Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cải tạo sông Tô Lịch thành “công viên lịch sử, văn hóa, tâm linh” có khả thi?

Đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử, văn hóa, tâm linh là khá mạnh dạn và táo bạo. Nếu dự án được triển khai và thực hiện một cách nghiêm túc sẽ mang đến cho Hà Nội sự mới mẻ, điểm nhấn trong việc tham quan, du lịch.

Xử lý được ô nhiễm môi trường là vấn đề cốt lõi

Ngày 15/9/2020, Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE) đã gửi công văn đến TP. Hà Nội về việc đề xuất: Giải pháp tổng thể cải tạo sông Tô Lịch trở thành “Công viên Lịch sử-Văn hoá-Tâm linh Tô Lịch” bằng nguồn vốn từ phía Nhật Bản.

Khi đề xuất được đưa ra, có nhiều ý kiến cho rằng đây là một ý tưởng rất hay. Ông Nguyễn Văn Nam (Khu đô thị Linh Đàm) cho rằng, sông Tô Lịch gắn liền với lịch sử đất nước, nếu khôi phục được thì sẽ làm sống lại cảnh quan đô thị, thêm sức sống và là điểm nhấn văn hóa gắn với lịch sử của Thủ đô và đất nước. Ý tưởng xây dựng không gian văn hóa trên dòng sông Tô Lịch là một việc rất hay và cần thiết.

Mô phỏng Công viên Lịch sử - Văn hóa – Tâm linh – Du lịchMô phỏng Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh Tô Lịch

“Tuy nhiên, việc cải tạo sông Tô Lịch từ trước đến nay không phải là việc đơn giản. Vấn đề ô nhiễm môi trường khiến sông Tô Lịch bị biến thành dòng sông “chết” từ nhiều năm nay. Do vậy, muốn xây dựng thành công viên lịch sử - văn hóa, việc đầu tiên vẫn là xử lý vấn đề ô nhiễm trước đã”, ông Nam nói.

Sáng nay (22/9) tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE) tổ chức Gặp mặt chia sẻ thông tin về giải pháp tổng thể cải tạo sông Tô Lịch thành “Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh Tô Lịch” bằng nguồn vốn từ phía Nhật Bản.

Tại cuộc gặp, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT JVE cho biết, dự án cải tạo sông Tô Lịch trở thành “Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh Tô Lịch” chính là tình cảm của Chính phủ, nhân dân Nhật Bản đối với Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng. Khi đề án được phê duyệt, dự kiến sẽ thực hiện trong 5 năm (2021-2026).

Quanmg cảnhQuang cảnh buổi làm việc

Chia sẻ tại cuộc gặp mặt, GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Nguyên Viện trưởng Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) nhấn mạnh tới tính khả thi của dự án và cho rằng, sông Tô Lịch trước đây rất trong, sạch. Sau này, Hà Nội đông dân, lượng nước thải ngày ngày xả ra, đã biến sông Tô Lịch trở nên ô nhiễm, thành dòng sông “chết”.

“Cải tạo sông Tô Lịch thành dòng sông trong xanh, gắn liền với lịch sử, văn hoá là tâm tư, khát vọng của tất cả người dân Thủ đô “nghìn năm Văn hiến”.

Tuy nhiên, để làm được việc này thực sự không dễ dàng, bởi sông quá ô nhiễm. Do đó, chúng ta phải kiên trì để đạt được mục đích, cải tạo, cải tiến dần sông Tô Lịch đang bị ô nhiễm nghiêm trọng thành “Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh”, GS.TS Đặng Huy Huỳnh nhấn mạnh.

Công viên Lịch sử - Văn hóa – Tâm linh – Du lịchGS.TSKH Đặng Huy Huỳnh phát biểu tại buổi làm việc

Theo GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, Viện trưởng Viện Kỹ thuật Nước và Công nghệ Môi trường (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam): “Sông Tô Lịch có chiều dài 13 km, có ý nghĩa giá trị lịch sử. Từ hiệu quả của một số dự án xử lý ô nhiễm nước thải mà Nhật Bản thực hiện tại Việt Nam, chúng tôi tin tưởng tính khả thi của dự án cải tạo sông Tô Lịch thành “Công viên Lịch sử - Văn hóa -Tâm linh Tô Lịch” bằng nguồn vốn Nhật Bản từ đề xuất của JVE.

Đáng quan tâm nhất, dự án thành công, người dân Hà Nội nói riêng, người dân Việt Nam nói chung sẽ được hưởng lợi ích thiết thực về chất lượng môi trường, ý nghĩa văn hóa, lịch sử của sông Tô Lịch. Để dự án này thành hiện thực, chuyên gia, những người thực hiện đề xuất cần thời gian, tiến hành cải tạo từng bước”.

Theo các chuyên gia, để có thể “hồi sinh” sông Tô Lịch đúng nghĩa cần phải có giải pháp tổng như: Thu gom nước thải, cấp nước bổ cập cho sông sau khi thu gom hết nước thải, xử lý triệt để nguồn gây ra mùi hôi thối, xử lý tầng bùn đáy, xử lý nước đã bị ô nhiễm trong lòng sông, thoát nước chống ngập khi mưa bão...

"Cải tạo sông Tô Lịch thành công viên là dự án công ích"

Đại diện Công ty JVE cho biết, đến nay, công ty chưa nhận được phản hồi của thành phố Hà Nội về việc xuất dự án cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh. Chúng tôi đang chờ TP. Hà Nội ra quyết định đồng ý cho triển khai nghiên cứu dự án, sẽ thực hiện các bước tiếp theo là mời các cơ quan quản lý nhà nước khác như Bộ Xây dựng, Bộ TNMT, Bộ NNPTNT,  Bộ VHTT&DL…, các chuyên gia môi trường, thủy lợi, lịch sử… đóng góp ý kiến về dự án này.

Thông tin chính thức về dự án cải tạo sông Tô Lịch thành công viên, ông Tuấn Anh khẳng định, đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh sẽ không lấy thêm quỹ đất bên ngoài sông, nếu được thực hiện sẽ chỉ triển khai bên trong phạm vi sông. Thời gian thực hiện, trong khoảng 5 năm, từ 2021 – 2026.

Dự án sẽ xây dựng hành lang dọc sông, kè bờ thẳng đứng, bỏ phần mái cỏ hiện nay. Sau đó kè đáy khu vực sát hai bờ sông tạo thành hành lang đi dạo bộ, không kè đáy sông mà để tự nhiên, giữ nguyên chiều rộng lòng sông.

Để xử lý ô nhiễm bên trong sông: Mùi, bùn đáy, chất ô nhiễm hữu cơ… sẽ sử dụng công nghệ Bio – Nano để phân hủy tận gốc tầng bùn hữu cơ ở đáy và phân hủy tận gốc các yếu tố gây ra mùi hôi thối bốc lên.

So sánh sục khí thông thường và sục khí nano về khả năng xử lý mùi hôi thốiSo sánh sục khí thông thường và sục khí nano về khả năng xử lý mùi hôi thối

Phần xử lý ô nhiễm bên ngoài và cấp nước bổ cập, Chủ tịch HĐQT JVE cho biết, sẽ kết hợp đồng bộ với các dự án mà TP. Hà Nội đã và đang triển khai như hệ thống thu gom nước thải bằng cống ngầm dưới lòng sông và cấp nước bổ cập trở lại cho sông bằng nước sau xử lý của dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá đảm bảo không chồng chéo, tránh lãng phí đầu tư.

Bên cạnh đó, sẽ xây dựng hệ thống giếng thu và đường hầm ngầm thoát lũ chống ngập cho lưu vực sông Tô Lịch. Kèm với việc xử lý ô nhiễm, hồi sinh dòng sông sẽ xây dựng hệ thống cảnh quan Công viên Lịch sử - Văn hóa – Tâm linh.

Về phương án tài chính, sau khi được TP. Hà Nội phê duyệt, sẽ công bố chi tiết về nguồn vốn Nhật Bản, tổng mức đầu tư, đơn vị tổng thầu… còn hiện nay mới chỉ ở giai đoạn xin chủ trương cho nghiên cứu.

Về phương án quản lý khai thác sau đầu tư, dự án cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh là dự án công ích cho TP. Hà Nội.

Ông Nguyễn Tuấn Anh khẳng định: "Công ty JVE và liên danh tổng thầu Nhật Bản không có bất cứ yêu cầu, điều kiện ràng buộc nào với TP. Hà Nội. Chúng tôi thực hiện dự án cải tạo sông Tô Lịch, không phải mục đích tạo ra “BOT tâm linh”, để làm giàu, kiếm lợi nhuận. Sau khi cải tạo sông Tô Lịch thành công, công ty sẽ bàn giao lại cho TP. Hà Nội. Việc quản lý, vận hành  sẽ thuộc thẩm quyền của thành phố".

Nói thêm về phương án bổ cập nước cho sông Tô Lịch, ông Tuấn Anh cho biết, theo dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, nước sạch sau khi xử lý sẽ được bổ cập trở lại sông Tô Lịch qua kênh dẫn nước N1, N2 trước thượng lưu đập Thanh Liệt khoảng 5km, bằng phương pháp đóng cửa đập này để dâng nước sau xử lý lên mực nước khống chế, làm cho sông Tô Lịch có tác dụng trữ nước như "hồ dài cảnh quan".

Như vậy, nước trong hồ sẽ không được lưu thông, nước tĩnh và tù, dễ phát sinh ô nhiễm, biến thành một "hồ tù" nếu như không có giải pháp sục khí Nano Nhật Bản để xử lý tận gốc chất ô nhiễm hữu cơ, mùi hôi thối do các khí độc tích tụ trong tầng bùn đáy ở cả bên trong "hồ dài cảnh quan" thì vẫn không hết được ô nhiễm. Theo Chủ tịch HĐQT JVE, khí hậu ở nước ta là nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều nên tác động rất mạnh đến chất lượng của hệ thống sông, hồ tự nhiên.

Về giải pháp dùng nước sông Hồng bổ cập cho sông Tô Lịch thông qua hồ Tây, theo ông Tuấn Anh, nếu chưa xử lý được ô nhiễm mà cho nước chảy qua thì chẳng khác nào đổ thải sang "nhà hàng xóm", ô nhiễm bị lan rộng. Việc bổ cập nước sông Hồng qua hồ Tây vào sông Tô Lịch chỉ có ý nghĩa khi ô nhiễm trong lòng sông được xử lý triệt để, tạo dòng chảy, nâng mực nước.

Theo PGS.TS Phạm Mai Hùng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, đề xuất dự án cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử, văn hóa là khá mạnh dạn và táo bạo. Nếu dự án được triển khai và thực hiện một cách nghiêm túc thì sẽ mang đến cho Hà Nội sự mới mẻ, điểm nhấn trong việc tham quan, du lịch. Tuy nhiên, cần thận trọng hơn khi quảng bá những phác thảo mô hình gắn liền với con sông di sản. Việc này cần có chủ trương và quyết định một cách cụ thể từ nhiều cấp khác nhau chứ không thể làm đơn giản được.

Vấn đề cốt lõi, chúng ta phải giải quyết được việc ô nhiễm môi trường, sau đó mới tính đến khía cạnh khác. Nói chung, dự án cải tảo sông Tô Lịch thành công viên là vấn đề rất lớn, cần được nghiên cứu kỹ lịch sử, văn hoá Việt Nam nói chung, lịch sử, văn hoá Thăng Long - Hà Nội nói riêng, cùng với sự tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học, qua đó mới có thể đưa ra được những phác thảo ấn tượng, cô đọng.

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Bổ nhiệm phó chánh văn phòng UBND tỉnh, phó giám đốc sở
Bổ nhiệm phó chánh văn phòng UBND tỉnh, phó giám đốc sở

UBND tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức công bố và trao quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Phó Giám đốc Sở NNPTNT...

Bổ nhiệm 21 tân vụ trưởng, kiểm toán trưởng, phó kiểm toán trưởng
Bổ nhiệm 21 tân vụ trưởng, kiểm toán trưởng, phó kiểm toán trưởng

Kiểm toán nhà nước đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc bổ nhiệm nhân sự Vụ trưởng, Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng và tương tương.

Bổ nhiệm tân Vụ trưởng, Vụ phó, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao
Bổ nhiệm tân Vụ trưởng, Vụ phó, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao

Ngày 20/9, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý. Ông Nguyễn Huy Tiến, Viện trưởng Kiểm sát nhân dân tối cao dự và chủ trì buổi Lễ.

Sửa đổi quy định phân công, phân cấp quản lý về ATTP trên địa bàn TP. Hà Nội
Sửa đổi quy định phân công, phân cấp quản lý về ATTP trên địa bàn TP. Hà Nội

Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà vừa ký Quyết định số 58/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 28/2022/QĐ-UBND ngày 24/6/2022 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý về An toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Nghệ An mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Nhật Bản
Nghệ An mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Nhật Bản

Chiều 20/9, tại Tokyo, Nhật Bản, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Trung tâm ASEAN-Nhật Bản (AJC) tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư các doanh nghiệp Nhật Bản vào tỉnh Nghệ An năm 2024.

Gần 200 trung tâm VNVC trên toàn quốc triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết
Gần 200 trung tâm VNVC trên toàn quốc triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết

Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC với gần 200 trung tâm hiện đại trên cả nước đã chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn.