Các dự án PPP: Nhiều sai sót, bất cập
Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa có Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2017. Báo cáo dựa trên tổng hợp kết quả kiểm toán của 283 báo cáo kiểm toán tại 229 đơn vị, đầu mối, chủ đề được kiểm toán trong năm 2017 đối với niên độ ngân sách năm 2016.
Ảnh minh họa
Kẽ hở thất thoát ngân sách
Kết quả kiểm toán 17 dự án đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng BT trong năm 2017 cho thấy, các dự án BT thực chất là sử dụng nguồn NSNN, nhưng không quy định phải là dự án cần thiết, thực sự cấp bách là chưa phù hợp với các quy định hiện hành. Hầu hết các dự án BT đều lựa chọn NĐT theo hình thức chỉ định thầu làm giảm sự cạnh tranh và tiềm ẩn rủi ro chọn NĐT không đủ năng lực.
Theo KTNN, việc thanh toán cho NĐT theo hình thức giao đất đã giải phóng mặt bằng có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất 1 lần cho cả thời gian thuê không thông qua hình thức đấu giá là chưa phù hợp quy định của Luật Đất đai năm 2013 và là kẽ hở dẫn đến thất thoát ngân sách.
Ngoài ra, việc quy định về thời điểm giao đất để thanh toán dự án BT và thời điểm giao dự án BT, theo kết quả kiểm toán thì còn bất cập, không rõ ràng dẫn đến việc thanh toán dự án BT bằng quỹ đất không đảm bảo nguyên tắc ngang giá.
KTNN cho rằng, việc thanh toán trước cho NĐT trong khi họ chưa phải xuất hóa đơn GTGT do công trình chưa hoàn thành - thực chất là thanh toán trước tiền thuế GTGT cho NĐT tại thời điểm chưa phát sinh là một điểm bất hợp lý, tạo ra việc chiếm dụng vốn từ NSNN.
KTNN khẳng định, việc thực hiện dự án BT không thực sự giảm gánh nặng cho NSNN. Minh chứng cho khẳng định này là việc sử dụng vốn đầu tư, chủ yếu là vốn vay (khoảng 85%) và được tính lãi với lãi suất tối đa huy động bằng 1,3 lần lãi suất TPCP dẫn đến thực chất gần như toàn bộ dự án là vốn của Nhà nước, hoặc là vốn của Nhà nước đi vay với mức lãi suất cao hơn lãi suất Nhà nước huy động để đầu tư thực hiện dự án.
Bên cạnh đó, việc chưa có quy định về thời điểm NĐT phải góp đủ số vốn chủ sở hữu dẫn đến NĐT không bắt buộc phải góp đủ vốn chủ sở hữu theo tỷ lệ tối thiểu tại mọi thời điểm nhằm tiết kiệm chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng. Đồng thời, chưa có văn bản quy định cụ thể về tỷ suất lợi nhuận của NĐT nên có chênh lệch lớn giữa các hợp đồng (cao nhất 14%, thấp nhất 10%).
KTNN cũng chỉ rõ, nhiều dự án giao cho NĐT thực hiện từ khâu thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế dự toán và tự lựa chọn các đơn vị tư vấn thiết kế, thi công, giám sát dẫn đến có thể không đảm bảo tính khách quan. Công tác quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước chưa được thực hiện thường xuyên, đầy đủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao dẫn đến để xảy ra sai sót ở tất cả các khâu, gây thất thoát trong quá trình thi công thực hiện dự án.
Qua kiểm toán cho thấy, NĐT góp vốn chủ sở hữu chưa đầy đủ và đúng hạn như tiến độ đã cam kết trong hợp đồng, hoặc ký hợp đồng nhưng không quy định phần vốn chủ sở hữu của chủ đầu tư. Việc xác định lãi suất vốn vay còn sai sót, thiếu cơ sở. Ký kết hình thức hợp đồng không phù hợp, quy định không rõ ràng thời điểm thực hiện nghĩa vụ với NSNN làm tăng chi phí lãi vay trong phương án tài chính. Việc xác định tổng vốn đầu tư trong phương án tài chính chưa hợp lý, một số chi phí lập cao so với thực tế và quy định hoặc xác định tổng mức đầu tư không chính xác.
Nhiều NĐT chưa đủ năng lực
Trong báo cáo trình Quốc hội, KTNN chỉ ra hàng loạt sai sót trong việc quản lý đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đối với các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) của Bộ GTVT.
Từ năm 2002 đến nay, Bộ GTVT đã thu hút các NĐT triển khai thực hiện 75 dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức PPP có tổng mức đầu tư sau điều chỉnh 233.705,5 tỷ đồng.
Đến thời điểm kiểm toán (tháng 3/2017), có 57 dự án hoàn thành đưa vào khai thác góp phần giải quyết tắc nghẽn, quá tải và từng bước hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, song còn một số tồn tại, hạn chế.
Đó là Bộ GTVT không gửi danh mục dự án đến các bộ, ngành và địa phương có liên quan để lấy ý kiến khi xây dựng và phê duyệt danh mục 66 dự án gọi vốn đầu tư theo hình thức PPP; 49/75 dự án được công bố trên phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có 45/49 dự án không thuộc danh mục 66 dự án được phê duyệt.
KTNN chỉ rõ, có 56/75 dự án là nâng cấp, cải tạo, mở rộng các tuyến đường do được đầu tư NSNN từ trước (2.535 km) và chỉ có 19/75 dự án đầu tư mới (526 km), thấp hơn nhiều so với mục tiêu (đầu tư mới 2.629 km) trong danh mục kêu gọi đầu tư được phê duyệt; bổ sung 15 hạng mục (ngoài nội dung, phạm vi đầu tư ban đầu) của 8 dự án 17.483 tỷ đồng khi chưa có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính và UBND tỉnh.
Bên cạnh đó, có 74/75 dự án thực hiện theo hình thức chỉ định thầu, trong đó Bộ GTVT đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chỉ định thầu 22 dự án ngoài quy định, lựa chọn một số NĐT chưa đảm bảo năng lực theo quy định.
Ngoài ra, qua kiểm toán chi tiết 40 dự án, cho thấy: Các dự án đã đưa vào trong phương án tài chính một số nội dung chưa có quy định để tính thời gian hoàn vốn, lập phương án tài chính còn thiếu sót, tỷ lệ lợi nhuận giữa các dự án và các NĐT còn chênh lệch lớn (11 - 13%).
Một số sai sót khác của NĐT được KTNN nêu ra, như: Chưa huy động đủ nguồn vốn chủ sở hữu theo phương án tài chính; vị trí đặt một số trạm thu phí chưa phù hợp (31/87 trạm không đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa 2 trạm là 70 km và 6 trạm thực hiện thu phí hoàn vốn trước thời điểm dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng); việc triển khai thu phí tự động không dừng còn chậm, nghiệm thu, thanh toán còn sai sót; chất lượng thi công chưa đảm bảo...
Theo đó, KTNN đã kiến nghị giảm thời gian thu phí hoàn vốn của 40 dự án là 120 năm so với phương án tài chính ban đầu và giảm giá trị đầu tư 1.467,3 tỷ đồng (năm 2016 trở về trước, KTNN đã kiến nghị giảm 107,4 năm của 27 dự án).
Anh Đức
Tin mới
Geely Auto có kế hoạch xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam
Ông Gan Jiayue đã báo cáo một số nét chính trong hoạt động của tập đoàn trên thế giới, đặc biệt là đã mua lại và hợp tác với nhiều nhãn hiệu ô tô nổi tiếng thế giới với các dòng xe xăng, xe điện, xe lai xăng điện…
Đề nghị truy tố cựu giám đốc, phó giám đốc sở...
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố cựu Giám đốc Sở NN&PTNT TP. HCM, cựu phó giám đốc Sở KH&ĐT TP. HCM, cùng 11 bị can...
Quảng Ninh miễn 100% học phí từ mầm non đến hết lớp 12 năm học 2024-2025
Đây là một trong những nội dung kỳ họp thứ 21 ngày 23/9 Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2025.
Hà Tĩnh: Thông xe tuyến Quốc lộ 8A sau sự cố sạt lở đất
Sau khi xảy ra sự cố sạt lở đất trên tuyến Quốc lộ 8A, tỉnh Hà Tĩnh, lực lượng chức năng đã huy động máy móc, lực lượng để khắc phục. Sau nhiều giờ nỗ lực dời dọn đất đá sạt lở, đường Đường lên Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đã thông xe trở lại.
Chuyến tàu chở thiết bị điện gió đầu tiên cập cảng Vũng Áng
Chuyến tàu chở thiết bị điện gió đầu tiên của dự án Điện gió Hải Anh - Quảng Trị cập cảng Vũng Áng có ý nghĩa lớn trong việc tối ưu tính lưỡng dụng, gắn liền với định hướng phát triển dịch vụ logistics, vận tải biển ở Hà Tĩnh.
Công an Hải Dương đẩy nhanh thực hiện Đề án 06
Công an tỉnh Hải Dương đang đẩy mạnh thực hiện các nhóm nhiệm vụ thuộc Đề án 06 của Chính phủ với phương châm “chỉ bàn làm, không bàn lùi”.
Câu chuyện thương hiệu
Vĩnh Hoàn (VHC): Doanh thu tháng 8 đạt 1.172 tỷ đồng, tăng 5% so với tháng trước
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững