Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cảnh báo dòng chảy khí đốt Nga:Mỹ lo thân hay xót Kiev?

Washington mượn cớ Ukraine chỉ vì hợp tác Nga- châu Âu thành công.

Báo Hurriyet Daily News của Thổ Nhĩ Kỳ đầu tháng này dẫn lời John McCarrick, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Năng lượng cho biết, Mỹ phản đối dự án đường ống dẫn khí từ Nga lập nên để đổ vào Thổ Nhĩ Kỳ.

Dự án mang tên "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" hiện đang có nhiều triển vọng để thực hiện, dự kiến sẽ xây dựng một đường ống dẫn khí đốt dọc theo đáy Biển Đen tới phần châu Âu của Thổ Nhì Kỳ và xa hơn nữa là tới biên giới với Hy Lạp. Từ đây, đường ống dẫn khí dưới biển sẽ được kết nối với hệ thống đường ống trên cạn ở châu Âu.

Cảnh báo dòng chảy khí đốt Nga:Mỹ lo thân hay xót Kiev? - Hình 1

Mỹ muốn trừng phạt Nga về dầu khí Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ

Vị Phó Trợ lý cũng tuyên bố rằng, Washington dự kiến phản đối không để cho dự án đường ống dẫn Nord Stream II của Đức tới từ Nga sẽ không thể được xây dựng.

Ông McCarrick nói thêm rằng, nếu Gazprom vẫn kiên quyết làm dự án đường ống dẫn khí tới châu Âu thì cần phải ngồi lại xem xét đường đi của tuyến đường.

Hoặc nếu không, các công ty châu Âu tham gia dự án nên cân nhắc về việc phải đối mặt với lệnh trừng phạt từ Mỹ.

Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về tài nguyên gọi dự án Nord Stream-2 (Dòng chảy phương Bắc-2) là một "dự án chính trị" của chính phủ Nga nhằm chuyển hướng các tuyến hiện có trên khắp Ukraine sang châu Âu khiến Ucraine thành một quốc gia khó khăn về tài chính.

Ông McCarrick nói rằng, các quan chức Mỹ "không nhìn thấy khả năng Nord Stream-2 có thể được xây dựng".

"Đó không phải là điều chúng tôi sẽ giả định sẽ xảy ra. Có nhiều lý do tại sao nó không nên xảy ra. Điểm mấu chốt là chúng tôi đang chống lại điều này" - ông McCarrick tuyên bố.

Vị Phó Trợ lý sau đó cũng cung cấp thêm thông tin cho thấy, Mỹ đang tìm nhiều cách để vận chuyển và đưa thêm nhiều lượng khí hóa lỏng của Mỹ tới châu Âu, đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung của châu Âu.

Trong suốt bài phát biểu, ý định của ông McCarrick đã khá rõ ràng, Mỹ không hề muốn trừng phạt và gia tăng căng thẳng với Nga nhưng Moscow đã tự làm khó mình khi tìm mọi cách để hợp tác với châu Âu mà không liên quan tới Ukraine.

Trong khi đó, tình hình ở Ukraine là điều đặc biệt cần chú ý và cân nhắc bởi đó mới là mấu chốt của vấn đề căng thẳng ngoại giao của Nga và Mỹ.

Phía Mỹ biện minh, bởi các dự án của người khổng lồ Gazprom và đối tác châu Âu không quá cảnh qua Ukraine nên Kiev phải chịu thiệt thòi. Sự thiệt thòi này không hề nhỏ, lên tới mức gần 2 tỷ USD mỗi năm.

Cũng bởi tình hình bất ổn ở miền Đông và tình hình kinh tế bị ảnh hưởng trầm trọng do Nga không ký kết hợp tác đã khiến Ukraine khó có cơ hội thoát khỏi khủng hoảng và đó sẽ là lý do vì sao Mỹ chưa thể cải thiện quan hệ với Nga vào lúc này.

Cuối cùng, lý do về Ukraine là điều mà Washington lấy ra để cáo buộc Moscow, đe dọa trừng phạt phương Tây.

Một nền kinh tế thị trường to lớn như ở Mỹ lại có những bước cạnh tranh táo bạo như vậy, hẳn là rất công bằng đối với các đối tác Nga, áp đặt cả châu Âu?

Đáng nói hơn, khi tố Nga tham gia vào chiến trường miền Đông Ukraine để giành giật khu vực địa chính trị, Mỹ đã áp đặt các trừng phạt kinh tế bởi đây là chiến lược quân sự ảnh hưởng tới tồn vong quốc gia Ukraine.

Mỹ lo cho mình hay lo cho Kiev?

Khi dự án dầu khí Nord Stream-2 không quá cảnh qua Ukraine, Mỹ lại tỏ ra quan ngại bởi Ukraine chưa thể tự đứng vững trong điều kiện đất nước chiến tranh lại chịu đựng cú sốc mà Nga và châu Âu mang lại khi mất hẳn một nguồn thu lớn.

Ukraine chắc chắn sẽ tự hào khi là một đồng minh của Mỹ như vậy.

Song, cuối cùng ông McCarrick cũng nói tới điểm mấu chốt nhất rằng, 2 dự án dòng chảy dầu khí từ Nga chảy tới châu Âu ảnh hưởng lớn thế nào tới nước Mỹ.

 Cảnh báo dòng chảy khí đốt Nga:Mỹ lo thân hay xót Kiev? - Hình 2

Mỹ định mang giấc mơ LNG tới châu Âu nhưng thất bại

"Mỹ đã tự do hóa các quy tắc để tăng xuất khẩu khí hóa lỏng (LNG) và đang làm việc với các đồng minh châu Âu nhằm xác định cơ sở hạ tầng cần thiết để thúc đẩy nhu cầu sử dụng" - tờ báo Hurriyet dẫn lời ông McCarrick.

Rõ ràng, phía sau mối quan ngại cho nền kinh tế Ukraine, điều mà Mỹ chỉ muốn nhắm đến từ đầu là thương vụ mua bán LNG với châu Âu và biện minh lý do tổn thương Ukraine để trừng phạt tiếp tục Moscow.

Ông McCarrick đã đề cập tới dự án bán LNG, một dự án mà thậm chí chưa nhận được phản hồi từ phía châu Âu về nhu cầu thu mua để sử dụng, hay chưa có ý tưởng về cơ sở hạ tầng,... thì lại tìm cách ngăn chặn châu Âu xây dựng đường ống tới từ Nga vốn đã bàn kế hoạch trong nhiều năm trước.

Vậy ai là bên đang ngăn cản việc cung ứng nguồn năng lượng cho châu Âu? Ai anh hưởng tới chiến lược năng lượng châu Âu của Mỹ?

Hơn nữa, thay vì sự phức tạp về vận chuyển cũng như chi phí xây dựng điểm đầu, điểm cuối đón nhận khí LNG từ Mỹ lên tới mức khổng lồ thì châu Âu đã lựa chọn nguồn cung ổn định truyền thống và lại dễ dàng xây dựng, vận hành của Nga.

Từ việc đàm phán không thành công một dự án, Mỹ quay sang ngăn cản dự án của đối thủ cạnh tranh bằng đủ lý do. Sau đó là đe dọa trừng phạt.

Thực tế là Mỹ đã tuyên bố trừng phạt các công ty châu Âu làm ăn với Gazprom vì Nord Stream-2 nhưng các công ty này phản ứng mạnh mẽ.

Châu Âu cũng khó có thể chấp nhận lý do mà Mỹ đưa ra nhằm bao biện cho một hợp đồng năng lượng không hiệu quả. Do vậy, kể cả việc xé rào trừng phạt Mỹ, châu Âu cũng chấp nhận.

Nếu vậy, trong tương lai, khi Mỹ bắt đầu tuyên bố trừng phạt dự án Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ, khả năng các công ty tham gia dự án cũng gật đầu chấp thuận.

Ucraina trông chờ Nga- châu Âu hủy bỏ dự án năng lượng và tiến hành đàm phán trở lại các tuyến đường vận chuyển dầu khí trên bộ quá cảnh qua Ukraine, hay trông chờ sự viện trợ của Mỹ vì Kiev đã bị tổn thương quá lớn không thể tự đứng dậy?

Dù là cách nào, Ukraine cũng nên sớm lên kế hoạch bởi khả năng Nga - châu Âu nhường bước là rất nhỏ nếu không muốn nói là không có cơ hội nào.

Đông Phong - Motthegioi

 

Bài liên quan

Tin mới

Ông trâu số 4 đến từ phường Hải Sơn đã xuất sắc giành chức vô địch tại Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024
Ông trâu số 4 đến từ phường Hải Sơn đã xuất sắc giành chức vô địch tại Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024

Sáng 21/9 (tức 19/8 âm lịch), tại Sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng diễn ra Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024.

Hưng Yên: Xử lý hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy
Hưng Yên: Xử lý hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên đã xử lý một hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy theo quy định pháp luật.

Tạm dừng hoạt động 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương
Tạm dừng hoạt động 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương

Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hải Dương phát hiện 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương chưa bảo đảm các điều kiện hoạt động theo quy định về bảo vệ môi trường. UBND TP. Hải Dương yêu cầu các hộ này tạm dừng hoạt động để khắc phục.

Lãnh đạo BHXH Việt Nam thăm, tặng quà người dân bị ảnh hưởng do bão số 3
Lãnh đạo BHXH Việt Nam thăm, tặng quà người dân bị ảnh hưởng do bão số 3

Vừa qua, Đoàn công tác BHXH Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Lê Hùng Sơn đã đến thăm, tặng quà người dân và làm việc với BHXH tỉnh Lạng Sơn về công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3.

Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam
Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam

Ngày 21/9, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị quân đội về việc dừng huấn luyện diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam.

Bình Định: Gần 687 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất viên nén và dăm gỗ xuất khẩu
Bình Định: Gần 687 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất viên nén và dăm gỗ xuất khẩu

Ngày 21/9, tại Cụm công nghiệp Nhơn Tân 1, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Lễ Khánh thành Nhà máy sản xuất viên nén Nhơn Tân và Nhà máy sản xuất dăm gỗ xuất khẩu. Với tổng vốn đầu tư gần 687 tỷ đồng, 2 nhà máy trên sẽ sản xuất khoảng 600.000 sản phẩm/năm; trong đó có 300.000 tấn viên nén và 300.000 tấn dăm xuất khẩu…