Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam đứng thứ 59
Điểm số và thứ hạng của Việt Nam về đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong 3 năm gần đây như sau: năm 2014 đạt 34,89 điểm (xếp hạng 71); Năm 2015: 38,35 (xếp hạng 52); năm 2016: 35,37 (xếp hạng 59).
THCL Điểm số và thứ hạng của Việt Nam về đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong 3 năm gần đây như sau: năm 2014 đạt 34,89 điểm (xếp hạng 71); Năm 2015: 38,35 (xếp hạng 52); năm 2016: 35,37 (xếp hạng 59).
Việt Nam được đánh giá là mạnh ở các chỉ số thuộc nhóm Đầu ra của đổi mới sáng tạo (bao gồm Sản phẩm của tri thức và công nghệ và Sản phẩm sáng tạo). Việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và thành công trong thu hút đầu tư nước ngoài cho phép Việt Nam đạt thứ hạng cao ở chỉ số về “Hấp thụ tri thức”, “Dòng vốn đầu tư nước ngoài”, cũng như “Lan truyền tri thức” hay “Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa”...
Ảnh minh họa: Internet
Việt Nam được đánh giá là còn yếu ở nhóm chỉ số về “môi trường kinh doanh”, “xếp hạng các đại học”, “việc làm thâm dụng tri thức”, “tỷ lệ lao động nữ có trình độ”, “đăng ký sáng chế quốc tế PCT”, “xuất khẩu dịch vụ ICT”, “nhập khẩu dịch vụ ICT”.
Mặc dù thứ hạng về môi trường cạnh tranh của Việt Nam năm 2016 có sự cải thiện tốt (tăng 9 bậc, mức cải thiện tốt nhất kể từ năm 2008), thứ hạng trong xếp hạng chính phủ điện tử cũng tăng 10 bậc so với năm 2014, nhưng việc giảm thứ hạng về chỉ số ĐMST và năng lực cạnh tranh cho thấy Việt Nam cần “nỗ lực cải cách mạnh mẽ, toàn diện cả về quy mô và cường độ trên tất cả các lĩnh vực” để đạt mục tiêu ngang bằng các nước ASEAN 4.
Việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực ĐMST có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chính vì vậy, Nghị quyết 19-2017/NQ-CP của Chính phủ về thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng năm 2020, đã đưa ra nhiệm vụ cải thiện các chỉ số về ĐMST với những mục tiêu cụ thể.
Trong đó, đối với chỉ số về ĐMST, Chính phủ đã đặt mục tiêu “Đến năm 2020, các chỉ số ĐMST (theo đánh giá của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới – WIPO) đạt trung bình ASEAN 5”.
Cụ thể, nhóm chỉ tiêu về Thể chế đạt tối thiểu 55 điểm (hiện nay là 51,7 điểm); nhóm chỉ tiêu Nguồn nhân lực và nghiên cứu đạt tối thiểu 31 điểm (hiện nay là 30,1 điểm); nhóm chỉ tiêu về Cơ sở hạ tầng đạt tối thiểu 43 điểm (hiện nay là 36,7 điểm); nhóm chỉ tiêu về Trình độ phát triển của thị trường đạt tối thiểu 51 điểm (hiện nay 43,0 điểm); nhóm chỉ tiêu về Trình độ phát triển kinh doanh đạt tối thiểu 35 điểm (hiện nay là 30,6 điểm). Đây chính là năm trụ cột của nhóm chỉ số đầu vào ĐMST - vốn được đánh giá là còn yếu của Việt Nam.
Để triển khai cải thiện các chỉ số về ĐMST nói chung và đặc biệt là các chỉ số thuộc năm trụ cột của nhóm chỉ số đầu vào nêu trên, Chính phủ đã phân công trách nhiệm của từng bộ, ngành trong việc chủ trì cải thiện từng chỉ số cụ thể (với 82 chỉ số ĐMST, theo báo cáo GII 2016).
Các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm chủ động tìm hiểu phương pháp, cách tính toán và ý nghĩa của các chỉ số xếp hạng, đồng thời cung cấp thông tin kịp thời để các tổ chức quốc tế có căn cứ xác thực trong đánh giá, xếp hạng. Bộ KH&CN được giao làm đầu mối theo dõi việc cải thiện chỉ số về ĐMST.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh cho biết: Trong khuôn khổ chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền của mình, Bộ KH&CN đã ban hành Chương trình hành động của Bộ KH&CN thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP (Quyết định số 289/QĐ-BKHCN ngày 24/2/2017).
Bộ KH&CN cũng đã trao đổi và làm việc với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) để tổ chức Hội nghị hướng dẫn triển khai cải thiện chỉ số ĐMST, qua đó cung cấp những thông tin cần thiết cho các bộ, ngành, địa phương nhằm triển khai hiệu quả các giải pháp cải thiện năng lực ĐMST trong nước.
Thanh Hà
Tin mới
Những mẫu điện thoại Xiaomi nào nhận được bản vá bảo mật tháng 9
Xiaomi Pad 6, Pad 5, Xiaomi 14 Ultra, MIX Flip và Redmi K50 Gaming là những thiết bị đầu tiên nhận được bản vá bảo mật tháng 9/2024, giúp tối ưu hóa hệ thống, đồng thời bảo vệ người dùng khỏi các lỗ hổng.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT thăm, động viên và hỗ trợ ngành Giáo dục Yên Bái sau bão số 3
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi cùng đoàn công tác Bộ GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã về thăm, động viên ngành Giáo dục Yên Bái vào chiều 14/9.
Ngành giáo dục Lạng Sơn cần đặc biệt quan tâm đến công tác vệ sinh, khử khuẩn trường học sau bão lũ
Đây là một trong những chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng tại cuộc kiểm tra, hỗ trợ ngành giáo dục đào tạo tỉnh Lạng Sơn khắc phục hậu quả bão số 3 ngày 15/9/2024.
Dự kiến, toàn bộ học sinh Yên Bái sẽ trở lại trường vào ngày 18/9
Theo Phó Chủ tịch tỉnh Yên Bái Vũ Thị Hiền Hạnh, cố gắng ngày 16/9 sẽ đưa học sinh đi học để đảm bảo thời gian năm học. Trường nào rất nặng dự kiến sẽ cho học sinh đi học từ ngày 18/9.
Vùng Cảnh sát Biển 3 tổ chức thành công đợt diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp và bắn đạn thật
Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát Biển 3 đã tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp và bắn đạn thật trên biển năm 2024.
Giá lúa gạo hôm nay 15/9: Đồng loạt đi ngang
Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (15/9) tại thị trường trong nước duy trì ổn định sau phiên điều chỉnh tăng. Thị trường giao dịch chậm.
Xem nhiều
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới