Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Châu Á - Thái Bình Dương vượt qua toàn cầu trong giảm phát thải carbon năm 2021

Nghiên cứu Chỉ số Net Zero các nền kinh tế năm 2022 của PwC cho thấy khu vực Châu Á Thái Bình Dương đạt tỷ lệ giảm phát thải khí carbon trung bình 1,2% vào năm 2021. Điều này cho thấy lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượng trên một đơn vị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được tạo ra đang giảm. Trong khi đó, nỗ lực giảm phát thải carbon của thế giới là 0,5%, một khoảng cách lớn so với tỷ lệ giảm phát thải carbon 15,2% cần thiết để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C so với mức thời kỳ tiền

Nghiên cứu Chỉ số Net Zero các nền kinh tế của PwC theo dõi tiến độ của các quốc gia trong việc giảm lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượng và giảm phát thải khí carbon tại quốc gia đó. Nghiên cứu đo lường mức độ tiêu thụ năng lượng so với GDP và hàm lượng carbon của năng lượng đó. Nghiên cứu cho thấy 9 trong số 13 nền kinh tế Châu Á Thái Bình Dương đã giảm phát thải carbon vào năm 2021, tuy nhiên, chỉ có hai nền kinh tế - New Zealand và Việt Nam - vượt qua mục tiêu giảm phát thải khí carbon dựa trên mục tiêu đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC). New Zealand giảm cường độ carbon nhiều nhất ở mức 6,7% vào năm 2021, tiếp theo là Malaysia (4,0%), Việt Nam (3,4%) và Australia (3,3%).

Các mục tiêu cấp toàn cầu và cấp quốc gia cần được chuyển hóa vào chính sách. Kết quả tích cực từ các chính phủ Châu Á Thái Bình Dương đó là một số chính sách đã được thực thi. Tuy nhiên, để duy trì mục tiêu 1,5°C, chính phủ các nước trong khu vực này cần phải có những chính sách mang tính chất quyết định, bao gồm kết hợp các mục tiêu năng lượng tái tạo với các kế hoạch loại bỏ dần sử dụng than đá; thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả với chính sách điện khí hóa; tích hợp chính sách định giá carbon kết hợp với đổi mới, cũng như mở rộng quy mô công nghệ sạch và đảm bảo quá trình chuyển đổi hợp lý.

Biểu đồ: Mức độ tiêu thụ năng lượng, nhiên liệu và phát thải carbon của các nền kinh tế Châu Á Thái Bình Dương trong 3 năm 2001, 2011 và 2021. Các màu cam, hồng và nâu thể hiện ba mức độ các quốc gia khu vực này thực hiện giảm phát thải
Biểu đồ: Mức độ tiêu thụ năng lượng, nhiên liệu và phát thải carbon của các nền kinh tế Châu Á Thái Bình Dương trong 3 năm 2001, 2011 và 2021. Các màu cam, hồng và nâu thể hiện ba mức độ các quốc gia khu vực này thực hiện giảm phát thải.

Có tiến triển (màu cam):Các nền kinh tế có các nỗ lực phù hợp với mục tiêu của mình: Úc, Trung Quốc, Malaysia, New Zealand và Hàn Quốc và có thể bao gồm Thái Lan. Các quốc gia này đã cho thấy sự tiến bộ đáng khích lệ về hướng đi và tốc độ. Hầu hết các quốc gia vẫn tạo ra nhiều khí thải carbon, nhưng đang duy trì động lực phát triển đầy hứa hẹn.

Chậm trễ trong tiến độ (màu hồng): Một số nền kinh tế chưa có các hoạt động nhất quán và chậm trễ trong quá trình giảm phát thải carbon trong thập kỷ vừa qua: Ấn Độ, Indonesia và Nhật Bản. Với tham vọng và quyết tâm rõ ràng hơn, các quốc gia này có khả năng điều chỉnh lại đúng hướng.

Phụ thuộc vào than đá (màu nâu): Một số nền kinh tế đang vẫn còn ở khá xa đích đến: Bangladesh, Philippines, Pakistan và Việt Nam. Các nền kinh tế đang phát triển này bắt đầu với cường độ carbon tương đối thấp. Sự phát triển kinh tế của các nước này trong thập kỷ qua được thúc đẩy một phần bởi than đá và đây là những rủi ro lớn nhất khi quốc gia bị mắc kẹt giữa tài nguyên cạn kiệt và biến đổi khí hậu.

Trong khi các nhà hoạch định chính sách đang chịu áp lực để đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng với mức giá hợp lý, vẫn còn đó cơ hội kinh doanh dành cho các khoản đầu tư vào net zero nhờ nguồn lực đổi mới. Sự tăng giá năng lượng và khủng hoảng nguồn cung đã tạo nên xu hướng đổ xô vào nhiên liệu hóa thạch trong ngắn hạn; nhưng đồng thời cũng tăng cường cơ hội đầu tư cho năng lượng tái tạo trong dài hạn. Tương tự, các động lực kinh doanh về hiệu quả năng lượng đã tăng lên, đặc biệt trong các lĩnh vực tiêu thụ nhiều năng lượng và các ngành công nghiệp khó giảm thiểu năng lượng tiêu thụ. Các doanh nghiệp sẽ tìm cách tiêu thụ năng lượng ít hơn, sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, báo hiệu một bước ngoặt trong cách chúng ta suy nghĩ về năng lượng.

Câu chuyện giảm thải carbon đang chuyển từ tham vọng sang hành động. Tuy nhiên, báo cáo năm nay cho thấy những tồn tại cần được ghi nhận và giải quyết tại COP27 và sau đó. Thu hẹp khoảng cách từ tham vọng tới hành động sẽ là một bước ngoặt để Châu Á Thái Bình Dương đạt được lợi thế cạnh tranh trong cuộc đua toàn cầu về Net Zero.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Xét xử cựu chủ tịch, phó chủ tịch huyện, thị trấn, trưởng phòng đo đạc bản đồ, TN&MT...
Xét xử cựu chủ tịch, phó chủ tịch huyện, thị trấn, trưởng phòng đo đạc bản đồ, TN&MT...

Sau 3 ngày xét xử hình sự sơ thẩm, chiều 20/9, Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên án đối với 22 bị cáo từng là cán bộ, công chức ở huyện Đông Hòa (nay là thị xã Đông Hòa)...

Bổ nhiệm phó chánh văn phòng UBND tỉnh, phó giám đốc sở
Bổ nhiệm phó chánh văn phòng UBND tỉnh, phó giám đốc sở

UBND tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức công bố và trao quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Phó Giám đốc Sở NNPTNT...

Bổ nhiệm 21 tân vụ trưởng, kiểm toán trưởng, phó kiểm toán trưởng
Bổ nhiệm 21 tân vụ trưởng, kiểm toán trưởng, phó kiểm toán trưởng

Kiểm toán nhà nước đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc bổ nhiệm nhân sự Vụ trưởng, Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng và tương tương.

Bổ nhiệm tân Vụ trưởng, Vụ phó, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao
Bổ nhiệm tân Vụ trưởng, Vụ phó, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao

Ngày 20/9, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý. Ông Nguyễn Huy Tiến, Viện trưởng Kiểm sát nhân dân tối cao dự và chủ trì buổi Lễ.

Sửa đổi quy định phân công, phân cấp quản lý về ATTP trên địa bàn TP. Hà Nội
Sửa đổi quy định phân công, phân cấp quản lý về ATTP trên địa bàn TP. Hà Nội

Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà vừa ký Quyết định số 58/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 28/2022/QĐ-UBND ngày 24/6/2022 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý về An toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Nghệ An mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Nhật Bản
Nghệ An mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Nhật Bản

Chiều 20/9, tại Tokyo, Nhật Bản, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Trung tâm ASEAN-Nhật Bản (AJC) tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư các doanh nghiệp Nhật Bản vào tỉnh Nghệ An năm 2024.