Cấp thiết hình thành đội tàu biển quốc tế Việt Nam
Để giải bài toán phát triển đội tàu biển quốc tế của Việt Nam vẫn cần nhiều giải pháp mang tính đồng bộ và lâu dài.
Với gần 300 bến cảng biển nhưng hơn 90% sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu do đội tàu nước ngoài đảm nhận. Thiếu chủ động đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Trong khi đó, với tốc độ tăng trưởng về sản lượng hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng cao, đang đặt vấn đề cấp thiết về phát triển đội tàu vận tải biển quốc tế của Việt Nam.
Thực tế cho thấy, thời gian qua dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, thị trường vận tải biển Việt Nam vẫn có sự tăng trưởng ấn tượng và nhiều hãng tàu vẫn thu lãi nhờ giá cước duy trì ở mức cao. Tuy nhiên, để giải bài toán phát triển đội tàu biển quốc tế của Việt Nam vẫn cần nhiều giải pháp mang tính đồng bộ và lâu dài.
Cơ cấu đội tàu chưa hợp lý, trọng tải nhỏ chính là một trong những yếu tố khiến đội tàu biển trong nước khó cạnh tranh với các đơn vị vận tải quốc tế. Sản lượng khai thác thấp, dẫn đến đội tàu trong nước càng khó hòa nhập được với xu hướng hàng hải thế giới. Hiện vận tải biển Việt Nam vẫn phát triển ở 3 phân khúc, chủ yếu vẫn là nội địa, Châu Á và vượt đại dương chưa đáng kể; đồng thời chưa có nhiều đội tàu quy mô lớn, tải trọng cao.
Trong bối cảnh thế giới còn khó khăn nhưng năm 2021 sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển vẫn đạt hơn 700 triệu tấn. Trong đó, sản lượng thông qua các tuyến ngắn vẫn đang là lợi thế của đội tàu trong nước.
Quy mô đội tàu của Việt Nam hiện đứng thứ ba trong khu vực ASEAN và thứ 28 trên thế giới. Hiện đã có doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tàu chuyên dụng trọng tải lớn như tàu dầu thô trọng tải đến 320.000 DWT, nhiều tàu chở hàng rời chuyên dụng trên 100.000 DWT. Đây chính là cơ sở để đội tầu trong nước từng bước chuyển đổi theo xu hướng thế giới với tàu trọng tải lớn hơn nhằm tối ưu hóa chi phí vận tải.
Trúc Mai
Tin mới
Thái Nguyên: Tăng lưu lượng xả nước qua tràn xả lũ hồ Núi Cốc
Vào lúc 13 giờ 30 phút ngày 9/9, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên vận hành tăng lưu lượng xả nước qua tràn xả lũ hồ Núi Cốc với tổng lưu lượng xả dự kiến từ 60 đến 300 m3/s để chủ động ứng phó với mưa lũ, đồng thời hạ dần mực nước trong hồ đón lũ, tạo dung tích phòng lũ.
Quảng Ninh: Vỡ công trình thủy lợi Hà Thanh, 400 hộ dân chìm trong biển nước
Do mưa, phần đập đất vai trai của công trình thủy lợi Hà Thanh, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh bị vỡ khoảng 50m; nước từ công trình đã ảnh hưởng đến khoảng 400 hộ dân thuộc ba thôn: Hà Tràng Đông, Hà Tràng Tây, Nà Bắc.
Thái Nguyên: Lũ trên sông Cầu tại Trạm thủy văn Gia Bẩy có khả năng đạt đỉnh vào trưa nay
Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên, hiện nay, trên sông Cầu tại Trạm thủy văn Gia Bẩy và Trạm thủy văn Chã, lũ đang lên chậm.
Sắp đấu giá lại 4 khu đất vàng từng có giá hơn 2,43 tỷ đồng/m2 tại Thủ Thiêm
UBND TP. HCM vừa ban hành kế hoạch đấu giá các lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức.
Hà Nội: Tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ
Sở Y tế Hà Nội đã ban hành công văn gửi trung tâm kiểm soát bệnh tật, trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã và các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài công lập trên địa bàn thành phố về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ...
Lào Cai: 14 người chết và gần 800ha lúa, hoa màu bị thiệt hại do mưa lũ
Tính đến 9h sáng nay, mưa lũ trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã làm 14 người chết. Hàng trăm ngôi nhà bị vùi lấp, nhiều tuyến đường bị sạt và 1 cầu dân sinh bị cuốn trôi.
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam