Câu chuyện thức ăn đường phố và quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
Thức ăn bán ở nề đường, vỉa hè, các quán cóc, khu vực cổng trường học... đã không còn là khái niệm xa lạ với người dân. Tuy nhiên, việc đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định liên quan về loại hình dịch vụ này hãy còn nhiều bất cập, gây mối lo về sức khỏe cho người sử dụng.
Theo quy định tại khoản 26 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010, thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến sẵn dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự.
Người kinh doanh thức ăn đường phố phải đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm dựa vào các Điều sau:
Điều 31 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định nơi bày bán thức ăn đường phố phải cách biệt nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm; phải được bày bán trên bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mỹ quan đường phố.
Điều 32 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm:
Nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố phải bảo đảm an toàn thực phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm phải bảo đảm an toàn vệ sinh. Bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không được gây ô nhiễm vào thực phẩm. Có dụng cụ che mưa, nắng, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại. Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh; phải tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Khu vực trung tâm huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng (thị trấn Núi Đối; xã Thanh Sơn), là nơi xuất hiện nhiều hàng quán thức ăn nhanh, đồ ăn vặt. Ngoài các quầy hàng bày bán trên vỉa hè, góc đường trên những chiếc xe kéo lưu động thì cũng có nhiều quán ăn vặt có biển hiệu và địa điểm cố định.
Theo quan sát thực tế của phóng viên Thương hiệu và Công luận, bằng cảm quan cho thấy các loại thức ăn ở đây có nhiều dấu hiệu mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguồn gốc, xuất xứ của các loại nguyên liệu, thực phẩm, thực phẩm bao gói bán ăn sẵn tại các quán ăn này cũng là một câu hỏi còn đang bỏ ngỏ.
Địa điểm kinh doanh đồ ăn có tên Anh Tươi (trà sữa – đồ ăn vặt) nằm ngay khu vực lối vào của Trường mầm non Liên Cơ (Thọ Xuân, thị trấn Núi Đối, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) ngày ngày bày bán rất nhiều loại thức ăn sẵn liền kề ngay vỉa hè. Thức ăn bày trên bàn không có gì che chắn, thậm chí còn bị nắng chiếu vào. Đoạn đường này liên tục có người qua lại tấp nấp nên thức ăn bày không được che chắn sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm bụi bẩn, bị biến chất bới ánh nắng. Khu vực bếp chế biến cũng được chủ kinh doanh đặt ngay vỉa hè, các dụng cụ che chắn cũng đen bẩn, bám mốc. không những thế, thức ăn còn để vạ vật quanh khu vực bếp, người nấu không sử dụng bao tay, dùng tay trần trực tiếp cầm nắm các dụng cụ và nguyên liệu chế biến. khi bán đồ ăn đã chế biến xong cho khách cũng dùng tay trần mặc dù vừa chạm vào rất nhiều đồ vật trong công đoạn chế biến khác.
Không chỉ có một điểm bán đồ ăn vặt Anh Tươi mà có đến vài chục điểm kinh doanh san sát nhau tại một khúc cua đoạn đường tại Thọ Xuân (thị trấn Núi Đối, Kiến Thụy, Hải Phòng). Điều đáng nói là các quán cóc, quán tạm và quán cố định đều sử dụng hết phần vỉa hè dành cho người đi bộ để làm điểm kinh doanh. Hơn thế nữa, khi dừng đỗ để mua hàng tại các quầy hàng này, người mua cũng ngang nhiên dừng đỗ phương tiện ngay dưới lòng đường, gây nguy cơ mất an toàn giao thông và làm thu hẹp diện tích phần đường cho các phương tiện giao thông khác qua lại.
Đối tượng sử dụng các mặt hàng ăn vặt, thức ăn đường phố đa phần là học sinh và các bạn trẻ. Điều này cũng gây lên mối lo không nhỏ về sức khỏe đối với thế hệ tương lai của đất nước. Bởi khi sử dụng các nguồn dinh dưỡng không đảm bảo sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh về đường tiêu hóa, tiểu đường, tim mạch, huyết áp...vì trong đồ uống có chứa nhiều đường, chất tạo màu, tạo vị... Đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, nguyên liệu không đảm bảo an toàn vệ sinh...
Thống kê từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, mỗi năm cả nước đều có đến hàng ngàn ca ngộ độc thực phẩm, trong đó có không ít ca bị ngộ độc do ăn thức ăn đường phố, đồ không rõ nguồn gốc ở cổng trường học, khu chợ dân sinh...
Theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ, nếu vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố như không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật; thức ăn không được che đậy, ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập sẽ bị phạt từ 0,5 - 1 triệu đồng. Người bán hàng không sử dụng găng tay khi tiếp xúc với thực phẩm chín, thức ăn ngay cũng bị xử phạt.
Một số hành vi như sử dụng dụng cụ chế biến, ăn uống, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định; người đang mắc các bệnh theo quy định không được trực tiếp tham gia kinh doanh ăn uống, thực phẩm; sử dụng phụ gia thực phẩm sang chia, san chiết không phù hợp… bị xử phạt từ 1 - 3 triệu đồng.
Đề nghị Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hải Phòng, Cục Quản lý thị trường Hải Phòng, các đơn vị liên quan về Quản lý trật tự đô thị tại khu vực thị trấn Núi Đối; xã Thanh Sơn, Cảnh sát giao thông trật tự huyện Kiến Thụy vào cuộc kiểm tra, nhắc nhở và có biện pháp xử lý theo quy định các vấn đề trên, đảm bảo các hàng quán kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, lập lại trật tự đường hè, lòng đường, trả lại cảnh quan cho khu vực.
Việc các hàng quán ngang nhiên sử dụng vỉa hè làm nơi bày bán thức ăn đường phố diễn ra tại khu vực huyện Kiến Thụy như trên không biết có được cấp lãnh đạo địa phương nơi đây quan tâm? Phóng viên Thương hiệu và Công luận sẽ tìm hiểu và sớm thông tin đến bạn đọc.
Kim Huệ
Tin mới
Cà Mau: Xả chất thải chưa qua xử lý, Công ty Thuận Đức bị xử phạt 2,2 tỷ đồng
UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại xuất nhập khẩu Thuận Đức số tiền 2,2 tỷ đồng về hành vi xả chất thải chưa xử lý ra môi trường.
Hệ sinh thái AB Lê Thành và Bảo hiểm Bảo Việt ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện
Tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Bảo hiểm Bảo Việt và Hệ sinh thái AB Lê Thành. Đây là sự kiện mang tính bước ngoặt, không chỉ đánh dấu sự hợp tác giữa hai đơn vị lớn mạnh mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững, kết nối đa ngành nhằm mang lại giá trị tối ưu cho khách hàng.
Xử phạt Công ty An Hưng Phát 300 triệu đồng vì không có giấy phép môi trường
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 300 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng An Hưng Phát.
Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh ủng hộ đồng bào bão lũ
Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban MTTQ tỉnh,chiều 13/9, Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
Thanh Hóa sẵn sàng phương án di dời khẩn cấp khoảng 910 hộ dân ở 9 xã ven sông Bưởi
Trong ngày 13/9, nước sông Bưởi dâng cao, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa sẵn sàng phương án di dời khẩn cấp khoảng 910 hộ dân với hơn 3.000 nhân khẩu ở 9 xã ven sông.
Xác định chi phí và chế độ thu phí thẩm định các nhiệm vụ quy hoạch
Căn cứ các quy định nêu trên và trên cơ sở đề xuất của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 35/2023/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định các đồ án quy hoạch...
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới