Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Các giải pháp duy trì và phát triển thị trường châu Âu

Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) cần tiếp tục theo dõi sát tình hình thị trường, tham mưu, đề xuất các khung khổ hợp tác, các giải pháp duy trì và phát triển thị trường châu Âu; tập trung xây dựng chiến lược phát triển thị trường các nước EU, SNG…

Bước sang năm 2023, bên cạnh những yếu tố thuận lợi như: các Hiệp định Thương mại tự do với các đối tác khu vực châu Âu (EVFTA, VN-EAEU FTA, UKVFTA, v.v...) tiếp tục có tác động tích cực đối với thương mại, đầu tư và đặc biệt là xuất khẩu của Việt Nam; nhu cầu các mặt hàng nông sản đảm bảo an ninh lương thực tăng cao lại là mặt hàng xuất khẩu thể mạnh của Việt Nam; v.v…, công tác phát triển thị trường châu Âu sẽ đối diện với một số khó khăn thách thức. Cụ thể, xung đột Nga -Ucraina tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu làm trầm trọng hơn tình trạng tăng giá năng lượng; Chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát, tăng lãi suất và nguy cơ suy thoái kinh tế tại nhiều quốc gia châu Âu cũng như toàn cầu khiến cầu tiêu dùng và đầu tư giảm mạnh; xu hướng ngày càng gia tăng tần suất các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ đối với hàng hóa của Việt Nam, khiến một số ngành xuất khẩu đứng trước nguy cơ khó khăn khi tiếp cận thị trường; các nước phát triển càng ngày càng quan tâm nhiều đến các vấn đề an toàn cho người tiêu dùng, phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu sẽ là tiền đề để dựng lên những tiêu chuẩn mới, quy định mới liên quan đến nguyên liệu, lao động, môi trường cho các sản phẩm nhập khẩu...

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Trong bối cảnh đó, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An chỉ đạo Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ lưu ý một số nội dung trong công tác phát triển thị trường châu Âu năm 2023 như sau:

Thứ nhất, tiếp tục theo dõi sát tình hình thị trường, tham mưu, đề xuất các khung khổ hợp tác, các giải pháp duy trì và phát triển thị trường châu Âu; tập trung xây dựng chiến lược phát triển thị trường các nước EU, SNG; phát huy tốt hơn vai trò tư vấn trong việc định hướng tổ chức sản xuất trong nước phù hợp với thay đổi của thị trường, chú trọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu mang thương hiệu Việt Nam, có giá trị gia tăng cao.

Thứ hai, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng đối với các thị trường chủ chốt, thị trường truyền thống và đẩy mạnh việc phát triển các thị trường ngách, thị trường tiềm năng. Phải tiếp tục nỗ lực đa dạng hóa thị trường thông qua việc: (i) Phối hợp với các đơn vị trong Bộ thúc đẩy đàm phán, ký kết các thỏa thuận thương mại, các khung hợp tác kinh tế thương mại; (ii) Thúc đẩy phát triển những thị trường tiềm năng tại khu vực Đông Âu, Nam Âu, khu vực Á - Âu (Eurasia); (iii) Nghiên cứu, phối hợp với các hiệp hội ngành hàng, địa phương phát triển những mặt hàng xuất khẩu tiềm năng mới…

Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực thi các FTA và các khung khổ hợp tác Ủy ban liên chính phủ (UBLCP), Ủy ban hỗn hợp (UBHH)... Cụ thể, đẩy mạnh công tác triển khai thực thi, tận dụng tối đa các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết với các đối tác khu vực châu Âu (EVFTA, UKVFTA, VN-EAEUFTA v.v…) để phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh. Thông qua các cơ chế Ủy ban liên Chính phủ, hỗn hợp, xây dựng cách tiếp cận mới để tháo gỡ các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong hợp tác kinh tế - thương mại song phương, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp hai bên tận dụng mọi cơ hội để phát triển thị trường, và tối đa hóa lợi ích của các Hiệp định, các khung khổ hợp tác.

Thứ tư, đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tốt thị trường. (i) Công tác hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai theo hướng cụ thể và sâu sát theo từng thị trường và ngành hàng, tập trung vào những điểm còn hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay như thông tin thị trường; khả năng tự chủ nguyên phụ liệu, năng lực sản xuất để đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn, yêu cầu thị trường, xây dựng thương hiệu… (ii) Đa dạng hóa hình thức hỗ trợ doanh nghiệp; (iii) Tiếp tục triển khai mạnh mẽ “Đề án hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối ở ngoài nước tới năm 2030”; (iv) Tận dụng nguồn lực các chuyên gia nước ngoài và các doanh nghiệp Việt bào (thông qua hoạt động với cộng đồng doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài) hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu và từng bước xây dựng thương hiệu của mình; (v) Xúc tiến mạnh mẽ việc thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, có tính chất nền tảng với công nghệ lõi; nghiên cứu thêm các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong nỗ lực đầu tư ra thị trường nước ngoài để từ đó có thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường các nước trong khu vực Âu - Mỹ.

Thứ năm, chỉ đạo và phối hợp tốt với hệ thống Thương vụ Việt Nam tại khu vực châu Âu triển khai hiệu quả các mảng công việc tại địa bàn sở tại và kiêm nhiệm.

Thứ sáu, tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ Công Thương, các Bộ ngành, các địa phương các Hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

Minh Anh (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 20/9
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 20/9

Một số cổ phiếu cần quan tâm phiên ngày 20/9 của các công ty chứng khoán.

Dừng tổ chức một số nội dung tại Lễ hội Lam Kinh năm 2024
Dừng tổ chức một số nội dung tại Lễ hội Lam Kinh năm 2024

Do ảnh hưởng của mưa bão, nhiều địa phương khu vực miền núi phía Bắc và khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa đang có mưa to, ngập lụt, sạt lở. Nhằm ưu tiên nguồn lực tập trung cho công tác khắc phục hậu quả sau bão, lũ, tỉnh Thanh Hóa sẽ dừng tổ chức một số nội dung của Lễ hội Lam Kinh năm 2024.

Thanh Hóa xử lý sạt lở bờ hữu sông Chu
Thanh Hóa xử lý sạt lở bờ hữu sông Chu

Huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đang khẩn trương xử lý chống sạt lở bờ hữu sông Chu tại thị trấn Lam Sơn và sụt lún mái đê tại xã Thọ Lập.

Việt Nam sẽ có những thông điệp lớn, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương
Việt Nam sẽ có những thông điệp lớn, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương

Từ ngày 22-24/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Phiên họp cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp quốc, Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ.

Thanh Hóa xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại Bắc Kinh
Thanh Hóa xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại Bắc Kinh

Ngày 19/9, tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và Hiệp hội Xuất nhập khẩu máy móc và sản phẩm điện tử Trung Quốc đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch vào tỉnh Thanh Hóa.

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII
Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Ngày 19/9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường thảo luận về các nội dung đã thảo luận tổ: