Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chế biến và tổ chức thị trường ngành nông nghiệp còn yếu

Liên quan việc dư thừa thịt lợn thời gian qua, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, nguyên nhân chính là do sức sản xuất tăng trưởng quá nhanh, trong khi đầu ra khó khăn vì thiếu liên kết giữa sản xuất và phân phối.

Sáng 13/6, Quốc hội đã khai mạc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì điều hành chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất về các giải pháp đột phá và lộ trình thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp trong thời gian tới. Biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, hướng đến xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa, phát triển nông nghiệp bền vững...

Chế biến và tổ chức thị trường ngành nông nghiệp còn yếu - Hình 1

Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn

Trong nửa đầu phiên chất vấn, các đại biểu Quốc hội tập trung hỏi về vấn đề khủng hoảng thịt lợn và quy hoạch lại ngành nông nghiệp để không lặp lại tình trạng “được mùa, rớt giá”, điển hình như các cuộc “giải cứu” lợn, dưa hấu, hành tím trong thời gian qua. 

Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh (Bình Phước) nêu câu hỏi, điệp khúc “được mùa mất giá” liên tục xảy ra, Bộ NN&PTNT sẽ có giải pháp gì?

Theo Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, đây là vấn đề chung của ngành nông nghiệp, vì sức sản xuất của nông nghiệp Việt Nam quá lớn nhưng khâu tổ chức thị trường, chế biến còn yếu. Đặc biệt khi hội nhập thế giới thì các tiêu chuẩn, quy chuẩn, phải được hoàn thiện. Do vậy, từng ngành hàng cần có thời gian, thay đổi tư duy quản lý, đầu tư… 

Trước mắt, trong thời gian ngắn không thể tránh khỏi tình trạng nơi này thừa, nơi kia thiếu. Hơn nữa, từ tín hiệu thị trường thế giới, Việt Nam sẽ quy hoạch vùng sản xuất, nhà máy… để đáp ứng nhu cầu thị trường, chặng đường này còn gian khổ nhưng phải làm.

Chế biến và tổ chức thị trường ngành nông nghiệp còn yếu - Hình 2

Chế biến và tổ chức thị trường ngành nông nghiệp còn yếu 

Về vấn đề thịt lợn, đại biểu Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) nêu câu hỏi, căn cứ vào đâu để nông nghiệp phê duyệt phát triển ngành chăn nuôi. Vì tổng đàn lợn hiện nay vẫn thấp hơn nhiều so với quy hoạch mà thị trường đã dư thừa và lúng túng trong việc giải quyết?

Bộ trường Cường cho biết, sức sản xuất của ngành chăn nuôi tăng trưởng quá nhanh. Chỉ trong vài năm, sản lượng thịt đã tăng trên 3,6 lần, ví dụ thịt lợn tăng 3 triệu tấn lên 5 triệu tấn/năm… khối lượng thịt tăng khổng lồ trong thời gian ngắn.

Sau 10 năm, đàn nái từ 2 triệu con đã tăng lên 4,2 triệu con. Hơn nữa, những năm gần đây, không có dịch bệnh nên sức tăng trưởng của ngành chăn nuôi càng nhanh. Bên cạnh đó, trước đây 75% lượng thịt trên mâm cơm là thịt lợn, nhưng giờ đã thay đổi sang các loại khác như trứng, gia cầm, gia súc…

Ngoài ra, việc tổ chức ngành hàng chưa tốt, vẫn còn 3 triệu hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ. Chế biến tách rời khỏi sản xuất, kém nhất trong các ngành hàng. Trong 24 đơn vị chế biến, số đơn vị chế biến sâu chỉ đếm trên đầu ngón tay. Còn lại vẫn là bán tươi tại chợ.  

Xuất khẩu lợn mỗi năm chỉ 20.000 tấn lợn sữa/năm, còn lại chủ yếu tiểu ngạch. Các thị trường khác hầu như xuất khẩu được. Tóm lại, hai khâu chế biến và tổ chức thị trường rất yếu, dẫn tới tình trạng dư thừa thịt.

Về quy hoạch ngành chăn nuôi lợn, khi quy hoạch chưa tính theo nhu cầu thực tế mà lấy theo tốc độ tăng trưởng kinh tế, chưa tính tới tương quan với các ngành hàng khác. Thứ hai, khi hội nhập, các dòng sản phẩm sẽ được nhập về. Thứ ba, sản xuất chuỗi, quy mô lớn cũng chưa tốt. Dẫn tới ngành thịt lợn bị ùn ứ và có trách nhiệm của ngành nông nghiệp. 

Trả lời thêm về việc phát triển thị trường của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Cường cho rằng, phát triển thị trường là mệnh lệnh, không có thị trường không có sản xuất. Việt Nam phải thực hiện cam kết quốc tế nhưng sẽ rà soát lại các hiệp định để tận dụng được cơ hội, trao đổi thương mại.  Bộ NN&PTNT sẽ cùng Bộ Công Thương đánh giá lại công tác quản lý thị trường, từ đó đưa ra được biện pháp trong thời gian tới. Ví dụ Nhật xuất táo sang Việt Nam, chung ta sẽ xuất Thanh long sang Nhật… 

Về quy hoạch, Bộ NN&PTNT sẽ xây dựng các trục sản phẩm quốc gia, những ngành hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD ( khoảng10 sản phẩm). Trục sản phẩm thứ 2 của tỉnh, mang đặc thù của tỉnh như: Vải thiều Thanh Hà, Lục Ngạn…. Trục thứ 3 là các sản phẩm địa phương, quy hoạch, tổ chức sản xuất, chế biến. 

Cùng tham gia trả lời câu hỏi này, Bộ trường Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho rằng, sản xuất phải dựa trên tín hiệu thị trường. Ví dụ, tốc độ tăng trưởng thịt lợn nhanh, nhưng công tác thị trường còn nhiều tồn tại. 

Bộ trường Trần Tuấn Anh cho biết, muốn xâm nhập thị trường các nước thì phải mở cửa về mặt thương mại và thủ tục hành chính, rào cản thương mại. Ví dụ, chúng ta chưa đảm bảo an toàn dịch bệnh nên gặp khó khăn xuất khẩu lợn chính ngạch sang Trung Quốc. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Công Thương cùng Bộ NN&PTNT đã cử nhiều đoàn sang Trung Quốc để đàm phán. Tuy nhiên, phải tuyên bố vùng không có dịch bệnh.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ cùng Bộ NN&PTNT phối hợp để quy hoạch, sản xuất sản phẩm tốt, có giá thành cạnh tranh.  

PV

Bài liên quan

Tin mới

Bổ nhiệm phó chánh văn phòng UBND tỉnh, phó giám đốc sở
Bổ nhiệm phó chánh văn phòng UBND tỉnh, phó giám đốc sở

UBND tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức công bố và trao quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Phó Giám đốc Sở NNPTNT...

Bổ nhiệm 21 tân vụ trưởng, kiểm toán trưởng, phó kiểm toán trưởng
Bổ nhiệm 21 tân vụ trưởng, kiểm toán trưởng, phó kiểm toán trưởng

Kiểm toán nhà nước đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc bổ nhiệm nhân sự Vụ trưởng, Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng và tương tương.

Bổ nhiệm tân Vụ trưởng, Vụ phó, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao
Bổ nhiệm tân Vụ trưởng, Vụ phó, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao

Ngày 20/9, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý. Ông Nguyễn Huy Tiến, Viện trưởng Kiểm sát nhân dân tối cao dự và chủ trì buổi Lễ.

Sửa đổi quy định phân công, phân cấp quản lý về ATTP trên địa bàn TP. Hà Nội
Sửa đổi quy định phân công, phân cấp quản lý về ATTP trên địa bàn TP. Hà Nội

Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà vừa ký Quyết định số 58/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 28/2022/QĐ-UBND ngày 24/6/2022 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý về An toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Nghệ An mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Nhật Bản
Nghệ An mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Nhật Bản

Chiều 20/9, tại Tokyo, Nhật Bản, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Trung tâm ASEAN-Nhật Bản (AJC) tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư các doanh nghiệp Nhật Bản vào tỉnh Nghệ An năm 2024.

Gần 200 trung tâm VNVC trên toàn quốc triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết
Gần 200 trung tâm VNVC trên toàn quốc triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết

Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC với gần 200 trung tâm hiện đại trên cả nước đã chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn.