Lúa giảm phát thải đạt từ 2 - 6 tấn/ha: Minh chứng của trách nhiệm và thương hiệu
Chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế IRRI và đại diện Ngân hàng Thế giới đã đánh giá cao mô hình khi lúa đạt năng suất, chất lượng và điều quan trọng là đã chứng minh giảm phát thải khí nhà kính so với canh tác truyền thống.
Với mục tiêu, lúa gạo Việt Nam minh bạch, trách nhiệm vì cộng đồng và thương hiệu, mô hình canh tác lúa giảm phát thải nằm ngoài mong đợi của người dân, đạt từ 2 - 6 tấn/ha. Đó là minh chứng thực tế về khả năng và hiệu quả của giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam.
Những ngày đầu tháng Bảy, trên cánh đồng 50 ha lúa canh tác theo quy trình đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), người dân trong hợp tác xã (HTX) vui mừng, phấn khởi sau hơn 3 tháng cần mẫn chăm sóc đã thu lúa diện tích lúa đầu tiên ở ĐBSCL.
Niềm vui nối tiếp niềm vui khi lúa đạt năng suất, chất lượng đảm bảo theo tiêu chí lúa an toàn, giảm phát thải khí nhà kính từ 2 - 6 tấn/ha. Với bước khởi đầu thuận lợi, người dân tham gia trong mô hình tự tin khi đóng góp vào thành công của đề án, điều đặc biệt lúa canh tác theo quy trình đã được doanh nghiệp ký cam kết bao 3 vụ liên tiếp với giá bán cao hơn thị trường từ 200 - 300 đồng/kg, đây chính là thành công bước đầu của đề án.
Cụ thể, diện tích thí điểm 50 ha tại HTX nông nghiệp và dịch vụ Tiến Thuận, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ đã thu hoạch và được các chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế IRRI và đại diện Ngân hàng Thế giới (World Bank) đánh giá cao mô hình khi lúa đạt năng suất, chất lượng và điều quan trọng là đã chứng minh giảm phát thải khí nhà kính so với canh tác truyền thống.
Mô hình thí điểm sử dụng giống xác nhận từ Viện lúa ĐBSCL cung cấp, sạ lúa bằng máy kết hợp vùi phân; quản lý nước ướt khô xen kẽ; bón phân theo vùng chuyên biệt; quản lý dịch hại tổng hợp; áp dụng máy thu hoạch bằng và thu gom rơm rạ. Ông Nguyễn Cao Khải, Giám đốc HTX cho biết, sau hơn 3 tháng chăm sóc, thực hiện theo quy trình canh tác giảm phát thải lúa thu hoạch nằm ngoài mong đợi của các thành viên trong HTX khi năng suất ổn định, chất lượng lúa tăng và lúa không bị đổ ngã kể cả trong mùa mưa.
Theo ông Khải, điều thấy rõ nhất trong mô hình là giảm chi phí đầu vào từ giống gieo sạ, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chính điều này đã giúp tăng thêm lợi nhuận cho các thành viên trong HTX. Lúa canh tác theo quy trình của đề án được doanh nghiệp (DN) bao tiêu với giá cao hơn thị trường từ 200 – 300 đồng/kg và mô hình thêm lợi nhuận khi mang rơm ra khỏi đồng ruộng để trồng nấm hoặc làm phân hữu cơ, vì vậy thu nhập của người dân tiếp tục tăng nên các thành viên trong HTX đều rất vui mừng, phấn khởi khi canh tác lúa theo quy trình của đề án.
“Tôi rất hài lòng với mô hình này khi có đầu vào ổn định, quy trình gieo trồng sạ thưa nên giảm giống nhưng năng suất vẫn đạt số chồi, số bông trên 1 m2. Lúa sạ thưa có hàng thông thoáng, ít sâu bệnh sẽ giảm được thuốc bảo vệ thực vật, ít ảnh hưởng tới môi trường để bảo vệ sức khỏe con người”, ông Khải hài lòng.
Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP. Cần Thơ bày tỏ, hiệu quả bước đầu đã được chứng mình ở vụ lúa Hè Thu và tới đây Cần Thơ sẽ tiếp tục thí điểm thêm 2 vụ lúa nữa là Thu Đông và Đông Xuân để minh chứng tính hiệu quả từ mô hình mang lại. Qua bước đầu mô hình đã giảm 50% lượng giống, giảm lượng phân bón để đáp ứng các yêu cầu về giảm phát thải và mô hình này cũng thực hiện gắn cảm biến để đo mực nước ruộng, đo lượng phát thải khí nhà kính và điều quan trọng là 100 % rơm được thu gom ra khỏi đồng ruộng.
“Mô hình này tuân thủ đúng quy trình của Cục Trồng trọt ban hành, có sự kết hợp giữa các DN từ khâu sản xuất đến tiêu thụ cùng các công nghệ mới hỗ trợ. Hiện nay, ngành nông nghiệp Cần Thơ cố gắng liên kết với các DN cơ giới hỗ trợ thêm cho bà con nông dân, đồng thời cũng định hướng và có những chính sách hỗ trợ”, theo bà Hiếu.
Ông Lê Hải Triều, Giám đốc xây dựng vùng trồng Công ty Hoàng Minh Nhật - đơn vị ký cam kết đồng hành mua lúa 3 vụ của người dân trong HTX thực hiện thí điểm đề án phấn khởi cho hay, công ty muốn đồng hành, hỗ trợ người dân trong quá trình thực hiện đề án. Đây cũng mục tiêu công ty hướng đến trong sản xuất lúa an toàn, thân thiện với môi trường, gạo đạt chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn.
Với các thị trường như: Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác có yêu cầu khắt khe về chất lượng, việc sản xuất lúa theo quy trình canh tác bền vững, giảm phát thải sẽ giúp ngành hàng lúa gạo minh bạch và trách nhiệm hơn với cộng đồng, khi đó thương hiệu lúa gạo Việt Nam sẽ khẳng định trên thị trường thế giới, đem lại giá trị về kinh tế và thu nhập cho người nông dân. “Khách hàng đến với DN thường yêu cầu loại gạo chất lượng cao. Chính vì vậy khi DN tham gia đề án sẽ có nguồn nguyên liệu chất lượng và ổn định để đáp ứng yêu cầu của khách hàng”, ông Triều nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Văn Hùng, chuyên gia khoa học cao cấp từ Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế IRRI thông tin, mô hình thí điểm tại Cần Thơ đã giảm vật tư nông nghiệp, giảm công lao động, giảm phân, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, giảm đổ ngã và đương nhiên sẽ giảm tổn thất sau thu hoạch. Mô hình đã chứng minh năng suất đạt từ 6,3 - 6,5 tấn/ha, chi phí đầu giảm cộng với việc thu gom rơm ra khỏi đồng ruộng nên lợi nhuận tăng lên khoảng 1,3 - 6 triệu/ha. Điều quan trọng là mô hình đã chứng minh về giảm phát thải khí nhà kính từ 2 - 6 tấn/ha.
“Khi nông dân vẫn áp dụng tưới ngập, khô xen kẽ và kết hợp với các canh tác khác sẽ giảm được từ 2 - 6 tấn CO2 tương đương cho 1 ha là con số tương đối đáng kể. Mô hình cho hiệu quả rõ rệt khi lúa khỏe đẹp hơn và rõ ràng là không bị đổ ngã nên năng suất thực tế còn cao hơn nữa”, ông Hùng tin tưởng.
Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) xác nhận, mô hình đã mang lại hiệu quả bước đầu khi giảm chi phí, tăng năng suất, tăng giá trị và giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính. Điều quan trọng là sự liên kết rất chặt chẽ giữa các DN đầu vào với các DN thu mua gạo cho người dân. Khi liên kết, các thành phần có trách nhiệm và thực hiện đúng cam kết giữa các DN và HTX, là những yếu tố quan trọng quyết định thành công của đề án, từ đó có tính lan tỏa rất cao.
“Từ kế hoạch triển khai mô hình tại TP. Cần Thơ có thể đưa ra nhân rộng. Điều quan trọng là cần củng cố và xây dựng các HTX đồng bộ với tốc độ phát triển của các mô hình đại trà sau này. Hiện nay đã có nhiều DNVVN tham gia mô hình, nhưng rất cần thêm các DN nhỏ hơn nữa để tham gia mô hình với những cánh đồng có diện tích nhỏ. Từ đó tạo thành thị trường mua – bán Carbon sôi động, hiệu quả của đề án sẽ lớn nhanh, chặt chẽ và bền vững hơn”, ông Tùng lưu ý.
Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 được triển khai tại 12 tỉnh, thành trong vùng. Trước khi nhân rộng đề án, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chọn thí điểm đề án tại 5 địa phương gồm: TP. Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh.
Thực tế thì Cần Thơ đã đem lại hy vọng lớn cho 4 địa phương tiếp theo của đề án về hiệu quả, chất lượng lúa gạo của thương hiệu và trách nhiệm.
PV/VOV.vn
Tin mới
TP. Hồ Chí Minh: Vẫn áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2013
Trong thời gian TP. Hồ Chí Minh chưa ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2020 QĐ-UBND, thành phố chấp thuận việc sử dụng Bảng giá đất được ban hành theo Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trong giai đoạn từ ngày 1/8/2024.
Ông trâu số 4 đến từ phường Hải Sơn đã xuất sắc giành chức vô địch tại Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024
Sáng 21/9 (tức 19/8 âm lịch), tại Sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng diễn ra Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024.
Hưng Yên: Xử lý hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy
Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên đã xử lý một hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy theo quy định pháp luật.
Tạm dừng hoạt động 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương
Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hải Dương phát hiện 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương chưa bảo đảm các điều kiện hoạt động theo quy định về bảo vệ môi trường. UBND TP. Hải Dương yêu cầu các hộ này tạm dừng hoạt động để khắc phục.
Lãnh đạo BHXH Việt Nam thăm, tặng quà người dân bị ảnh hưởng do bão số 3
Vừa qua, Đoàn công tác BHXH Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Lê Hùng Sơn đã đến thăm, tặng quà người dân và làm việc với BHXH tỉnh Lạng Sơn về công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3.
Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam
Ngày 21/9, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị quân đội về việc dừng huấn luyện diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM