Cẩm Thủy (Thanh Hóa): Nhiều hộ dân nhận nghé dự án rồi bán lại cho chính đơn vị cung ứng?
Người dân xã Cẩm Bình (Cẩm Thủy, Thanh Hóa) được nhận nghé từ Dự án thuộc “Chương trình phục hồi thu nhập chi tiết, dự toán triển khai chương trình Dự án nâng cấp Quốc lộ 217” chạy qua địa bàn. Tuy nhiên ngay sau khi nhận vật nuôi này, người dân có nhiều bức xúc.
Thực hiện Quyết định về việc phê duyệt Chương trình phục hồi thu nhập chi tiết, dự toán triển khai thực hiện chương trình thuộc Dự án nâng cấp mạng lưới GMS phía Bắc thứ 2- Nâng cấp Quốc lộ 217- Giai đoạn 2, tỉnh Thanh Hóa. Tổng số hộ đủ điều kiện tham gia là 780 hộ với tổng kinh phí thực hiện là 11.766.326.000 đồng. Dự án nâng cấp QL 217 với chiều dài tuyến đường đi qua huyện Cẩm Thủy là 16,9km và có 4 xã, thị trấn bị ảnh hưởng bao gồm: Thị trấn Cẩm Thủy, xã Cẩm Bình, xã Cẩm Thạch và xã Cẩm Thành.
Qua tìm hiểu, đầu năm 2020 dự án bắt đầu triển khai tại xã Cẩm Bình, mức hỗ trợ cho mỗi hộ dân là 10 triệu đồng, và chủ đầu tư đã mua con vật nuôi là bò, nghé để cung cấp cho các hộ dân. Với 112 hộ dân được hỗ trợ đợt 1, trong đó có nhiều hộ chung nhau và 52 con nghé đã được giao đến cho các hộ dân. Tuy nhiên ngay sau khi nhận nghé nhiều hộ dân đã giết thịt hoặc đem đi bán, thậm chí họ bán lại cho chính đơn vị vừa cung ứng, vì người dân cho rằng dự án hỗ trợ không hiệu quả, không đúng mục đích, nhu cầu của từng hộ dân.
Theo phản ánh, dự án hỗ trợ không hiệu quả, chất lượng nghé thì không đạt chuẩn, có dấu hiệu bị bớt xén.
Mặc dù người dân rất phấn khởi trước việc có tuyến đường đi qua, cùng với đó là chủ trương quan tâm bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, bằng mô hình cấp nghé tăng gia sản xuất trên địa bàn xã.
Nhưng mô hình cấp nghé được triển khai lại không đem hiệu quả, trái với nhu cầu, mục đích của từng hộ dân. Thậm chí nghé chất lượng kém và bị dịch bệnh, cùng với đó là thiếu sự quan tâm, sát sao của chính quyền địa phương. Từ đó xảy ra tình trạng nhiều hộ dân đã giết thịt hoặc bán ngay nghé khi nhận từ dự án.
Nghé dự án bị dịch bệnh kéo dài, chất lượng kém được cấp cho các hộ dân tại xã Cẩm Bình (Cẩm Thủy)
Những hộ nằm trong dự án cho rằng, họ không muốn nhận nghé bởi gia đình có người già, chăn nuôi là vấn đề rất khó khăn, nhưng chính quyền xã vẫn ép phải lấy nghé. Trong khi đó, nhiều hộ dân đang kinh doanh buôn bán, giờ bắt phải nhận nghé họ không biết xử lý ra sao, chăn nuôi như thế nào? Cùng với đó, nhiều hộ mong muốn được cấp những vật dụng thiết thực hơn như máy nghiền ngô, say nghệ hay tủ bảo ôn… những vật dụng ấy đều rẻ hơn hoặc chỉ tương ứng với số tiền dự án hỗ trợ nhằm hợp với nhu cầu mục đích của từng hộ gia đình, tăng gia sản xuất, nhưng lại không được đáp ứng.
Không những việc cấp nghé trái với nhu cầu của nhiều hộ dân, việc nghé có đạt chất lượng chuẩn hay không cũng là vấn đề mà nhiều hộ dân tỏ ra bức xúc. Nhiều hộ dân phản ánh, sau khi con nghé đem về xảy ra tình trạng kém ăn, ốm yếu và bệnh tật triền miên. Cực chẳng đành, nếu họ không nhận thì sẽ mất quyền lợi, chính vì thế ngay sau khi nhận nghé nhiều hộ đã đem bán lại cho đơn vị cung ứng với giá chỉ bằng 1/3 giá mua ban đầu.
Anh Bùi Văn Viện (thôn Bình Yên, xã Cẩm Bình) cho hay: “Chúng tôi rất cảm ơn dự án nâng cấp Quốc lộ 217 đi qua địa bàn xã, bên cạnh đó việc hỗ trợ mô hình nghé đến các hộ dân bị ảnh hưởng để tăng gia sản xuất là điều rất được lòng dân. Nhưng hỗ trợ như thế nào cho hiệu quả đến từng người dân để phát triển sản xuất lại là chuyện khác, nhưng ở đây dự án hỗ trợ hoàn toàn trái ngược với nhu cầu, mục đích của từng hộ dân. Vậy nên, nhiều hộ dân sau khi nhận nghé đã bán để lấy tiền sử dụng vào mục đích khác”.
“Hai anh em tôi chung nhau và được nhận nghé đợt này, con nghé của chúng tôi có giá là 22.600.000 đồng, mỗi anh em phải bù thêm 1.300.000 đồng. Sau khi nhận nghé, thương lái của đơn vị cung ứng đã về nhà tôi và nói có nhu cầu mua lại với giá chỉ 8 triệu đồng, họ trả giá rẻ quá nên tôi tiếc, không bán và quyết định để lại chăn nuôi. Không chỉ con nghé nhà tôi được thương lái muốn mua lại với giá rẻ, mà nhiều hộ khác cũng thế. Đơn cử như hộ nhà ông Nghĩa- Bí thư chi bộ thôn cũng vừa bán với giá chỉ 13 triệu đồng, trong khi đó, con nghé ấy được cấp từ dự án với giá là 29.800.000 đồng”, anh Viện cho biết thêm.
Ông Bàn Văn Báo- Trưởng thôn Bình Yên trao đổi với PV
Đồng quan điểm với anh Viên, ông Bàn Văn Báo- Trưởng thôn Bình Yên nói: “Tôi khẳng định dự án hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng tại thôn chúng tôi là không hiệu quả, nếu chúng tôi không nhận thì sẽ mất quyền lợi. Nhưng dự án hỗ trợ cho những hộ khó khăn thì phải có hiệu quả và hợp lòng dân. Nhận xong, không giải quyết được vấn đề gì, nên chúng tôi bán hay làm thịt nghé là điều đương nhiên”.
Trước sự việc trên, phóng viên có buổi làm việc với ông Dương Văn Vân- Chủ tịch UBND xã Cẩm Bình, được ông phân trần: “Vừa qua, xã có nhận 52 con nghé của dự án để cấp cho 112 hộ dân bị ảnh hưởng bởi tuyến đường 217 đi qua. Đúng là có việc nghé dự án khi cấp cho các hộ dân, sau đó họ đã giết thịt hoặc bán lại cho chính đơn vị cung ứng. Sau khi có thông tin phản ánh, tôi đã cho anh em nắm bắt lại tình hình nhưng đến nay vẫn chưa có số liệu chính thức. Dự án đã được hỗ trợ cho các hộ dân, có những hộ đã bán, chuyển đổi mục đích là có, còn bảo giết thịt nghé thì tôi có nghe nhưng chưa nắm rõ là hộ dân nào”.
Ông Dương Văn Vân- Chủ tịch UBND xã Cẩm Bình tại buổi làm việc với phóng viên về vụ việc
Biết rằng, Dự án nâng cấp Quốc lộ 217 và việc bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, là điều thiết thực, nhưng bên cạnh đó dự án hỗ trợ bằng mô hình cấp nghé cho hộ dân tại xã Cẩm Bình là kém hiệu quả, không đúng mục đích, nhu cầu sử dụng của các hộ dân.
Lê Nam
Tin mới
Tổng thống Putin đề nghị cơ quan lập pháp hai nước tiếp tục tăng cường hợp tác nghị viện
Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đề nghị cơ quan lập pháp hai nước tiếp tục tăng cường hợp tác nghị viện, góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện hai nước thực chất, hiệu quả; khẳng định sẽ ủng hộ cơ quan lập pháp hai nước triển khai các thoả thuận hợp tác đã ký kết.
VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư chờ đợi cơ hội giải ngân mới khi thị trường hình thành vùng cân bằng
Chuyên gia chứng khoán dự báo, VN-Index hôm nay, ngày 11/9 có thể kiểm định lại vùng 1.250-1.260 điểm và hình thành cân bằng trong các phiên tới. Nhà đầu tư nên tiếp tục nắm giữ danh mục, chờ đợi cơ hội giải ngân mới khi thị trường hình thành vùng cân bằng.
Giá vàng hôm nay 11/9: Giao dịch trầm lắng
Giá vàng hôm nay 11/9 trên thị trường thế giới tăng nhưng giao dịch trầm lắng do các nhà đầu tư có tâm lý thận trọng.
Người dân lưu ý, dự báo lũ trên sông Hồng tại Hà Nội đạt đỉnh vào trưa nay
Sáng 11/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia phát tin lũ đặc biệt lớn trên sông Thao; tin lũ khẩn cấp trên sông Lô, sông Cầu, sông Thương, sông Hoàng Long; tin lũ trên sông Thái Bình, sông Lục Nam và sông Hồng. Trên sông Hồng tại Hà Nội ở đạt đỉnh vào trưa 11/9 mức báo động 2 và trên báo động 2.
Bắc Giang: Nước rút đến đâu, vệ sinh phòng dịch bệnh đến đó
Ngay sau khi nước rút ở một số nơi, ngành Y tế Bắc Giang đã kịp thời triển khai các biện pháp xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vùng lũ.
Tỷ giá USD hôm nay 11/9: Tăng nhẹ
Rạng sáng 11/9, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 17 đồng, hiện ở mức 24.194 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng 0,11%, đạt mốc 101,66.
Câu chuyện thương hiệu
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu