Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Chín tăng 13% so với cùng kỳ năm trước

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 09/2022 ước tăng 1,8% so với tháng 08/2022 nhưng tăng tới 13% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 09 tháng, IIP tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng ngành sản xuất đã lấy lại động lực tăng trong tháng Tám sau khi đã chậm lại trong tháng Bảy khi các công ty tiếp tục phục hồi từ đại dịch Covid-19 và có số lượng đơn đặt hàng mới tăng. Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam đạt 52,7 điểm trong tháng 8, tăng so với 51,2 điểm của tháng Bảy cho thấy sự cải thiện mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất với 03 điểm nổi bật: Sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm tăng mạnh hơn; Tốc độ tăng chi phí đầu vào đã chậm lại đáng kể; Thời gian giao hàng của nhà cung cấp được rút ngắn lần đầu trong 33 tháng. Đây là những điều kiện thuận lợi để sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng phục hồi nhanh trong tháng Chín  và 09/2022.

Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 09 tháng năm 2022 ước tính tăng 9,63% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 7,16%; quý II tăng 9,51%; quý III tăng 12,12%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,69% (quý I tăng 7,85%; quý II tăng 11,07%; quý III tăng 13,02%), đóng góp 2,74 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,71%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,03%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 4,42%, đóng góp 0,15 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 09/2022 ước tăng 1,8% so với tháng 08/2022 nhưng tăng tới 13% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 09 tháng, IIP tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước.

So với cùng kỳ năm trước, chỉ số IIP 09 tháng tăng ở hầu hết các địa phương (61 địa phương tăng, 02 địa phương giảm). Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng cao trong 09 tháng năm 2022 do: (i) ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao (như Bắc Giang tăng 46,6%; Cần Thơ tăng 37,1%; Quảng Nam tăng 30,3%; Vĩnh Long tăng 30,7%; Đắk Lắk tăng 11,4%; Kiên Giang tăng 26,8%; Khánh Hòa tăng 26,8%; Bến Tre tăng 24,2%); (ii) ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao do thủy điện tăng cao (như Đắk Lắk tăng 44,4%; Lai Châu tăng 25,6%; Sơn La tăng 27,5%). Đồng thời, chỉ số IIP của một số địa phương trọng điểm về sản xuất công nghiệp tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: thành phố Hồ Chí Minh tăng 19,64% (cùng kỳ giảm 12,9%); Vĩnh Phúc tăng 15,05%; Quảng Ninh tăng 6,66%;...

Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm do: (i) ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chưa lấy lại đà tăng trưởng cao như thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh (như Lào Cai và Bà Rịa - Vũng Tàu cùng tăng 8,7%; Quảng Ngãi tăng 8%; Bắc Kạn tăng 6,9%; Ninh Bình tăng 3,7%; Hà Tĩnh giảm 11,5%); (ii) ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm như: Bình Thuận giảm 2%; Quảng Ninh giảm 3,7%; Cà Mau giảm 8,6%; Ninh Bình giảm 13,4%; Hà Tĩnh giảm 35,3%; Trà Vinh giảm 36,2%; (iii) ngành khai khoáng  tăng thấp hoặc giảm (như Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 3%; Lào Cai giảm 9,8%; Bình Định giảm 30,3%).

Chỉ số sản xuất 09 tháng năm 2022 của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất đồ uống tăng 31,9%; sản xuất trang phục tăng 22,5%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 20,4%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 18,3%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 17,3%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 16,4%; sản xuất thiết bị điện tăng 14,9%; sản xuất phương tiện vận tải khác và sản xuất sản phẩm thuốc lá cùng tăng 11,4%.

Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm như: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 5,4%; sản xuất kim loại giảm 0,8%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực 09 tháng năm 2022 tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Bia tăng 35,8%; thủy hải sản chế biến tăng 20,4%; linh kiện điện thoại tăng 17,3%; ô tô tăng 16,5%; thép thanh, thép góc tăng 15,4%; quần áo mặc thường tăng 13,2%; thuốc lá điếu tăng 11,4%; giày, dép da tăng 10,2%; sơn hóa học tăng 10,1%; bột ngọt tăng 9,6%.

Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Sắt, thép thô giảm 13,7%; điện thoại di động giảm 5,8%; phân hỗn hợp NPK giảm 4,1%; thức ăn cho thủy sản giảm 3,3%; vải dệt từ sợi nhân tạo giảm 3,1%; khí hóa lỏng LPG giảm 2,5%; tivi các loại giảm 1,8%; dầu thô khai thác giảm 0,6%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 09/2022 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2022, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ năm 2021 tăng 2,8%).

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/9/2022 tăng 7,3% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 13,4% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 28,2%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 9 tháng năm 2022 là 76,4% (bình quân 09 tháng năm 2021 là 81,1%).

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Chuyên cơ chở 35 tấn hàng viện trợ khắc phục hậu quả bão lũ của Nga đã đến Nội Bài
Chuyên cơ chở 35 tấn hàng viện trợ khắc phục hậu quả bão lũ của Nga đã đến Nội Bài

Tối 20/9, tại sân bay quốc tế Nội Bài đã diễn ra lễ giao hàng viện trợ nhân đạo của Liên bang Nga dành cho Việt Nam để giúp đỡ khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 với sự tham dự của Đại biện lâm thời Nga tại Việt Nam Ivan Sergeevich Nesterov.

Acecook và hàng loạt “ông lớn” FDI chung tay hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng bão Yagi
Acecook và hàng loạt “ông lớn” FDI chung tay hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng bão Yagi

Trong thời điểm bão lũ “hoành hành” ở miền Bắc, chúng ta càng thấy rõ tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách của người dân, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong nước, tích cực quyên góp hỗ trợ bà con ổn định cuộc sống. Đồng hành với miền Bắc thân thương, các doanh nghiệp nước ngoài như Acecook; Samsung; Huawei; Manulife… cũng không đứng ngoài cuộc khi ủng hộ hàng tỷ đồng đến đồng bào tại các vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cơn bão Yagi.

Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ
Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ

37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ bị bãi bỏ toàn bộ, bao gồm 25 Quyết định và 12 Chỉ thị.

Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn
Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn

Ngày 20/9, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2024 – 2026. Ông Nông Ngọc Tăng, Trưởng ban Đại diện Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội NCT tỉnh Lạng Sơn, nhiệm kỳ 2024 – 2026.

Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân

Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc vào chiều nay (20/9).

Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”
Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”

Ngày 20/9, Tỉnh Đoàn Lạng Sơn, Hội đồng Đội tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em” và gặp mặt, chia sẻ, tập huấn cho đoàn đại biểu thiếu nhi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024.