ lệ 14% bằng tiền (1.400 đồng/cp). Ngày giao dịch không hưởng quyền là 2/10/2024.

Thừa Thiên Huế: Cần xây dựng thương hiệu du lịch – “Huế - kinh đô văn hóa – di sản”
Thừa Thiên Huế: Cần xây dựng thương hiệu du lịch – “Huế - kinh đô văn hóa – di sản”

Tỉnh Thừa Thiên Huế cần xây dựng thương hiệu du lịch – “Huế - kinh đô văn hóa – di sản”, đó là ý kiến của ông Hà Văn Siêu Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam vào ngày 19/9, tại hội nghị “Xúc tiến, quảng bá, kết nối Du lịch Huế - 2024” do Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hiệp Hội Du lịch Việt Nam tổ chức.

Thái Nguyên: Một học sinh lớp 4 đập lợn đất ủng hộ các bạn vùng lũ 16 triệu đồng
Thái Nguyên: Một học sinh lớp 4 đập lợn đất ủng hộ các bạn vùng lũ 16 triệu đồng

Mặc dù Nhà trường chưa kêu gọi ủng hộ, nhưng thông qua tài khoản của Ủy ban MTTQ Việt Nam, em Lê Minh Tú, học sinh lớp 4B, Trường Tiểu học Cải Đan (TP. Sông Công), đã xin bố mẹ đập con lợn đất tiết kiệm để gửi đến các bạn vùng lũ số tiền 16 triệu đồng...

iPhone chiếm 60 - 70% doanh thu cho cửa hàng bán lẻ điện thoại ở Việt Nam
iPhone chiếm 60 - 70% doanh thu cho cửa hàng bán lẻ điện thoại ở Việt Nam

iPhone luôn là thương hiệu điện thoại được khách hàng ưa chuộng hàng đầu bởi vậy hãng luôn nằm trong nhóm smartphone dẫn đầu doanh thu tại các cửa hàng. Doanh thu của iPhone luôn chiếm đến 60 - 70% doanh thu cửa hàng, luôn cao hơn nhiều so với doanh thu của những hãng di động khác.

Anh sẽ chia sẻ những hiểu biết trong xây dựng trung tâm tài chính quốc tế với Việt Nam
Anh sẽ chia sẻ những hiểu biết trong xây dựng trung tâm tài chính quốc tế với Việt Nam

Là Thị trưởng Khu Tài chính London đầu tiên đến thăm Việt Nam trong 10 năm, ông Michael Mainelli mong muốn Vương quốc Anh hợp tác chặt chẽ với Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung trong lĩnh vực dịch vụ tài chính.

Tiêu hủy 38.473 sản phẩm hàng hóa vi phạm
Tiêu hủy 38.473 sản phẩm hàng hóa vi phạm

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đơn vị vừa tiến hành tiêu hủy 38.473 sản phẩm hàng hóa là tang vật vi phạm hành chính bị lực lượng chức năng tịch thu thời gian qua. Trị giá lô hàng hóa vi phạm ước trên 1,6 tỷ đồng.