Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 02/2023
Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 02/2023, cung cấp thông tin về tình hình kinh tế-xã hội tháng Hai và 02 tháng đầu năm.
Buổi họp báo diễn ra ngay sau phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng cùng ngày 03/03. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, chủ trì buổi họp báo. Tham dự có đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành cùng đông đảo phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí.
Thông tin về phiên họp Chính phủ thường kỳ, Người phát ngôn của Chính phủ cho biết: Ngày 3/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 năm 2023. Phiên họp diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là liên quan đến vấn đề phát triển KTXH, vấn đề cạnh tranh nước lớn. Trong nước, chúng ta tổ chức nhiều sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội và đối ngoại quan trọng, trong đó có các kỳ họp của Trung ương và Quốc hội. Đặc biệt, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư vừa được Quốc hội thống nhất cao bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.
Tại phiên họp, Chính phủ tập đã trung thảo luận về tình hình KTXH tháng Hai và 02 tháng đầu năm 2023; tình hình triển khai Chương trình phục hồi, phát triển KTXH, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; giải ngân vốn đầu tư công; thực trạng tình hình thị trường quốc tế và trong nước, các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường và thúc đẩy xuất khẩu; dự thảo Nghị quyết về tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và một số nội dung quan trọng khác.
Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Chính phủ thống nhất nhận định, trong điều kiện dịch bệnh được kiểm soát tốt, tình hình KTXH tháng Hai và 02 tháng đầu năm 2023 nhìn chung tiếp tục xu hướng phục hồi và đạt kết quả khả quan trên nhiều lĩnh vực:
- Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Hai tăng 0,45% so với tháng Một và tăng 0,97% so với tháng 12/2022. Thu NSNN tháng Hai đạt 124,6 nghìn tỷ đồng, lũy kế 02 tháng đạt 362,3 nghìn tỷ đồng, tăng trên 10,6% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tháng Hai là 25,9 tỷ USD, lũy kế 02 tháng đạt 49,4 tỷ USD, nhập khẩu 46,2 tỷ USD, xuất siêu 2,82 tỷ USD.
- Các ngành, lĩnh vực chủ yếu tiếp tục phát triển ổn định. Sản xuất nông nghiệp với thời tiết thuận lợi, diện tích gieo trồng tăng, trồng rừng mới tăng 4,8%, sản lượng thủy sản tăng 1,3 %. Sản xuất công nghiệp tháng Hai tăng 5,1% so với tháng Một; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng Hai đạt 51,2 điểm so với 47,4 điểm của tháng Một, thể hiện sản xuất có xu hướng phục hồi và mở rộng đơn hàng mới có thể tăng trở lại. Khu vực dịch vụ phát triển tốt, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 02 tháng tăng 13% so với cùng kỳ; khách quốc tế đạt 1,8 triệu lượt, gấp 36,6 lần so với cùng kỳ năm 2022.
- Các lĩnh vực văn hóa xã hội được chú trọng; an sinh xã hội, đời sống người dân được đảm bảo, tỉ lệ hộ đánh giá thu nhập không đổi hoặc tăng so với cùng kỳ đạt 93,9%. Trong 02 tháng hỗ trợ 25 triệu đối tượng chính sách với tổng kinh phí là 9,5 nghìn tỷ đồng; hỗ trợ gạo vào thời điểm Tết và giáp hạt trên 18.200 tấn. Các sự kiện văn hóa, lễ hội dịp Tết Nguyên đán được tổ chức an toàn, lành mạnh; nhiều sự kiện tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là chuỗi sự kiện kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam.
- Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được triển khai tích cực, chuyển đổi số được tăng cường. Trong 02 tháng đã tổ chức các hội nghị triển khai các Nghị quyết của Bộ Chính trị, đồng thời xúc tiến đầu tư; môi trường đầu tư của Việt Nam được cải thiện và được đánh giá tốt trong khu vực.
- Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân.
- Quốc phòng, an ninh, chủ quyền lãnh thổ được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, tai nạn giao thông giảm cả 03 tiêu chí, nhất là trong dịp Tết vừa qua. Hình ảnh công an, giao thông, cảnh sát giao thông được cải thiện rõ rệt.
- Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, uy tín và vị thế của đất nước tiếp tục được nâng lên. Kịp thời cử 02 đoàn sang cứu hộ, cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ, thể hiện tinh thần quốc tế cao cả, được bạn bè quốc tế ghi nhận.
- Công tác thông tin và truyền thông được tăng cường, nhất là truyền thông chính sách, phản bác lại các thông tin xấu, độc, chống phá cách mạng, chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá sự nghiệp đổi mới.
Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, đạt được những kết quả nêu trên là nhờ có sự tích cực, chủ động của các bộ, ngành, địa phương dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự thống nhất, đoàn kết của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế.
Bên cạnh những kết quả đạt được, các thành viên Chính phủ cũng thẳng thắn cho rằng, nước ta còn không ít khó khăn, thách thức phải đối mặt, xử lý, trong đó nổi lên là: (1) Ổn định kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, sức ép về lạm phát còn cao; (2) Tăng trưởng tín dụng thấp, rủi ro nợ xấu gia tăng; (3) Lạm phát, cạnh tranh chiến lược, tăng giá dầu, giá khí, an ninh lương thực, an ninh thông tin tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực; (4) Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm, nhất là ngành chế biến, chế tạo; (5) Thị trường xuất khẩu lớn, truyền thống của ta bị thu hẹp; (6) Việc triển khai một số chính sách của 3 CTMTQG, Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, giải ngân vốn đầu tư công còn chậm; (7) Số vốn FDI thực hiện giảm; (8) Thị trường vốn, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp còn nhiều khó khăn; (9) Tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế chưa được khắc phục triệt để ở một số bệnh viện; (10) Tình hình an ninh trật tự, nhất là tội phạm về ma túy vẫn diễn biến phức tạp, nhất là các địa bàn ở vùng Tây Bắc.
Chỉ đạo các nhiệm vụ thời gian tới, sau khi phân tích tình hình trong nước, khu vực và quốc tế, đặc biệt là khó khăn, thách thức tiếp tục nhiều hơn so với cơ hội, thuận lợi, tạo ra áp lực rất lớn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ cần nhất quán, kiên trì, kiên định mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Các bộ ngành, địa phương cần chủ động phân tích, đánh giá tình hình, có các giải pháp điều hành cân bằng, hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa tỷ giá với lãi suất, giữa kiểm soát lạm phát với tăng trưởng, giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, giữa tình hình trong nước và ngoài nước.
- Các bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chủ động triển khai các công việc trên cơ sở bám sát các chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội, nhất là Nghị quyết 01 của Chính phủ và Chỉ thị 03 của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, phân công, phân cấp rõ ràng đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, năng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc. Chủ động giải quyết các khó khăn của người dân, doanh nghiệp, các vướng mắc về pháp lý với tinh thần: đã nói phải làm, đã cam kết phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện phải có kết quả cụ thể; chủ động, kịp thời ứng phó, xử lý hiệu quả những vấn đề phát sinh, những vấn đề mới.
- Thực hiện chính sách tiền tệ,chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả đồng bộ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Giảm mặt bằng lãi suất, tăng khả năng tiếp cận vốn, tăng trưởng tín dụng hướng vào các động lực tăng trưởng như tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư.
Về các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng nêu rõ:
- Trước hết là tập trung cho công tác quy hoạch, bảo đảm chất lượng, hiệu quả theo phương châm quy hoạch phải có tầm nhìn chiến lược, tư duy đột phá, đi trước một bước và mở ra cơ hội, không gian phát triển mới.
- Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, khẩn trương phân bổ chi tiết toàn bộ hoạch vốn ngân sách năm 2023, quản lý chặt chẽ, thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, nhất là các dự án giao thông, làm tổ công tác chuẩn bị đầu tư, tăng cường hoạt động của 6 tổ công tác, giải quyết các khó khăn, vướng mắc ở cơ sở.
- Tập trung rà soát, thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, 3 CTMTQG, bảo đảm đúng quy định nhưng không ách tắc.
- Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển SXKD, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, nhất là rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật; trước các vướng mắc thực tiễn, các vấn đề mà cuộc sống đặt ra thì phải ưu tiên giải quyết ngay. Rà soát, có giải pháp phù hợp, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các loại thị trường, nhất là thị trường bất động sản.
- Thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, chăm lo đời sống nhân dân theo tinh thần không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần, phát triển văn hóa ngang tầm kinh tế, chính trị, nâng cao đời sống cả vật chất và tinh thần để người dân ngày càng ấm no và hạnh phúc. Theo dõi sát, kịp thời có giải pháp đảm bảo kết nối cung cầu lao động, phát triển thị trường lao động an toàn, lành mạnh, hiệu quả hội nhập.
- Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, tăng cường kỷ luật kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Củng cố, tăng cường quốc phòng an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, ổn định chính trị, đẩy mạnh hội nhập và đối ngoại.
- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, nhất là truyền thông chính sách, chú ý đấu tranh quyết liệt, phản bác thông bác thông tin xấu độc, thông tin giả, chống phá Đảng, Nhà nước, đi ngược lại lợi ích của nhân dân.
Bên cạnh giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, cơ quan, Thủ tướng cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo, thực hiện quyết liệt hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là chăm lo đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo, các chương trình mục tiêu quốc gia, góp phần giải quyết tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế. Tập trung thực hiện tốt 05 công tác: Quy hoạch; giải quyết khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh; giải phóng mặt bằng cho các dự án lớn; triển khai các chương trình mục tiêu; xúc tiến đầu tư, thương mại, đa dạng hóa sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng.
Theo Chinhphu.vn
Tin mới
Mỹ bán 54 tên lửa không đối không AIM-120C-8 cho Singapore
Cơ quan Hợp tác An ninh quốc phòng Mỹ (DSCA) phát đi thông tin, Bộ Ngoại giao Mỹ vừa phê duyệt hợp đồng bán 54 tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120C-8 (AMRAAM) cùng thiết bị liên quan cho Singapore, trị giá 133 triệu USD.
Chứng chỉ bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên và tương đương
Nếu chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên do Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, thì chứng chỉ bồi dưỡng sẽ có giá trị tương đương...
Thái Nguyên: Ngăn chặn 200 sản phẩm nhập lậu là thức ăn bổ sung dành cho gà
Đoàn kiểm tra Đội QLTT số 2 đã thực hiện kiểm tra HKD Tạp hóa G.T có địa chỉ tại phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, xử phạt VPHC và buộc tiêu hủy 200 sản phẩm nhập lậu là thức ăn bổ sung dành cho gà có tổng trị giá là 21 triệu đồng.
EVN cập nhật thông tin về ảnh hưởng của bão số 3 đến vận hành và cung cấp điện tính đến sáng 10/9
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa thông tin cập nhật lúc 8h ngày 10/9 về ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi) đến vận hành và cung cấp điện.
Giá lúa gạo hôm nay 10/9: Giá gạo tăng 150 - 300 đồng/kg, giá lúa giảm 100 - 200 đồng/kg
Giá lúa gạo hôm nay (10/9) ghi nhận tại thị trường trong nước biến động trái chiều với giá gạo tăng 150 - 300 đồng/kg và giá lúa giảm 100 - 200 đồng/kg. Giá gạo xuất khẩu có điều chỉnh so với ngày hôm qua.
Thanh Hóa ban hành Công điện về việc triển khai ứng phó với mưa, lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Công điện số 19 về việc triển khai ứng phó với mưa, lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt.
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam