Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Các tỉnh Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung liên kết để đột phá từ biển

Ngày 05/02, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, đường Nguyễn Tất Thành, TP. Quy Nhơn đã diễn ra Hội nghị triển khai Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và Xúc tiến đầu tư Vùng.

Hội nghị triển khai Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị và Xúc tiến  Vùng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức, với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Cùng tham gia chủ trì Hội nghị còn có các ông: Trần Hồng Hà, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Chí Dũng, Uỷ viên BCH trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT; Hồ Đức Phớc, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính; Hồ Quôc Dũng, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định. 

Quang cảnh Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Viết Hiền)

Đồng thời, tham dự Hội nghị còn có lãnh đạo một số Bộ, ngành: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Văn hoá – Thể thao và Du lịch; Công Thương; Giao thông Vận tải; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường…; Trần Du Lịch, Tiến sĩ - thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tiền tệ quốc gia; cùng đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương; khoảng 800 đại biểu là lãnh đạo của Trung  ương và 13 tỉnh thành khu vực Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung; các tổ chức quốc tế,  trong và ngoài nước.

Theo Ban tổ chức, Hội nghị “Triển khai Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về phát triển , xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và Xúc tiến  Vùng” là nhằm tạo sự thống nhất cao, nâng cao nhận thức và cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nêu tại Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị; sớm đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống.

Theo đó, đây là Hội nghị “ba trong một”, được tổ chức không chỉ với mục đích công bố Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mà còn cụ thể hóa nghị quyết bằng các nguồn lực triển khai thực hiện cụ thể thông qua hình thức xúc tiến đầu tư, kêu gọi sự quan tâm của các nhà đầu tư, hiệp hội doanh nghiệp trong nước, quốc tế, các đối tác phát triển trong việc đồng hành với Chính phủ trong triển khai các chương trình, dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ. Vì vậy, Hội nghị là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ là vùng có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, đặc biệt là Chiến lược phát triển bền vững về kinh tế biển.

Cũng theo Ban Tổ chức, sau gần 20 năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, các cấp, các ngành, nhất là các địa phương trong vùng đã nhận thức ngày càng rõ hơn về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của vùng; sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị được huy động; nhiều điểm nghẽn trong phát triển kinh tế - xã hội được khơi thông, đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta, phát huy những tiềm năng, lợi thế của Vùng và từng địa phương cho phát triển nhanh và bền vững.

Kết quả, kinh tế vùng tăng trưởng bình quân 7,3%/năm giai đoạn 2005-2020, cao hơn mức trung bình cả nước; Quy mô kinh tế của vùng năm 2020 (theo giá hiện hành) tăng gấp 9,1 lần so với năm 2004; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ và công nghiệp là chủ đạo; một số ngành kinh tế cơ bản, nhất là các ngành kinh tế biển, các ngành có giá trị gia tăng cao được hình thành và phát triển; du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thu ngân sách tăng khá, một số địa phương đã cân đối được ngân sách và có điều tiết về Trung ương. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông và đô thị được cải thiện. Công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên được chú trọng; bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu được tăng cường. Văn hóa, xã hội có bước phát triển; chất lượng giáo dục - đào tạo và các chỉ tiêu y tế cơ bản được cải thiện. An sinh xã hội được bảo đảm, tỷ lệ hộ nghèo giảm khá nhanh. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là của đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được nâng lên rõ rệt. Trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được giữ vững. 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (thứ 03 từ trái qua) và các thành viên chủ trì Hội nghị.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (thứ 03 từ trái qua) và các thành viên chủ trì Hội nghị.

Tuy nhiên, phát triển kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ vẫn còn những hạn chế, bất cập và gặp nhiều khó khăn, thách thức. Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ vẫn là vùng có chỉ số phát triển ở nhiều lĩnh vực thấp hơn mức trung bình cả nước.

Tiềm năng, lợi thế của vùng, nhất là kinh tế biển chưa được khai thác hợp lý và phát huy hiệu quả. Quy mô kinh tế Vùng còn nhỏ, GRDP bình quân đầu người thấp. Tăng trưởng kinh tế chưa thực sự bền vững, chất lượng và năng lực cạnh tranh chưa cao. Cơ cấu kinh tế kinh tế chuyển dịch còn chậm, chưa có đột phá.  

Những hạn chế, bất cập trên của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ cần được khắc phục; đổi mới tư duy phát triển, tạo đồng thuận, thống nhất cao trong nhận thức và hành động; huy động, phát huy những tiềm năng, lợi thế của Vùng và các địa phương trong Vùng sẽ là “dư địa”, là cơ hội để Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ phát triển nhanh, bền vững, xứng đáng với vai trò vị trí chiến lược của Vùng.

Bởi vậy, tại Hội nghị “Triển khai Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về phát triển , xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và Xúc tiến  Vùng”, với chủ đề “Liên kết - Đột phá từ kinh tế biển - Phát triển nhanh và bền vững”, các đại biểu đã tập trung bàn thảo, tham luận nhằm đưa ra những giải pháp  nhằm cụ thể hoá vầ triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị…

Theo đó, Nghị quyết số 26-NQ/TW xác định mục tiêu: Đến năm 2030, Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ trở thành vùng phát triển năng động, nhanh và bền vững, mạnh về kinh tế biển; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, có khả năng chống chịu cao với thiên tai, dịch bệnh và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu; có một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn của cả nước với các khu kinh tế ven biển và hệ thống đô thị ven biển đạt chuẩn quốc gia và khu vực; là cửa ngõ ra biển của vùng Tây Nguyên và nước bạn Lào; là nơi các giá trị văn hoá, lịch sử và hệ sinh thái biển, đảo, rừng được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc; các tổ chức đảng, hệ thống chính trị vững mạnh; khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường.

Về tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết xác định: Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ là vùng phát triển nhanh và bền vững; có một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn ngang tầm khu vực Châu Á với các khu kinh tế ven biển hiện đại, hệ thống đô thị ven biển thông minh, bền vững, có bản sắc riêng, thân thiện với môi trường.

Đáng lưu ý, tại Hội nghị, thay mặt Ban tổ chức, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã Công bố Nghị quyết của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 26-NQ/TW, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 168/NQ-CP về “Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW” theo nguyên tắc: Bám sát quan điểm, mục tiêu, đồng thời cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết số 26-NQ/TW, trong đó xác định rõ các nhiệm vụ chủ yếu, các giải pháp cụ thể gắn với kế hoạch tổ chức theo lộ trình phù hợp nhằm đạt được các mục tiêu của Nghị quyết. Bên cạnh đó, Chương trình hành động cũng nhằm thể hiện được định hướng chỉ đạo của Chính phủ theo tinh thần đồng hành cùng các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ; đồng thời xác định rõ vai trò, nhiệm vụ chủ yếu để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong Vùng đảm bảo xây dựng và phát triển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt các mục tiêu đề ra.

Cụ thể, để thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, Chính phủ đã đề ra 08 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, bao gồm: Công tác quán triệt, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị; Hoàn thiện thể chế, chính sách và đẩy mạnh phát triển liên kết vùng; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế biển; Phát triển mạnh hệ thống đô thị, nhất là hệ thống đô thị ven biển; đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng, nhất là hạ tầng giao thông; Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, nhất là tài nguyên biển, đảo và rừng; bảo vệ môi trường, nhất là môi trường biển; nâng cao khả năng ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; Phát triển toàn diện văn hoá - xã hội vùng; Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân trong vùng.

Ngoài ra, Chương trình hành động của Chính phủ còn đề ra 34 nhiệm vụ và 11 dự án đầu tư hạ tầng giao thông kết nối và phân công cho các Bộ, ngành triển khai thực hiện, có lộ trình thời gian cụ thể…

Tiếp đó, Hội nghị đã nghe một số báo cáo tham luận của một số Bộ, ngành, như: Tài nguyên và Môi trường; Giao thông Vận tải; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Xây dựng; Công Thương; Giáo dục vầ Đào tạo; Lao động – Thương binh vầ Xã hội; Y tế; Khoa học và Công nghệ; Tài chính; Thông tin và Truyền thông; Quốc phòng; Công an; Uỷ ban Dân tộc... Một số Tỉnh uỷ, UBND tỉnh: Bình Định; Thanh Hoá; Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phu Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị “Triển khai Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về phát triển , xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và Xúc tiến  Vùng”, sau khi nghe báo cáo thm luận của các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có y kiến kết luận: Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ có nhiều tiềm năng khác biệt, nhiều cơ hội cạnh tranh so cả nước và trong khu vực. Chính phủ đề nghị lãnh đạo các Bộ, ngành và các địa phương nghiên cứu thêm, căn cứ vào thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được quy định để tổ chức, thực hiện những bước đột phá.

Về thực trạng của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu boăn khoăn là vùng đất có tiềm năng lớn như vậy mà lại chưa phát triển tương xứng. Phải chăng do cơ chế, chính sách còn hạn hẹp so với tiềm năng? Hoặc do những khó khăn, thách thức và những hạn chế yếu kém chưa được nhận diện? “Tôi đề nghị lãnh đạo các Bộ, ngành và chính quyền các địa phương phải nghiên cứu, nhận ra những tồn tại, khó khăn, thách thức của khu vực này là những gì, để các Bộ và địa phương tiếp tục suy nghĩ, đóng góp ý tưởng, hành động để phát triển vùng”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặt câu hỏi: Làm thế nào để phát huy hết tiềm năng của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ, nhất là tiềm năng về con người. Việc kết nối giữa các tỉnh với nhau hiện còn quá rời rạc, kết nối giữa vùng với khu vực chưa chặt chẽ, kết nối giữa đất nước với thế giới chưa đầy đủ.

Thủ tướng Nguyễn Minh Chính phân tích: Những mối kết nối nói trên còn rời rạc là do giao lưu con người với nhau chưa tương xứng với tiềm năng. Thứ đến là kết nối về thể chế, về ý tưởng, về sáng tạo và đổi mới. Đặc biệt là sự kết nối lỏng lẻo về hệ thống giao thông chiến lược, trong khi đất nước có đầy đủ hệ thống giao thông cả đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không.

Đồng thời, Thủ tướng nhấn mạnh: “Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động cũng đã cho thấy việc kết nối là vấn đề trung tâm cần đột phá. Về nguồn lực, trong thời gian tới chúng ta cần khai thác để phát huy hết năng lực sáng tạo, sự tự lực, tự cường. Con người miền Trung khát vọng có, trí tuệ có, phẩm chất có, lại chịu thương chịu khó, giờ phải làm sao để phát huy hết tiềm năng này để phát triển. Vấn đề thể chế là vấn đề vẫn còn vướng mắc chưa tháo gỡ hết. Do đó, phải có tiếng nói chung để quyết tâm tháo gỡ cho được”.

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế đột phá từ biển, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, cần phải tập trung vào cơ cấu và chuyển đổi số; phải phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo xu thế. Về phát triển kinh tế nông nghiệp cần phải tập trung đẩy mạnh tiêu dùng nội địa; tiếp đến là phải đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm để hướng đến xuất khẩu. “Về phát triển kinh tế biển cần phải có cảng biển, cảng du lịch biển, cảng cá và cần phải có hướng phát triển cụ thể và quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên biển”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị: Ngoài những mục tiêu mang tính pháp lệnh trong Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị, trước mắt, chúng ta cần hướng đến mục tiêu phải biến vùng đất này thành vùng đất giàu có, có bản sắc văn hóa, có nhiều đột phá hơn nữa. Chúng ta phải lấy thực tiễn làm thước đo, để nắm bắt những diễn biến trong khu vực để có đối sách kịp thời, phù hợp để điều hành. Thứ đến, phải có tư duy phương pháp luận để giải quyết những vấn đề ách tắc trong 03 đột phá chiến lược, có phương pháp tiếp cận để giải quyết từng vấn đề một cách phù hợp, hiệu quả. Được thế, tôi tin rằng vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ sẽ có những bước phát triển đột phá trong những năm tới, sẽ có được sự hội nhập sâu rộng để Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị thành công. 

4- Quang cảnh Khu gian hàng Xúc tiến đầu tư kết hợp trưng bày sản phẩm nông sản đặc trưng các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ.
Quang cảnh Khu gian hàng Xúc tiến đầu tư kết hợp trưng bày sản phẩm nông sản đặc trưng các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ. (Ảnh: V.H)

Cũng theo Ban tổ chức, ngoài các báo cáo, tham luận của đại biểu các bộ, ngành, Tỉnh uỷ, UBND các tỉnh, thành phố, Hội nghị còn diễn ra nhiều chương trình, như: Triển lãm gian hàng trưng bày sản phẩm đặc trưng của các tỉnh, thành phố Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ; Triển lãm Ảnh nghệ thuật với chủ đề: “Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ: Liên kết - Đột phá từ kinh tế biển - Phát triển nhanh và bền vững”. Triển lãm nhằm giới thiệu vẻ đẹp của vùng đất, con người và các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, khắc họa những nét đẹp tiêu biểu tình yêu quê hương, đất nước thông qua các hình ảnh về sản xuất, đời sống văn hóa, tinh thần, đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc của Vùng… 

8- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (thứ 6 từ phải qua) và Ban tổ chức thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc Triển lãm Ảnh nghệ thuật.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (thứ 6 từ phải qua) và Ban tổ chức thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc Triển lãm Ảnh nghệ thuật.. (Ảnh: V.H)

Đặc biệt, kết thúc Hội nghị là Lễ Trao thỏa thuận hợp tác về phát triển bền vững vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ giữa Bộ KH&ĐT với các đối tác phát triển và Lễ Trao giấy chứng nhận đầu tư, biên bản ghi nhớ cho các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ.

Sau đây là một số hình ảnh về Hội nghị “Triển khai Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về phát triển , xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và Xúc tiến  Vùng” do phóng viên Thương Hiệu và Công Luận thực hiện. 

Đông đảo quan khách, đại biểu tham quan Khu gian hàng Xúc tiến đầu tư kết hợp trưng bày sản phẩm nông sản đặc trưng.
Đông đảo quan khách, đại biểu tham quan Khu gian hàng Xúc tiến đầu tư kết hợp trưng bày sản phẩm nông sản đặc trưng. (Ảnh: Viết Hiền)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham quan một gian hàng giới thiệu sản phẩm nông sản đặc trưng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham quan một gian hàng giới thiệu sản phẩm nông sản đặc trưng.
hủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (thứ 5 từ trái qua) cùng lãnh đạo các Bộ, ngành và Ban tổ chức tại Lễ khai mạc Triển lãm Ảnh nghệ thuật với chủ đề: “Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ: Liên kết - Đột phá từ kinh tế biển - Phát triển nhanh và bền vững”.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (thứ 5 từ trái qua) cùng lãnh đạo các Bộ, ngành và Ban tổ chức tại Lễ khai mạc Triển lãm Ảnh nghệ thuật với chủ đề: “Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ: Liên kết - Đột phá từ kinh tế biển - Phát triển nhanh và bền vững”. (Ảnh: V.H)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (hàng trước, thứ 2 từ trái qua) nghe thuyết minh, giới thiệu về các tác phẩm ảnh nghệ thuật.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (hàng trước, thứ hai từ trái qua) nghe thuyết minh, giới thiệu về các tác phẩm ảnh nghệ thuật.
Quang cảnh Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (thứ 03 từ trái qua) và các thành viên chủ trì Hội nghị.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (thứ 03 từ trái qua) và các thành viên chủ trì Hội nghị. (Ảnh: V.H)

Viết Hiền

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
Bài liên quan

Tin mới

Phân bón Cà Mau đóng góp 18% lượng xuất khẩu phân bón cả nước
Phân bón Cà Mau đóng góp 18% lượng xuất khẩu phân bón cả nước

Theo CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HOSE: DCM), tháng 8/2024 doanh nghiệp sản xuất được 45.610 tấn ure. Sản lượng tiêu thụ ure trong tháng của doanh nghiệp đạt 31.940 tấn, trong đó xuất khẩu đạt 16.160 tấn.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 21/9
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 21/9

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 21/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Khám xét Tập đoàn Việt Anh
Khám xét Tập đoàn Việt Anh

Ngày 20/9, các cơ quan chức năng đã khám xét Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Tập đoàn Việt Anh, doanh nghiệp liên tục trúng hàng loạt gói thầu về xây dựng tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng...

Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh thăm, động viên công chức, người lao động Cục QLTT Yên Bái
Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh thăm, động viên công chức, người lao động Cục QLTT Yên Bái

Ngày 20 tháng 9 năm 2024, đoàn công tác của Tổng cục QLTT do Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Cục QLTT tỉnh Yên Bái. Chuyến thăm nhằm động viên tinh thần làm việc của công chức, người lao động tại đơn vị khi Yên Bái vừa trải qua ảnh hưởng lớn từ cơn bão số 3 (Yagi).

Phát hiện 4 tấn phân bón vi phạm nhãn hàng hóa
Phát hiện 4 tấn phân bón vi phạm nhãn hàng hóa

Đội số 2, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh N.V.T do ông N.V.T làm chủ, địa chỉ: Xã Phương Trà, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đang buôn bán 4 tấn phân bón vi phạm nhãn hàng hóa trị giá gần 20 triệu đồng.

9.000 VĐV sẵn sàng chinh phục Giải VnExpress Marathon Amazing Halong 2024
9.000 VĐV sẵn sàng chinh phục Giải VnExpress Marathon Amazing Halong 2024

Chiều 20/9, UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Báo VnExpress, Công ty cổ phần dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online) tổ chức họp báo thông tin về Giải chạy VnExpress Marathon Amazing Halong 2024. Đây là một trong những hệ thống giải chạy có quy mô lớn nhất Việt Nam.