Chí Linh chuẩn bị cho lễ hội mở vườn thu hoạch nhãn xuất khẩu
Chí linh – Hải Dương chuẩn bị cho lễ hội mở vườn thu hoạch nhãn xuất khẩu năm nay được tổ chức vào ngày 21/07, nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm quả nhãn thương hiệu Chí Linh tới các cá nhân và doanh nghiệp, đẩy mạnh xúc tiến thương mại qua đó kích cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Trăn trở với cây nhãn
Vào đầu tháng Hai âm lịch, hầu hết nhãn chính vụ mới phát xong lộc non và bắt đầu hé nụ thì vườn nhãn sớm nhà ông Ngô Văn Bộ ở khu dân cư Hố Dầu, phường Bến Tắm, TP Chí Linh đã nở hoa vàng rực. Đến sau rằm tháng Hai, hơn 400 cây trong tổng số hơn 600 cây đã đậu quả. Nhiều cây quả đã có đường kính 0,5 cm nên có thể cho thu hoạch từ rằm tháng tư, sớm hơn nhãn chính vụ từ 2-3 tháng.
Ông Bộ sinh ra từ vùng nhãn Tiên Lữ (Hưng Yên), đã trồng nhãn lấy quả và làm long nhãn từ năm 2006. Ban đầu ông trồng quảng canh đủ các giống nhãn nên vụ được, vụ mất, giá bán bấp bênh. Vì thế, những năm 2014-2016, ông ra sức tìm kiếm, lai tạo, cấy ghép và trồng thử nhiều loại nhãn để tìm ra giống nhãn sớm phù hợp. Từ năm 2017 đến 2020, ông Bộ đã thay thế được hơn 90% số cây nhãn trong vườn rộng 3,5 ha. Giống được chọn thay thế duy nhất là nhãn lồng cổ truyền Hưng Yên.
"Muốn có vườn nhãn sớm như ý phải chọn được giống phù hợp với chất đất, khí hậu để khi xử lý kỹ thuật sẽ không ép cây. Hơn nữa, giống cây phải cho quả to, tròn, mã màu da bò đẹp, cùi dầy, khô giòn, hạt nhỏ... Đầu tư trồng và chăm sóc nhãn không nhiều tiền, khoảng 30 triệu đồng/ha nhưng công sức thì phải bỏ ra rất nhiều", ông Bộ cho biết.
Ở khu dân cư Tân Tiến (phường Hoàng Tiến), ông Nguyễn Văn Viễn cũng là một người đam mê trồng nhãn. Bắt đầu từ năm 2007, ông trồng nhiều giống nhãn chính vụ từ Hương Chi, Miền Thiết đến Hà Tây tròn, méo... “Tuy thế nhãn chín rộ, thu hoạch gấp gáp, mệt mỏi mà khi bán lại bị ép giá", ông Viễn nhớ lại. Để thay đổi cách sản xuất, ông đã đi khắp các vùng Bắc Giang, Hà Tây, Hưng Yên... tìm kiếm giống nhãn có thể xử lý ra hoa sớm và trồng thử. Sau nhiều lần thất bại, thậm chí bị lừa giống nhãn dởm, đến nay khu vườn gần 2 ha nhà ông chỉ có giống nhãn cổ truyền. "Vụ này, thời tiết thuận nên nhãn ra hoa nhiều, tỷ lệ đậu quả hơn 80%. Thuận lợi thì vườn nhà tôi có thể cho thu từ 10-12 tấn quả. Vụ năm ngoái nhãn sớm bán 35.000 đồng/kg, gần gấp 3 giá nhãn chính vụ", ông Viễn cho biết thêm.
Niềm vui gặt hái thành quả
Năm 2022 cả thành phố có 12 vùng trồng nhãn (xuất khẩu) với diện tích hơn 120 ha đủ điều kiện xuất đi các nước như Mỹ, Australia, Nhật Bản, Thái Lan...Diện tích nhãn tập trung tại các xã, phường Hoàng Hoa Thám, Hoàng tiến, Lê Lợi, Hoàng Tân và Thanh Mai...
Ngoài việc xuất khẩu nhãn lồng Chí Linh ra các thị trường nước ngoài thì sản phẩm nhãn Chí Linh cũng được người tiêu dùng trong nước yêu thích như Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh lân cận Quảng Ninh, Bắc Ninh... Ông Nguyễn Văn Viễn thuộc khu dân cư Tân Tiến, phường Hoàng Tiến, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương (tổ sản xuất nhãn số 1, sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGap) là một trong những hộ dân có vườn nhãn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, cũng là một người tâm huyết với cây nhãn cho biết: “ Ông trồng nhiều giống nhãn chính vụ từ Hương Chi, Miền Thiết đến Hà Tây tròn, méo... Tuy nhiên năng suất và giá trị kinh tế chưa cao”. Để thay đổi cách sản xuất, ông đã đi khắp các vùng có tiếng về quả nhãn... tìm kiếm giống nhãn phù hợp với thổ nhưỡng. Sau một thời gian dài nghiên cứu, cùng với việc tuân thủ các hướng dẫn của cơ quan chuyên môn về quy trình chăm sóc theo tiêu chuẩn quốc tế, đến nay khu vườn nhãn nhà ông có 500 gốc nhãn sớm và 500 gốc nhãn chính vụ, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Viễn vui mừng cho biết thêm: “Quả nhãn Chí Linh ngày càng được khẳng định về thương hiệu, có mẫu mã và chất lượng tốt, ổn định. Nhãn Chí Linh hiện đã được cấp chứng nhận tập thể và sản phẩm nhãn Hoàng Tiến đạt 3 sao (sản phẩm OCOP), được các doanh nghiệp xuất khẩu đánh giá cao. Vụ mùa năm nay, thời tiết không thuận nên nhãn ra hoa không nhiều, tỷ lệ đậu quả hơn 60%. Tuy nhiên, giá nhãn sớm vẫn ở mức cao khoảng 40.000-50.000 đồng/kg".
Nâng tầm chất lượng, giá trị
Tại vùng nhãn Chí Linh hiện nay mối liên hệ giữa người trồng và các tổ chức, cá nhân thu mua chưa chặt chẽ. Không ít trường hợp doanh nghiệp đặt lượng nhiều nhưng không thu mua hết, lấy cớ do Covid-19 hoặc kêu giá cả cao... Ông Bộ và ông Viễn, cùng nhiều bà con đều mong muốn có vùng sản xuất ổn định. Các ông đều sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giống với mục tiêu tạo được một vùng nhãn sớm tập trung đủ lớn để thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp.
Vùng nhãn Chí Linh vụ này có diện tích khoảng 740 ha, tăng khoảng 3% so với vụ trước, chủ yếu là nhãn chính vụ. Trong đó, vùng nhãn xuất khẩu rộng chừng 60 ha, được thâm canh theo quy trình VietGAP, kỹ thuật GlobalGAP ở các xã, phường Hoàng Tân, Hoàng Tiến, Bến Tắm, Hoàng Hoa Thám, Lê Lợi. TP Chí Linh phối hợp với cơ quan chuyên môn của tỉnh hướng dẫn người trồng nhãn xây dựng và quản lý chặt chẽ vùng sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế.
"TP Chí Linh đã xây dựng được 36 mã nhãn xuất khẩu đi EU, Nhật Bản, Anh và Trung Quốc. Thành phố đã xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại cho cây nhãn, tích cực liên hệ với các đầu mối tiêu thụ nội địa và xuất khẩu", bà Lê Thị Huế, Phó trưởng Phòng Kinh tế TP Chí Linh nói.
"Vụ này thành phố tiếp tục hỗ trợ các hộ trồng nhãn xuất khẩu về bao bì, nhãn mác, hoàn thiện quy trình xây dựng sản phẩm OCOP... Lâu dài sẽ thành lập hiệp hội cây ăn quả các cấp, trong đó có quả nhãn", ông Nguyễn Văn Huỳnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Chí Linh cho biết.
Vụ nhãn năm 2021, Công ty TNHH Eurofins Sắc Ký Hải Đăng (TP Hồ Chí Minh), đơn vị kiểm định chất lượng nông sản đã được quốc tế công nhận, thông báo kết quả phân tích mẫu nhãn quả được lấy từ vùng sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế tại Chí Linh. Theo đó, hơn 800 chỉ tiêu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở cả vỏ và thịt đều không còn tồn dư hoặc bảo đảm ở ngưỡng cho phép. Các chỉ tiêu được kiểm định theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Đây là điều kiện để nhãn Chí Linh có thể xuất khẩu sang các thị trường khó tính. Với tín hiệu khả quan từ thị trường xuất khẩu, thành phố sẽ mở rộng vùng nguyên liệu nhãn bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế. Không chỉ phục vụ thị trường khó tính mà còn đáp ứng nhu cầu của các chuỗi cửa hàng, siêu thị trong cả nước. Giá trị kinh tế của loại nông sản này cũng từ đó mà nâng lên. Cây nhãn đang định hình là một cây ăn quả chủ lực của TP Chí Linh.
Vùng nhãn Chí Linh vụ này có diện tích khoảng 800 ha, chủ yếu là nhãn chính vụ. Trong đó, vùng nhãn xuất khẩu rộng chừng 120 ha, được thâm canh theo quy trình VietGAP, kỹ thuật GlobalGAP ở các xã, phường Hoàng Tân, Hoàng Tiến, Hoàng Hoa Thám, Lê Lợi, Thanh Mai. Thành phố Chí Linh phối hợp với cơ quan chuyên môn của tỉnh hướng dẫn người trồng nhãn xây dựng và quản lý chặt chẽ vùng sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế.
"TP. Chí Linh đã xây dựng được 12 mã nhãn xuất khẩu đi Mỹ, Úc, Nhật Bản và Thái Lan. Thành phố đã xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại cho sản phẩm quả nhãn, tích cực liên hệ với các đầu mối tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài", bà Lê Thị Huế, Phó trưởng Phòng Kinh tế thành phố Chí Linh chia sẻ.
Hoàng Thăng - Lê Pháp
Tin mới
Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn
Chiều 11/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn công tác đã kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra tại tỉnh Lạng Sơn.
Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai
Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, mưa to kéo dài kết hợp lũ trên thượng nguồn đổ về gây lũ lớn, chia cắt cục bộ nhiều cụm dân cư trên địa bàn huyện Bắc Hà, làm hư hại 1.405 nhà, 208 chuồng trại, 646 ha lúa và hoa màu cùng nhiều công trình giao thông, trường học, y tế…, ước thiệt hại hơn 35 tỷ đồng...
Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi
Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), sẽ cung cấp 1 triệu USD viện trợ nhân đạo khẩn cấp để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão Yagi gây ra.
Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam
Nhằm hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh lây truyền qua nguồn nước, hoặc từ động vật, sau bão số 3, Sở Y tế Thái Nguyên đã có công văn đề nghị hỗ trợ từ nhiều đơn vị, tổ chức...
Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
“Chấp hành chỉ đạo của lãnh đạo Quân khu 3 và Bộ CHQS tỉnh Nam Định, thời điểm trước, trong và sau khi cơn bão số 3 đổ bộ, đơn vị đã quán triệt duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực chiến, trực ban, trực cứu hộ, cứu nạn 24/24” – đó là chia sẻ của Trung tá Trần Đình Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Ý Yên về công tác hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ.
Câu chuyện thương hiệu
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường