Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, đất đai bằng phẳng, những năm qua người dân xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) không ngừng mở rộng diện tích trồng cây gió trầm. Với nhiều chính sách khuyến khích trong đầu tư phát triển kinh tế, nhất là đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, cây gió trầm đã góp phần quan trọng giúp hàng trăm hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Cây gió trầm hợp với thổ nhưỡng ở Phúc Trạch nên rất dễ trồng và cây phát triển tốt. Cây gió trầm phải trải qua một khoảng thời gian khá dài (từ 10 năm trở lên) mới có thể khai thác được. Ảnh: Internet

Thiên nhiên ưu đãi cho Phúc Trạch một khí hậu, thổ nhưỡng đặc biệt để phát triển cây gió trầm. Theo người dân địa phương, cũng như cây bưởi, cây gió trầm trồng ở vùng đất Phúc Trạch sẽ phát triển tốt, trầm hương trong cây rất nhiều và thơm nhưng khi trồng tại các địa phương lân cận chất lượng lại không được như vậy. Năm 2020, Hội Trầm hương Việt Nam nghiên cứu, khảo sát, đánh giá chất lượng cây gió trầm tại xã Phúc Trạch xác định chất lượng cây và các sản phẩm trầm hương trên đất Hương Khê, đặc biệt là tại xã Phúc Trạch có chất lượng rất cao, “thuộc tốp đầu thế giới”.

Ông Nguyễn Văn Phương là một trong những hộ dân có nhiều cây gió trầm lâu năm của xóm 8, xã Phúc Trạch. Ông có hơn 1ha vườn trầm, với khoảng 400 cây trên 20 năm tuổi. Trong vườn trầm ông Phương, có rất nhiều trầm hương được hình thành tự nhiên. Bước vào khu vườn gió trầm mát rượi, rêu xanh phủ đầy mặt đất, hương trầm dịu nhẹ trong gió.

Vườn cây gió trầm trị giá hàng tỷ đồng của ông Nguyễn Văn Phương ở xã Phúc Trạch. 

Ông Phương chỉ vào những vết sâu ăn trên thân cây, tiết ra những dòng nhựa và hạt gỗ nhỏ: "Cây này là trầm hương tự nhiên, thương lái trả 50 triệu đồng, tôi chưa bán". Trước đây, ông Phương bán một vườn cây hơn 1 tỷ đồng, có cây trầm tự nhiên lâu năm giá 170 triệu. Ông dùng số tiền đó để làm nhà ở và dưỡng già. Mới đây, có thương lái đến mua cả vườn 400 cây, trả trung bình mỗi cây 10 triệu nhưng ông Phương không bán. Nhu cầu tiêu dùng cá nhân không nhiều, ông chỉ muốn giữ vườn trầm cho đẹp sau này để lại cho con cháu.

Gia đình ông Nguyễn Xuân Trường ở xã Phúc Trạch hiện có 500 cây gió trầm từ 12- 15 năm tuổi. Cách đây 3 năm, hầu hết cây gió trầm trong vườn đã được ông tiến hành đục lỗ, tạo trầm và đều sinh trưởng, phát triển tốt. Hiện nay, vườn cây gió trầm  đang ở thời kỳ cho thu hoạch, thương lái từ khắp mọi  nơi đến đặt mua với số lượng lớn.

“Toàn bộ cây gió đã tạo trầm được gia đình tập trung thu hoạch, với giá bán như hiện nay dự kiến sẽ mang về nguồn thu nhập khoảng 300 triệu đồng. Sau khi thu hoạch, tôi sẽ tiếp tục đầu tư kinh phí mua cây gió trầm giống về trồng để ổn định phát triển kinh tế lâu dài”, ông Nguyễn Xuân Trường cho biết.

Theo thống kê, toàn xã Phúc Trạch hiện có hơn 300ha cây gió trầm. Trong đó, nhiều hộ gia đình trồng cây gió trầm với quy mô lớn và thành lập các cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến sản phẩm trầm hương, trầm nụ, trầm miếng, đồ thủ công mỹ nghệ có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, nhiều sản phẩm chế biến từ cây gió trầm ở xã Phúc Trạch đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Từ cây gió trầm, người dân chế tác nhiều sản phẩm mỹ nghệ phục vụ nhu cầu của khách hàng.

Ông Trần Quốc Khánh, Chủ tịch UBND xã Phúc Trạch cho biết, năm 2023 thu nhập từ cây gió trầm đạt khoảng 90 tỷ đồng. Cùng với đặc sản bưởi Phúc Trạch thì cây gió trầm được xác định là cây chủ lực trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

“Địa phương tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi những loại cây trồng hiệu quả kinh tế thấp sang đầu tư trồng cây gió trầm. Tập trung chế biến, nâng cao giá trị các sản phẩm từ cây gió trầm, mở rộng kết nối thị trường tiêu thụ, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững”, ông Trần Quốc Khánh thông tin.

Theo kinhtenongthon.vn

 

 

 

Bài liên quan

Tin mới

Gần 400 cán bộ, người lao động Supe Lâm Thao tham gia Ngày hội hiến máu tình nguyện
Gần 400 cán bộ, người lao động Supe Lâm Thao tham gia Ngày hội hiến máu tình nguyện

Tại Hội trường khu công nhân Supe, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Supe Lâm Thao) phối hợp với Hội chữ thập đỏ tỉnh Phú Thọ và Hội chữ thập đỏ huyện Lâm Thao tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện năm 2024 với tinh thần sẻ chia “Mỗi giọt máu cho đi - Một cuộc đời ở lại”.

Stellantis lên kế hoạch đẩy mạnh sản xuất xe điện tại Mỹ
Stellantis lên kế hoạch đẩy mạnh sản xuất xe điện tại Mỹ

Stellantis sẽ đầu tư hơn 400 triệu USD nhằm mục tiêu chuyển đổi mạnh mẽ sang sản xuất xe điện và pin.

EVNNPC đã khôi phục cấp điện trở lại cho 95,23% khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ
EVNNPC đã khôi phục cấp điện trở lại cho 95,23% khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Sáng 15/9/2024, Ban An toàn - Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết, đã khôi phục cấp điện trở lại cho 5.857.272 khách hàng, chiếm tỷ lệ 95,23% so với số khách hàng mất điện ban đầu.

Điện mặt trời Trường Lộc – Bình Thuận lãi đột biến gấp 6 lần
Điện mặt trời Trường Lộc – Bình Thuận lãi đột biến gấp 6 lần

Công ty TNHH Điện mặt trời Trường Lộc – Bình Thuận mới công bố tình hình tài chính cơ bản trong nửa đầu năm 2024 với lợi nhuận tăng trưởng đột biến so với cùng kỳ.

Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai khắc phục thiệt hại do bão số 3
Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai khắc phục thiệt hại do bão số 3

Chính phủ quyết định hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2024 để khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và ổn định đời sống người dân.

Canada ban hành kết luận cuối cùng điều tra chống bán phá giá dây thép từ Việt Nam
Canada ban hành kết luận cuối cùng điều tra chống bán phá giá dây thép từ Việt Nam

Theo thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), vừa qua, Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) ban hành kết luận cuối cùng về vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng dây thép có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc, Ai Cập và Việt Nam.