Cần có thêm chính sách chống nhập lậu và gian lận thương mại với mặt hàng đường
Nhiều giải pháp cho ngành mía đường trong tình hình mới, trong đó, cần chủ động theo dõi tình hình, giám sát về đường nhập khẩu, đồng thời nghiên cứu và đề xuất các biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm đường nhập khẩu. Đặc biệt, phải đẩy mạnh các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại đồng bộ, quyết liệt đối với mặt hàng đường.
Đẩy mạnh các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại đồng bộ, quyết liệt đối với mặt hàng đường (Ảnh minh họa)
Khó khăn kép
Qua 25 năm xây dựng và thực hiện chương trình “Một triệu tấn đường”, ngành mía đường Việt Nam đã nỗ lực vượt qua khó khăn, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo việc làm cho hơn 350 nghìn hộ nông dân, chủ động được nguồn đường sản xuất trong nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện xóa đói giảm nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2020, khi Việt Nam thực hiện cam kết theo các hiệp định thương mại và đặc biệt là Hiệp định ATIGA (Hiệp định thương mại tự do trong khu vực ASEAN), trong đó mặt hàng đường được giảm thuế từ 80% (đường thô) xuống còn 5% trong nội khối ASEAN và đối với đường trắng từ 85% xuống còn 5% từ 1/1/2020.
Bên cạnh đó, việc chính phủ một số nước trong ASEAN trợ giá cho ngành mía đường nội địa, dẫn đến cuộc chơi không công bằng trong cạnh tranh. Thêm vào đó, đại dịch Covid-19 như một “cú đấm kép”, khiến bà con nông dân và doanh nghiệp mía đường trong nước gặp rất nhiều khó khăn.
Nhiều nhà máy đường hiện đang lâm vào cảnh khó khăn, do không tiêu thụ được sản phẩm nên không có nguồn tiền để trang trải chi phí sản xuất, thanh toán tiền mía cho nông dân, cũng như chi trả tiền lương cho người lao động. Do tác động của dịch Covid-19, 1/3 nhà máy đường đã phải đóng cửa và nhiều DN khác đang đứng trước nguy cơ phá sản.
Nhằm “Tìm giải pháp cho ngành mía đường trong tình hình mới”, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 14-7-2020 về việc triển khai các giải pháp phát triển ngành mía đường Việt Nam.
Trong nhiều giải pháp cần sớm được triển khai trong thời gian tới để “cứu” ngành mía đường, tại Chỉ thị số 28/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ có nhấn mạnh đến việc giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan chủ động theo dõi, kịp thời đề xuất việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm đường nhập khẩu phù hợp các cam kết quốc tế. Đồng thời, hình thành cơ sở dữ liệu đồng bộ, chính xác về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất trên cơ sở thông tin do các cơ quan chức năng cung cấp để sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tư vấn, chuẩn bị hồ sơ phòng vệ thương mại….
Tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Tìm giải pháp cho ngành mía đường trong tình hình mới” diễn ra ngày 16/9, ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển Nông nghiệp Nông thôn cho rằng: “Chúng ta thực hiện ATIGA chưa được một năm nhưng nhập khẩu chính ngạch tăng lên rất nhiều. Đây là một số nét về vai trò quan trọng của ngành mía đường. Chính vì thế không thể nói một cách dễ dàng là bỏ để nhập khẩu phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài. Chưa nói ngay cả những vùng không có lợi thế thì cũng cần có những chính sách chuyển đổi từ từ, nếu không thì sẽ nhiều người dân trồng mía sẽ khó có thể chuyển đổi được sang cây trồng khác ngay”.
Theo ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), Việt Nam là một trong những sản xuất và tiêu thụ đường lớn trên thế giới và trong khối ASEAN. Về sản xuất, năng lực trung bình của Việt Nam sản xuất trung bình từ 1-1,3 triệu tấn đường/năm trong khi nhu cầu tiêu dùng trực tiếp sử dụng và sản xuất chế biến khoảng 2 triệu tấn/năm.
Về sản lượng sản xuất, so với các nước trong khu vực châu Á và ASEAN, sản lượng sản xuất đường trung bình hàng năm của Việt Nam đứng thứ sáu sau các nước: Trung Quốc (10 triệu tấn), Thái Lan (8-9 triệu tấn), Australia (bốn triệu tấn), Indonesia (hai triệu tấn) và Philippines (hai triệu tấn).
Về tiêu thụ của các nước, riêng Trung Quốc (tiêu thụ 14 triệu tấn/năm) và Indonesia (7,5 triệu tấn/năm) luôn đứng đầu về lượng đường tiêu dùng nội địa, nguồn sản xuất trong nước không đáp ứng đủ và phải nhập khẩu sản lượng đường lớn từ các nước.
Thái Lan và Australia là hai nước xuất khẩu đường lớn nhất trong khu vực, trung bình Thái Lan xuất khẩu khoảng năm triệu tấn đường mỗi năm. Việt Nam, Indonesia, Philippines là các nước nhập khẩu đường lớn từ Thái Lan.
Theo thống kê của cơ quan Hải quan, giai đoạn 2017-2019, đường nhập khẩu vào Việt Nam đạt 200 nghìn tấn đến 400 nghìn tấn, trong đó đường thô và đường tinh luyện (mã Hs 1701) nhập khẩu đạt gần 250.000 tấn/năm (năm 2018-2019); đường lỏng (mã Hs 1702) nhập khẩu trung bình đạt 150.000 tấn/năm (năm 2018-2019).
Kể từ khi bỏ hạn ngạch thuế quan cho ASEAN, tổng lượng đường mía nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng rất nhanh, trong 7 tháng đầu năm 2020, Việt Nam nhập khẩu đạt gần 820.000 tấn, tăng gần bảy lần so với cùng kỳ năm 2019.
Nhiều giải pháp trọng tâm
Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn thông tin, hiện tại, sản lượng đường thế giới dư thừa, Hiệp định ATIGA đã có nhiều tác động gây khó khăn cho ngành sản xuất mía đường trong nước.
Trong những năm gần đây, lượng đường thế giới dư thừa, giá đường thấp hơn giá thành, đường sản xuất ra không tiêu thụ được, tồn kho lớn, dòng tiền không được lưu thông, trong khi ngân hàng hạn chế định mức cho vay. Trong khi đó, nhiều loại đường lỏng tràn vào không kiểm định chất lượng, không đánh thuế nhập vào Việt Nam; cùng với việc hiệp định ATIGA có hiệu lực, đường nhập lậu không được kiểm soát làm cho ngành mía đường trong nước nói chung và Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Giá đường thấp đã làm cho giá mía tụt giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng nguyên liệu; thu nhập của người trồng mía tụt giảm, diện tích mía bị thu hẹp (chỉ còn lại 30% so với 5 năm trước đây), năng suất, chất lượng mía chưa được cải thiện, nhà máy không đủ nguyên liệu để sản xuất.
Theo ông Tam, ngoài các nguyên nhân về đất trồng mía manh mún, nhỏ lẻ; lao động tại nông thôn thiếu hụt trầm trọng...khiến giá thành sản xuất mía cao hơn các nước trong khu vực; thời tiết diễn biến hết sức phức tạp, đã ảnh hưởng rất lớn đến đến sinh trưởng, phát triển của mía; làm giảm nghiêm trọng về năng suất, chất lượng mía; gây thiệt hại lớn cho nông dân.
“Ngoài ra, nạn nhập lậu vẫn hoành hành với biên giới Việt Nam quá rộng dù Chính phủ đã vào cuộc rất quyết liệt. Vậy nên, cần có thêm chính sách chống hàng nhập lậu và gian lận thương mại”, ông Tam nhấn mạnh.
Ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện chiến lược và Phát triển Nông nghiệp Nông thôn cho rằng, có một số vấn đề cần quan tâm.
Thứ nhất, cần phải rà soát lại các diện tích sản xuất mía đường và chỉ giữ lại các vùng trồng chiến lược và có hiệu quả. Cần xác định diện tích kém hiệu quả có thể chuyển đổi thì có chính sách khuyến khích và cho phép chuyển đổi; diện tích có lợi thế và phù hợp thì tiếp tục đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao, cơ giới hóa trong sản xuất, khuyến khích áp dụng công nghệ 4.0 trong quản lý vùng nguyên liệu để giảm công lao động và tăng tỷ lệ thu hoạch, giảm tổn thất từ đó giảm chi phí trồng mía.
Xây dựng thành vùng sản xuất mía đường tập trung, thúc đẩy áp dụng cơ giới hóa, cải thiện giống mía và quy trình canh tác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành mía ở những vùng có lợi thế. Đồng thời, tổ chức lại sản xuất phát triển HTX/THT nông nghiệp sản xuất mía liên kết với nhà máy đường để ổn định vùng nguyên liệu sản xuất cho các nhà máy.
Tại các vùng sản xuất thích hợp, tiếp tục nghiên cứu các mô hình canh tác mía hiệu quả ứng phó với hiện tượng khí hậu khắc nghiệt, thay đổi thất thường giúp ổn định sản xuất, năng cao sản lượng và chất lượng mía. Ở những vùng sản xuất không hiệu quả thì mạnh dạn cho chuyển đổi chủ động và có chính sách hỗ trợ người dân chuyển đổi sang cây trồng khác. Nếu có thể tổ chức sản xuất lại, đưa doanh nghiệp vào bao tiêu sản phẩm hoặc nghiên cứu chuyển đổi cây trồng có thị trường ổn định.
Thứ hai, nên mạnh dạn rà soát những nhà máy, những vùng không có khả năng đáp ứng nguyên liệu để có thể hỗ trợ người dân chuyển đổi. Với các nhà máy hoạt động tốt, có vùng nguyên liệu ổn định, Nhà nước hỗ trợ tín dụng cho đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, giảm công lao động và tăng tỷ lệ thu hoạch, khuyến khích áp dụng công nghệ 4.0 trong quản lý vùng nguyên liệu. Hiện nay, Bộ NN và PTNT đang xây dựng Nghị định mới thay thế cho Quyết định 68 về giảm tổn thất sau thu hoạch. Đây cũng là chính sách tốt có thể khuyến khích hỗ trợ DN và HTX, hộ trồng mía tăng đầu tư cơ giới hóa.
Thứ ba, áp dụng công nghệ để đẩy mạnh sản xuất và khả năng cạnh tranh. Hiện có nhiều danh nghiệp áp dụng tương đối tốt. Còn nhìn chung với các hộ sản xuất vừa và nhỏ thì vẫn còn hạn chế.
Thứ tư, có chính sách ưu đãi thuế cho việc nhập khẩu máy móc nông nghiệp. Điều này rất thiết thực. Nhà nước nên miễn thuế nhập khẩu máy móc nông nghiệp để khuyến khích cơ giới hóa đồng bộ, nâng cao năng suất.
“Chúng ta cũng cần chủ động theo dõi, kịp thời tình hình nhập khẩu, giám sát về đường nhập khẩu (chất lượng, xuất xứ), đồng thời nghiên cứu và đề xuất các biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm đường nhập khẩu phù hợp với các cam kết quốc tế, đặc biệt với đường lỏng (siro ngô nồng độ fructose cao) nhập khẩu vào Việt Nam. Đặc biệt là phải đẩy mạnh các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại đồng bộ, quyết liệt đối với mặt hàng đường.
Thêm nữa, trong hội nhập, cần phối hợp để có biện pháp tự vệ về mặt thương mại. Thực tế, đã có những vụ kiện quốc tế mà chúng ta đã thắng kiện. Tuy nhiên để làm được điều này, cần hệ thống thông tin tốt giữa doanh nghiệp, Hiệp hội, Chính phủ”, ông Thắng nêu quan điểm.
Thái Bình
Tin mới
Đưa nguồn hàng lên kệ siêu thị, mở rộng phân phối, tiết giảm chi phí trung gian
Chiều ngày 17/9, trong khuôn khổ Hội chợ Thương mại Festival Huế 2024, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức “Hội nghị kết nối cung cầu giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh, thành năm 2024”.
Hà Tĩnh hỗ trợ đợt 1 cho các tỉnh bão lũ phía Bắc 27,5 tỷ đồng
Ban Vận động cứu trợ tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành quyết định về việc phân bổ kinh phí đợt 1 để hỗ trợ đồng các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra với số tiền 27,5 tỷ đồng. Số tiền này được trích từ số tiền các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã quyên góp ủng hộ gửi về Ban Vận động Quỹ Cứu trợ tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua.
Gia Lai: Cục QLTT tỉnh ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra
Tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai vừa diễn ra Lễ phát động Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Gia Lai quyên góp, ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. 33.000.000 đồng cùng hơn 500 đơn vị sản phẩm hỗ đã được Cục QLTT Gia Lai chuyển đến cơ quan chức năng, góp phần hỗ trợ đồng bào miền Bắc…
Lào Cai: Phát sóng điện thoại cho 100% các xã sau mưa lũ
Ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu bão từ ngày 7 - 16/9/2024 trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã gây nhiều thiệt hại nặng nề về người, nhà ở, sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng; ước thiệt hại sơ bộ trên 3.235 tỷ đồng.
Chứng khoán phiên chiều 17/9: Nhà đầu tư mạnh tay bắt đáy, VN-Index tăng vọt
Đà khởi sắc bất ngờ ở nhiều mã bluechip với sự dẫn dắt của VHM, cùng lực cầu bắt đáy gia tăng ở các cổ phiếu bất động sản, xây dựng, công ty chứng khoán đã giúp VN-Index có phiên hồi phục gần 20 điểm.
Bắc Ninh khẩn trương xử lý các điểm “nóng” gây ô nhiễm môi trường, gắn trách nhiệm người đứng đầu
Đây là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Vương Quốc Tuấn, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh tại phiên họp thường kỳ tháng 9/2024 của UBND tỉnh diễn ra sáng nay, 17/9.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9