Bức tranh tài chính mang thương hiệu Bảo hiểm Bảo Long - Tổng CTCP Bảo hiểm Bảo Long
Hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, Tổng CTCP Bảo hiểm Bảo Long (Bảo Long, MCK: BLI) không phải là một cái tên lớn, nhưng doanh nghiệp này luôn được khách hàng, người tiêu dùng quan tâm về các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm gốc, tái bảo hiểm, đầu tư tài chính… Trong hành trình xây dựng thương hiệu, bảo hiểm Bảo Long gặp phải một số khó khăn trong kinh doanh như: Lưu chuyển tiền thuần âm trong thời gian dài khiến khách hàng, người tiêu dùng quan tâm khi đầu tư vào bảo hiểm Bảo Long.
Vào năm 2015, SCB đã thực hiện mua cổ phần của Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Long. Hiện nay, SCB đã nắm 81,8% vốn Bảo Long và có quyền chi phối tại công ty này.
Bên cạnh SCB, còn có những cổ đông lớn là những tổ chức tài chính lớn hiện nắm cổ phần tại Bảo hiểm Bảo Long như: Eximbank (nắm 6,51% vốn). Tại báo cáo thường niên 2022 của Công ty Bảo hiểm này cho thấy, vì những nguyên nhân khách quan diễn ra trong năm, Bảo Long chưa thực hiện được mục tiêu tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng như kế hoạch.
Giới thiệu trên webste: của Bảo hiểm Bảo Long, ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) của bảo hiểm Bảo Long nguyên là Tổng Giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), Chủ tịch HĐQT Eximbank, Chủ tịch HĐQT Chứng khoán Rồng Việt (VDSC). Hiện nay, ông Long vẫn đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB).
Với việc là công ty con của SCB, thành phần lãnh đạo cấp cao của Bảo Long chủ yếu là nhân sự từ SCB. Đến năm 2022, Bảo Long chứng kiến sự biến động lớn trong dàn lãnh đạo của công ty bảo hiểm này trong đó vị trí Tổng giám đốc đã thay đổi từ bà Lê Thị Ngọc Hương sang ông Phan Quốc Dũng.
Từ khi “về tay” SCB, Bảo hiểm Bảo Long đã có hoạt động kinh doanh ổn định, bền vững. Tuy nhiên, trong hành trình xây dựng thương hiệu, Bảo Long gặp phải không ít thăng trầm, khiến khách hàng, người tiêu dùng quan tâm về các quyền lợi được hưởng. Cụ thể, đầu tư tài chính kém hiệu quả, lợi nhuận sụt giảm. Đặc biệt, lưu chuyển tiền thuần âm trong thời gian dài khiến khách hàng, người tiêu dùng lo lắng khi đầu tư vào Bảo Long. Đáng chú ý, trong quý III/2023, mặc dù doanh thu vẫn tăng nhưng báo lợi nhuận sau thuế giảm 48%, dòng tiền âm hơn 500 tỷ đồng…
Lợi nhuận giảm 48%, nhưng Bảo hiểm Bảo Long chạy đua với doanh thu?
Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Long (Bảo Long) đã công bố Báo cáo tài chính (BCTC) quý III/2023 ghi nhận doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng từ 281,6 tỷ lên 294 tỷ đồng, tương ứng tăng gần 5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong kỳ, Bảo Long có doanh thu phí bảo hiểm quý III/2023 đạt 374,4 tỷ đồng, giảm 5,2% so với cùng kỳ 2022. Tuy nhiên, tổng chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng đến 26%, chiếm hơn 232 tỷ đồng chủ yếu là do tổng chi bồi thường tăng 93% đã khiến lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo Long giảm mạnh 36,3% ghi nhận 61,8 tỷ đồng.
Mặt khác, Bảo Long ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính qúy III/2023 đạt hơn 30 tỷ đồng, tăng 41% so cùng kỳ năm 2022. Chi phí hoạt động tài chính tăng “phi mã” từ âm 3 triệu đồng tăng lên hơn 1 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp cũng theo đà tăng, từ 50,9 tỷ lên 55,5 tỷ đồng. Điều này dẫn đến lãi gộp hoạt động tài chính quý III/2023 đạt hơn 29 tỷ đồng, tăng 36% so cùng kỳ.
Mặc dù, lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm 36,3% và hoạt động tài chính tăng mạnh nhưng lãi sau thuế tại Bảo Long quý III/2023 lại giảm 48%, xuống còn 28,1 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2022 đạt 54 tỷ đồng).
Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, Bảo Long lãi trước thuế (85,2 tỷ đồng) và sau thuế hơn (68,2 tỷ đồng), giảm 47% so với cùng kỳ 2022. Nguyên nhân chủ yếu do doanh thu hoạt động tài chính giảm gần 30%, đạt 88,7 tỷ đồng; chi phí hoạt động tài chính giảm 96% xuống còn 285 triệu đồng (cùng kỳ đạt 8,4 tỷ đồng).
Dòng tiền kinh doanh 'phình to", âm kéo dài
Ngoài kết quả kinh doanh quý III/2023, tình hình tài chính tại Bảo Long cũng có biến động liên quan tới dòng tiền. Cụ thể, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của BLI âm gần 52 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước dương hơn 57,5 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do tiền chi cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng mạnh.
Bên cạnh đó, BLI cũng có dòng tiền hoạt động đầu tư âm 448,7 tỷ đồng và dòng tiền tài chính âm 891 triệu đồng. Do vậy, kết quả lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm 501,3 tỷ đồng (cùng kỳ BLI cũng ghi nhận âm 105,6 tỷ đồng).
Đáng chú ý, đây không phải quý duy nhất Bảo hiểm Bảo Long bị âm dòng tiền thuần. Sáu quý gần đây của Bảo hiểm bảo Long cũng rơi vào tình trạng dòng tiền thuần trong kỳ bị âm, thậm chí ngày một “phình to”.
Cụ thể, quý IV/2021 dòng tiền thuần của Bảo Long đạt 254 tỷ đồng, con số này đột ngột “giảm mạnh” xuống còn 54,8 tỷ đồng tại quý I/2022. Sáu quý liên tiếp (kể từ quý II/2022 đến quý III/2023), Bảo Long đều rơi vào tình trạng âm dòng tiền chưa thể vực lên được. Dòng tiền thuần trong kỳ các quý II/2022, quý III/2022 và quý IV/2022 của Bảo hiểm Bảo Long lần lượt âm hơn 188 tỷ đồng, âm hơn 105 tỷ đồng và âm 33 tỷ đồng. Bước sang năm 2023, dòng tiền thuần trong kỳ của Bảo Long ngày một “phình to”, từ con số âm 33 tỷ đồng (quý IV/2022) tăng gấp 7,7 lần lên mức âm 255 tỷ đồng (quý I/2023), âm 322 tỷ đồng (quý II/2023) và âm hơn 501 tỷ đồng tại thời điểm 30/09/2023.
Theo các chuyên gia, với doanh nghiệp, doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng, hoàn thành vượt kế hoạch luôn mang tính tích cực và tạo tâm lý lạc quan cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, điều đó chưa đủ để đánh giá sức khỏe tài chính doanh nghiệp nếu bỏ qua yếu tố dòng tiền. Dòng tiền dương chưa chắc đã có lợi nhuận nhưng có một điều chắc chắn là nếu để dòng tiền âm trong một thời gian dài mà không có chiến lược cải thiện thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn.
Bởi, việc dòng tiền thiếu hụt sẽ khiến doanh nghiệp (DN) chìm vào gánh nặng nợ nần, kết quả kinh doanh đi xuống… Thậm chí nếu dòng tiền kinh doanh âm kéo dài, DN có thể sẽ mất khả năng thanh toán. Đây cũng là tình trạng đã được ghi nhận tại nhiều DN đã bị hủy niêm yết trên thị trường chứng khoán trong những năm qua như VPH, ATG, PXT…
Tổng tài sản của Bảo Long tính đến ngày 30/09/2023 đạt gần 2.314 tỷ đồng, giảm 8% so với đầu năm, chủ yếu do tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn giảm hơn 203 tỷ đồng, từ 273 tỷ đồng xuống còn hơn 69 tỷ đồng, tỷ lệ giảm tương đương 75%.
Đáng chú ý, khoản tiền gửi không kỳ hạn giảm do Bảo Long mang tiền đi gửi tại Công ty mẹ - Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và cổ đông lớn - Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank). Trong đó, Bảo Long tăng tiền gửi có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi tại SCB lên mức 1,084 tỷ đồng và 52 tỷ đồng tại Eximbank.
Tài sản doanh nghiệp bảo hiểm này phần lớn là đầu tư tài chính. Đây đều là tiền gửi kỳ hạn ngắn và dài hạn. Trong đó, tiền gửi ngắn hạn có giá trị gần 1.072 tỷ đồng (có kỳ hạn gốc từ 03 tháng trở lên và có thời gian đáo hạn còn lại không quá 1 năm, hưởng lãi suất từ 5,3-11,5%/năm). Tiền gửi kỳ hạn dài có thời gian đáo hạn còn lại trên 1 năm, giá trị gần 230 tỷ đồng, hưởng lãi suất 5,6-10%/năm.
Tính đến cuối quý III/2023, nợ phải trả tại Bảo Long ghi nhận hơn 1.497 tỷ đồng (chủ yếu nằm ở khoản dự phòng nghiệp vụ hơn 1.003 tỷ đồng), chiếm tới 65% tổng tài sản và gấp 1,83 lần vốn chủ sở hữu.
Điều gì đang “cản bước” đầu tư chứng khoán của Bảo Long?
Cũng như nhiều công ty chứng khoán, doanh nghiệp rót tiền nhàn rỗi đầu tư chứng khoán giai đoạn vừa qua, BLI lỗ nặng do đầu tư cổ phiếu PEG, PCF,...
Quý III/2023, doanh thu hoạt động tài chính của Bảo Long đạt 88,7 tỷ đồng chủ yếu là lãi tiền gửi, tuy nhiên, với mảng mua bán chứng khoán đầu tư (giảm 98%) và đầu tư trái phiếu (giảm 79,8%), doanh nghiệp này đang nhận về trái đắng.
Bảo hiểm Bảo Long hiện đang đầu tư 4,8 tỷ đồng mua cổ phiếu niêm yết và 19,9 tỷ đồng cổ phiếu chưa niêm yết. Danh mục đầu tư của Bảo Long gồm gồm các mã như: PEG, PCF, PND và các cổ phiếu niêm yết khác; ngoài ra còn cổ phiếu chưa niêm yết như VF4…
Đặc biệt, nguồn vốn của Bảo Long bị thâm hụt do các khoản dự phòng không lồ từ hoạt động đầu tư chứng khoán. Cụ thể, PEG dự phòng hơn 3 tỷ đồng, PCF dự trù hơn 203 triệu đồng và PND hơn 58,8 triệu đồng. Vì vậy, Bảo hiểm Bảo Long (BLI) báo giảm mạnh trong quý III/2023 nguyên nhân chủ yếu do thị trường chứng khoán bất ổn.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu BLI đang chứng kiến những phiên giảm điểm liên tục và giao dịch quanh mức 11.000 đồng/cp, tuy nhiên, khối lượng giao dịch thấp. Kết phiên ngày 6/12, cổ phiếu giảm 3,67% và giao dịch ở mức 10.50 đồng/cp.
Khi viết loạt bài này, chúng tôi chỉ mong rằng, thương hiệu Bảo Long luôn là thương hiệu có những sản phẩm thật uy tín, chất lượng.
Thương hiệu và Công luận tiếp tục thông tin về thương hiệu Bảo hiểm Bảo Long - BLI.
Minh An
Tin mới
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc bầu Chủ tịch UBND huyện
HĐND 3 huyện Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc vừa bầu Chủ tịch UBND huyện.
Xuất nhập khẩu An Giang giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch
CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, mã AGM - sàn HOSE) vừa giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch từ ngày 10/9 đến ngày 16/9.
Xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Tập đoàn Nhựa Đông Á
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) ra thông báo về việc xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Công ty cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á.
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 19/9
Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 19/9 của các công ty chứng khoán.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết
Sau khi nghe Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9