Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TPBVSK Damos được quảng cáo gây hiểu lầm như thuốc chữa bệnh

Sản phẩm TPBVSK Damos có dấu hiệu vi phạm nội dung quảng cáo trên một số website. Theo đó, sản phẩm này quảng cáo không đúng với nội dung được ghi trong giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm do Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cấp.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Damos quảng cáo gây hiểu lầm cho người tiêu dùng

Trong những năm gần đây, nhiều quảng cáo thực phẩm chức năng (TPCN) có công dụng như thần dược như thuốc chữa bệnh xuất hiện rất nhiều trên các nền tảng mạng xã hội, các website.

Cụ thể, website có sử dụng hình ảnh của Bác sĩ Trần Thị Thanh Nho, Bác sỹ chuyên khoa II Da liễu; Bác sỹ Nguyễn, nguyên trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện da liễu Trung ương và Bác sỹ Nguyễn Khánh Toàn, ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, nguyên Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền (A10), Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108  để quảng cáo TPBVSK Damos.

Tại video quảng cáo, giới thiệu về TPBVSK này, ThS.BS Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “…Damos tác dụng khá nhanh và mạnh, đồng thời tính an toàn cao. Vì vậy, sản phẩm này có thể sử dụng được lâu dài và không gây tác dụng không mong muốn. Ngoài ra, sản phẩm có thể sử dụng cho tất cả các đối tượng, từ người già đến trẻ em và những người có bệnh lý nền như cao huyết áp, rối loạn lipid máu, thiểu năng mạch vành, các bệnh lý tai biến mạch máu não,..v.v.. Do đó, tôi cho rằng Damos có rất nhiều ưu thế nổi trội so với các sản phẩm tương tự.”

Sự so sánh này đã gây hiểu lầm cho người tiêu dùng về chất lượng, giá cả của hàng hoá, dịch vụ cùng loại theo hướng có lợi cho doanh nghiệp quảng cáo, tạo cho khách hàng tâm lý không tốt đối với sản phẩm hàng hóa dịch vụ so sánh. Câu hỏi được đặt ra, với những lời quảng cáo như thuốc chữa bệnh như vậy, đã có bao nhiêu người tiêu dùng mua sản phẩm không phải thuốc chữa bệnh mà thực chất chỉ là thực phẩm chức năng?

Không chỉ sử dụng hình ảnh của bác sỹ, website này còn đăng tải hình ảnh của diễn viên Doãn Quốc Đam để quảng cáo sản phẩm.

Trên một số nền tảng mạng xã hội khác như Youtube, Facebook, TPBVSK tiếp tục được quảng cáo bởi những người nổi tiếng khác, như NSND Minh Hoà, diễn viên Cao Minh Đạt, diễn viên Hứa Minh Đạt.

Tại video giới thiệu sản phẩm, diễn viên Cao Minh Đạt chia sẻ: “Theo như khảo sát và kiểm nghiệm, có hơn 90% có kết quả thuyên giảm ngay trong 3-5 ngày đầu tiên sử dụng, làm dịu ngay cơn ngứa và teo dần các mụn nước, kháng viêm cực kỳ tốt”.

Diễn viên Cao Minh Đạt trong video livestream giới thiệu về TPBVSK Damos
Diễn viên Cao Minh Đạt trong video livestream giới thiệu về TPBVSK Damos.

Cũng theo Diễn viên này chia sẻ, sản phẩm viên nang uống Damos có tác dụng thải độc gan, tăng cường chức năng gan, hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm da cơ địa, sản phẩm này còn cải thiện hiệu quả triệu chứng viêm mũi dị ứng, và cả hen suyễn…. Liệu rằng với lời quảng cáo của diễn viên Cao Minh Đạt như trên, hiệu quả có thực sự như mong muốn hay không? Ai minh chứng cho điều này và dựa vào đâu để diễn viên “ví von” sản phẩm này công dụng mang lại như thần dược?

Đời sống ngày càng phát triển, người dân ngày càng quan tâm và có điều kiện đầu tư tiền của cho việc chăm sóc sức khỏe, trong đó các loại thực phẩm bồi bổ sức khỏe, do vậy, thị trường thực phẩm chức năng ngày một nở rộ. Xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng, trên thị trường đã xuất hiện một số doanh nghiệp và người bán hàng lợi dụng lòng tin của người dân, quảng cáo, “thổi phồng” công dụng của sản phẩm, nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế của người tiêu dùng. Không những vậy, nhiều đơn vị còn ngang nhiên vi phạm pháp luật “cố tình” vi phạm quảng cáo, không tuân thủ pháp luật.

Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 Chính phủ: "Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm phẩm". Như vậy, bất kỳ bác sỹ, lương y, nhân viên y tế nào tham gia quảng cáo sản thực phẩm bảo vệ sức khỏe là vi phạm quy định của pháp luật hiện hành.

SPBVSK Damos có thực sự là “Sản phẩm số 1 tin và dùng trong dòng thảo dược trị viêm da”?

SPBVSK Damos này được giới thiệu trên website là “Sản phẩm số 1 tin và dùng trong thảo dược trị viêm da”
SPBVSK Damos này được giới thiệu trên website là “Sản phẩm số 1 tin và dùng trong thảo dược trị viêm da”.

Khi truy cập vào website, cụm từ đầu tiên, dễ dàng có thể thấy được ở trang này là sản phẩm được giới thiệu: “Sản phẩm số 1 tin và dùng trong thảo dược trị viêm da”. Việc sử dụng các cụm từ như “nhất”, “duy nhất”, “số một”,...giúp tạo niềm tin cho khách hàng.... Điều này vô tình tạo nên niềm tin cho khách hàng, nhưng đây có thực sự là “Sản phẩm số 1 tin và dùng trong thảo dược trị viêm da” được quảng cáo như đã nói không? Liệu có bất kỳ tài liệu hợp pháp nào có thể chứng minh được đây là “sản phẩm số 1” ?

Theo Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo. Hành vi trên là hành vi nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo. Việc quảng cáo có sử dụng các từ ngữ "nhất", "duy nhất", "tốt nhất", "số một" hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định, có thể sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

TPBVSK Damos quảng cáo với công dụng như “thuốc chữa bệnh”

Qua khảo sát một số website như:

sản phẩm này tiếp tục sử dụng hình ảnh của diễn viên, bác sĩ để quảng cáo sản phẩm. Ngoài ra, tại các website này, SPBVSK Damos được được quảng cáo như thuốc trị bệnh với những từ ngữ nhạy cảm như: Damos loại bỏ tận viêm da, vảy nến, á sừng, mẩn ngứa chỉ sau 1 liệu trình; Damos dứt điểm hoàn toàn viêm da, á sừng, vảy nến, tổ đỉa, hắc lào, lang ben. Trên thực tế, SPBVSK có tác dụng hỗ trợ tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, bất chấp vì lợi nhuận, hiện nay nhiều sản phẩm đang bị thổi phồng công dụng như “thần dược” chữa bệnh.

Bên cạnh đó, website còn trên “ngang nhiên” sử dụng hình ảnh, các đánh giá của khách hàng về TPBVSK Damos. Theo đó,việc đăng tải hình ảnh, feedback từ khách hàng là hành vi vi phạm quy định pháp luật về cấm về sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của các đơn vị, khách hàng, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm.

Việc các sản phẩm TPBVSK cần có sự tư vấn của bác sĩ, lưu ý những loại không rõ nguồn gốc sẽ nguy hiểm cho sức khỏe. Ngoài ra, khi chọn mua các TPCN, TPBVSK người tiêu dùng cần tỉnh táo trước những thông tin quảng cáo TPCN trên mạng xã hội, các website không uy tín để tránh lâm vào cảnh "tiền mất tật mang".

Theo tìm hiểu của PV Tạp chí Thương hiệu & Công luận, TPBVSK Damos do Công ty TNHH kinh doanh dược phẩm Bảo An công bố, đăng ký nội dung quảng cáo và chịu trách nhiệm quảng cáo sản phẩm. Công ty này có địa chỉ tại tầng 3, Tòa nhà N01-T4, Khu Văn phòng thương mại, Đường 10 làn, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm số 3150/2022/ĐKSP của Thực phẩm bảo vệ sức khỏe DAMOS PLUS
Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm số 3150/2022/ĐKSP của Thực phẩm bảo vệ sức khỏe DAMOS PLUS.

Và dư luận đặt câu hỏi, website có phải là của Công ty TNHH kinh doanh dược phẩm Bảo An hay không? Và công ty có biết TPBVSK Damos mà họ chịu trách nhiệm quảng cáo lại được bày bán tràn lan, và “thổi phồng công dụng”? Trước sự việc này, đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, làm rõ xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ tham gia quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng như thuốc chữa bệnh, thổi phồng công dụng, nêu các thông tin chưa được kiểm chứng, quảng cáo các thông tin chưa được cơ quan chuyên môn thẩm định gây ảnh hưởng tới sức khỏe và kinh tế cho người tiêu dùng.

Thuỳ Linh - Kim Khánh

Bài liên quan

Tin mới

Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực TMĐT Chín tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực TMĐT Chín tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Với tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Tổng Cục QLTT và lãnh đạo Cục QLTT tỉnh Đắk Nông về công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực TMĐT. Các Đội QLTT thường xuyên theo dõi, tổ chức kiểm tra, đấu tranh với các cá nhân, tổ chức lợi dụng nền tảng điện tử để quảng bá, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng.

Tọa đàm "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử"
Tọa đàm "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử"

Chiều 23/9, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử" nhằm thảo luận về những giải pháp nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực này.

Thanh Hóa công bố tình huống khẩn cấp sạt trượt đồi Lung Đạc tại Bá Thước
Thanh Hóa công bố tình huống khẩn cấp sạt trượt đồi Lung Đạc tại Bá Thước

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định Công bố tình huống khẩn cấp sạt trượt đồi Lung Đạc tại thôn Khung, xã Thiết Kế, huyện Bá Thước.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 24/9
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 24/9

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 24/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Thanh Hóa ban hành Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt
Thanh Hóa ban hành Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt.

Thanh Hóa phát động triển khai tháng cao điểm về phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật
Thanh Hóa phát động triển khai tháng cao điểm về phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật

Sáng 23/9, tại huyện Lang Chánh, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa phối hợp với các đơn vị liên quan đã tổ chức Lễ phát động triển khai tháng cao điểm về phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm đợt 1 trong ngành giáo dục năm học 2024-2025.