Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cẩn trọng với các loại quần áo bảo hộ y tế không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Trong khi tình hình dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, đòi hỏi sự quyết liệt chung tay của Chính phủ, các địa phương, cùng toàn thể xã hội, thì lợi dụng thực trạng ấy, nhiều đối tượng vẫn ngang nhiên công khai rao bán các loại quần áo bảo hộ y tế, khẩu trang, găng tay… kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ ra thị trường.

Công khai rao bán…

Cụ thể, chỉ cần gõ cụm từ “đồ bảo hộ chống dịch”, hoặc “quần áo bảo hộ y tế” trên thanh công cụ google, là lập tức có tới hàng chục triệu kết quả hiện ra. Từ quần áo bảo hộ y tế, các set đồ chống dịch, khẩu trang, găng tay, kính chống giọt bắn…

Những sản phẩm này được rao bán với những thông tin quảng cáo tung hô như, chống được virus, bảo vệ cơ thể, chất liệu thoáng mát… Chính vì vậy, sản phẩm thu hút sự quan tâm của nhiều người với số lượng người mua rất lớn. Điều đáng nói, ngoài việc không rõ chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ, thì giá của các mặt hàng này thi nhau “nhảy múa” nhộn nhịp trên chợ mạng và sàn thương mại điện tử, từ vài chục nghìn lên tới vài trăm nghìn cho 1 sản phẩm.

mất tiền oan
Các gian hàng rao bán quần áo bảo hộ y tế trên sàn thương mại điện tử Lazada (Ảnh chụp màn hình).

Tương tự, trên các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee… cũng ồ ạt rao bán loại đồ bảo hộ chống dịch, loại phủ từ đầu tới chân với nhiều mức giá khác nhau.

Theo giới thiệu của một gian hàng trên sàn thương mại điện tử Lazada, cho biết: "Bộ chống dịch 5 món được đóng gói trong 1 bao nhựa, tiệt trùng, làm từ vải chống tĩnh điện không dệt, có chức năng bảo vệ người sử dụng tuyệt đối khỏi virut, vi khuẩn, khí độc, hóa chất… Bộ đồ chống dịch thường được sử dụng bởi các đội phòng chống dịch trong các đợt bùng phát dịch bệnh, các đoàn thanh tra sử dụng bộ chống dịch khi kiểm tra các khu vực sản xuất, chế biến thực phẩm, sản xuất công nghiệp nặng, được các bác sĩ, y tá, y sĩ sử dụng rộng rãi tại nhiều bệnh viện… với lời cam kết sản phẩm y hình, đã được kiểm chứng và có nơi sản xuất uy tín...".

Không chỉ làm mưa làm gió trên các sàn thương mại điện tử, đồ bảo hộ chống dịch cũng được rao bán rầm rộ trên mạng xã hội facekbook. Thậm chí, để tiện cho việc rao bán, nhiều người còn công khai lập những fanpage với hàng nghìn lượt like, theo dõi và lập những nhóm lập riêng với số lượng thành viên lên tới hàng chục nghìn thành viên..., để rao bán đồ bảo hộ chống dịch. 

mất tiền oan
Các loại quần áo bảo hộ y tế kém chất lượng đượng rao bán trên mạng xã hội facekbook.

Trong vai người có nhu cầu mua, liên hệ với một tài khoản trong nhóm “Đồ Bảo Hộ Chống Dịch” trên mạng xã hội facekbook, phóng viên được tài khoản này cho biết: "120 nghìn đồng là giá của một bộ đồ bảo hộ gồm 4 sản phẩm: quần áo, mũ, kính tăng gấp 2 lần so với giá bình thường. Sản phẩm được sản xuất bằng vải không dệt, nên người mặc không bị nóng khi sử dụng… Nếu mua sỉ 1.000 set chỉ còn 40.000 đồng/bộ".

Theo tài khoản này, đối với đồ bảo hộ rẻ tiền, thì không có tiêu chuẩn hay nguồn gốc. Loại hàng này được nhập từ hộ tự gia công. Khi được thắc mắc về giá, thì tài khoản này cho hay: "Giữa tâm dịch Covid-19, nên các sản phẩm thường không có giá chung, và không phải ai cũng có hàng để bán…".

Trong khi đó, theo tìm hiểu của phóng viên, đối với một bộ đồ bảo hộ y tế đúng tiêu chuẩn để các y bác sĩ sử dụng trong công tác phòng chống dịch Covid-19, có mức giá lên tới vài trăm nghìn đồng/bộ.

Cũng theo ghi nhận của phóng viên, dù TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai... đang có số ca lây nhiễm covid 19 cao nhất cả nước; Hà Nội cũng đang bước vào giai đoạn khó khăn, khi số lượng các ca lây nhiễm ngày càng tăng cao…, nhưng nhiều cửa hàng tại các tỉnh thành này vẫn công khai bán quần áo y tế phòng dịch kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, dưới hình thức bán online, để thu về lợi nhuận.

Không nên sử dụng loại quần áo bảo hộ y tế kém chất lượng

Theo các chuyên gia trong ngành y cảnh báo, quần áo bảo hộ y tế phải bảo đảm theo đúng những tiêu chuẩn riêng biệt, chứ không phải loại bán tràn lan trên thị trường hiện nay.

Ngoài việc phục vụ cho mục đích điều trị đặc thù của ngành khi trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, thì tại thời điểm dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành, nên quần áo bảo hộ y tế, khẩu trang, kính chống giọt bắn… là những vật dụng không thể thiếu dành cho các lực lượng phòng chống dịch, những y bác sĩ tuyến đầu và bất cứ ai khi phải làm việc, di chuyển trong môi trường tiềm ẩn nhiều vi rút, vi khuẩn gây bệnh.

mất tiền oan
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân và đặc biệt là các lực lượng phòng chống dịch, y bác sĩ tuyến đầu cần phải sử dụng loại quần áo bảo hộ y tế đạt chuẩn.

Nếu mua, sử dụng phải các sản phẩm quần áo bảo hộ y tế giá rẻ, kém chất lượng, hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không những không bảo đảm an toàn cho người sử dụng trong môi trường tiềm ẩn nhiều vi rút, vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt là các lực lượng phòng chống dịch, những y bác sĩ tuyến đầu. Mà còn có nguy cơ mắc phải những căn bệnh về da liễu khác…

“Do vậy, các lực lượng phòng chống dịch Covid-19, những y bác sĩ tuyến đầu và tất cả mọi người cần thiết phải sử dụng loại quần áo bảo hộ y tế đã được kiểm tra theo đúng tiêu chuẩn, được cấp phép bán ra thị trường. Không nên ham rẻ mà mua phải hàng kém chất lượng, dẫn đến việc tiền mất tật mang.

Bên cạnh đó, người dân cần hạn chế ra khỏi nhà, tránh tụ tập nơi đông người và thực hiện nghiêm quy định 5K của Bộ Y tế, để cùng chung tay phòng, chống dịch Covid-19...”, một chuyên gia khuyến cáo.

Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm

Liên quan đến công tác kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng, thiết bị phòng chống dịch Covid-19, ngày 20/7 Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) – Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1949/QĐ-TCQLTT về việc Thành lập Đoàn công tác để kiểm soát, giám sát thị trường trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam.

Đoàn công tác có nhiệm vụ kiểm soát, giám sát thị trường trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp để tham mưu cho Tổng Cục trưởng chỉ đạo Cục QLTT TP.HCM và các tỉnh phía Nam tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng để đảm bảo lưu thông hàng hóa, chống hiện tượng găm hàng, nâng giá, ép giá, bán hàng kém chất lượng.

Ngoài ra, Cục QLTT TP.HCM cũng cho biết, từ ngày 31/1/2020 đến ngày 20/7/2021 cơ quan này đã phát hiện, xử lý hàng loạt trường hợp sản xuất, mua bán quần áo bảo hộ y tế và các vật dụng phòng chống dịch giả, kém chất lượng.

Cụ thể, các Đội đã kiểm tra 197 vụ; tạm giữ hơn 11,7 triệu khẩu trang các loại, 12.000 khẩu trang bán thành phẩm, hơn 7,9 triệu cái và 11.499 kg găng tay cao su, nhiều dụng cụ, bao bì sản xuất khẩu trang; 10.530 đơn vị sản phẩm nước rửa tay, xịt kháng khuẩn các loại. Cơ quan chức năng đã xử lý 188 vụ, phạt hành chính với tổng số tiền hơn 3,1 tỉ đồng; tang vật vi phạm được xử lý theo quy định của pháp luật.

mất tiền oan
Lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ quần áo bảo hộ y tế không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Đặc biệt, Cục QLTT TP.HCM cũng cho biết, việc sản xuất, mua bán các mặt hàng có liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 kém chất lượng như trang thiết bị y tế, quần áo bảo hộ, khẩu trang y tế, nước rửa tay... có chiều hướng tăng, diễn biến phức tạp. Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… sẽ phát triển theo chiều hướng tăng ở hầu hết các nhóm hàng hóa.

Do vậy, thời gian tới, cơ quan này sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý địa bàn nhằm kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thương mại. Đặc biệt là các mặt hàng liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân, đồng thời góp phần chung tay cùng thành phố đẩy lùi dịch bệnh.

Tương tự, Cục QLTT Hà Nội cũng vừa cho biết từ đầu năm đến nay, đơn vị đã kiểm tra phát hiện nhiều vụ việc vi phạm liên quan đến các mặt hàng phục vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 (dung dịch sát khuẩn, trang thiết bị y tế, quần áo bảo hộ,khaaor trang...). Theo cơ quan này, do tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, hoạt động buôn bán trao đổi hàng hóa qua mạng, các kênh thương mại điện tử diễn ra phổ biến, nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng hàng hóa.

mất tiền oan

Cơ quan điều tra (Công an TP. Hà Nội) đã khởi tố 4 bị can trong vụ án Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ y tế Đức Anh buôn bán, làm giả hàng nghìn bộ trang phục y tế phòng dịch.

Chính vì vậy, Cục QLTT Hà Nội yêu cầu các đội quản lý thị trường theo dõi sát tình hình thị trường, lưu thông hàng hóa, dịch vụ đặc biệt các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày và có nhu cầu tiêu dùng cao như: gạo, thịt gia súc, gia cầm, trứng, thực phẩm công nghệ chế biến, xăng dầu, gas và các mặt hàng phục vụ phòng chống dịch bệnh Covid–19 (khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, thiết bị y tế...). Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính.

Đồng thời, chỉ đạo các Phòng, Đội QLTT phối hợp với các cơ quan, lực lượng chức năng thành phố, chính quyền địa phương thực hiện công tác kiểm soát dịch bệnh Covid-19.

Nguyễn Tùng

Bài liên quan

Tin mới

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa

Chiều 18/9, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã đi kiểm tra thực tế công tác khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT
Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT

Sở Khoa học-Công nghệ phối hợp Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Cần Thơ, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) đã tổ chức hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả nhãn hiệu và xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên môi trường thương mại điện tử.

Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định
Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định

Ngày 18 tháng 9 năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.P do ông T.C.B làm chủ, địa chỉ: xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng chủ hộ không thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.

Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa
Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa

Để chủ động trong công tác phòng, chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra sau mưa lũ, sạt lở đất, Trung tâm Y tế thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đang tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường trên diện rộng.

Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ
Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ

Những ngày này, các đơn vị đang tập trung máy móc, vật liệu và nhân lực, khẩn trương thi công không kể ngày đêm để hoàn thành khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; phấn đấu đến ngày 21/9, sẽ đưa một số hộ dân thôn Làng Nủ về nơi tạm cư...

Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan
Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan

Ngày 19/9, tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Văn Quan, Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội tại 2 xã Hữu Lễ và Tri Lễ của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.