Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2022 và dự báo trong năm tới
Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, năm 2022, Việt Nam vượt 14/15 chỉ tiêu kinh tế với những con số đáng chú ý.
Kinh tế Việt Nam đạt được nhiều con số ấn tượng
Nền kinh tế Việt Nam năm 2022 phát triển khá toàn diện, đạt và vượt kế hoạch 14/15 chỉ tiêu kinh tế xã hội được Quốc hội giao.
Lần đầu tiên quy mô GDP của Việt Nam đạt 409 tỷ USD, báo cáo từ Tổng cục Thống kê. Nền kinh tế được khôi phục trở lại, đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022 với GDP năm ước tính tăng 8,02% so với năm trước.
Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại Việt Nam trong năm 2022 đạt mức cao nhất trong 05 năm qua. Ước tính FDI 2022 đạt gần 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đạt mục tiêu Quốc hội đề ra với CPI cả năm tăng 3,15% so với năm trước. Tính riêng quý IV/2022, CPI bình quân tăng 4,41% so với năm trước.
Tổng kim ngạch xuất khẩu năm đạt 732,5 tỷ USD với mức xuất siêu đạt 11,2 tỷ USD, vượt xa năm trước khi mức xuất siêu 2021 là 3,32 tỷ USD.
Các mục tiêu kinh tế lớn 2023
Mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2023 của Việt Nam là 6,5%. Các chuyên gia đánh giá Việt Nam sẽ cần tập trung nỗ lực khai thác các lực đẩy khác từ tiêu dùng nội địa và thị trường mới, trong bối cảnh nhiều thị trường xuất khẩu truyền thống lớn giảm sút đơn hàng do kinh tế suy giảm.
"Hôm nay Tổng cục Thống kê có một số liệu rất hay. Mặc dù tổng mức bán lẻ 2022 tăng trên 19%, nhưng nếu giả sử không xảy ra dịch COVID-19 mà kinh tế cứ tăng đều thì tổng mức bán lẻ năm 2022 mới chỉ bằng khoảng 82,5%. Quy mô tổng mức bán lẻ nếu nền kinh tế tăng trưởng bình thường thì đó là dấu hiệu cho rằng dư địa để kích thích tăng trưởng qua tổng cầu của nền kinh tế, cụ thể là qua nhu cầu tiêu dùng của thị trường 100 triệu dân", TS. Nguyễn Bích Lâm, Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, cho hay.
"Xuất khẩu sang EU giữa khó khăn vẫn rất tốt, tăng 2 con số, trên 10%, nhưng chúng ta vẫn đang tập trung vào một số thị trường chứ chưa phải hàng chục quốc gia tại đây. Việc đa dạng hóa, đi sâu để tìm hiểu thị trường, phát triển tiếp, đó là khâu quan trọng", TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, đánh giá.
Từ những tín hiệu tích cực trong 2022, một số chuyên gia đánh giá, bức tranh kinh tế - xã hội năm 2022 của nước ta sẽ sắc nét hơn, nếu đầu tư công - động lực tăng trưởng của nền kinh tế được giải ngân nhanh hơn. Bởi giải ngân vốn đầu tư công tăng thêm 1% so với năm trước sẽ làm GDP tăng thêm 0,058%.
Để tiếp tục đạt được mục tiêu về xuất nhập khẩu trong năm 2023, phát huy thành tích trong năm 2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đã đưa ra những giải pháp cụ thể.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chia sẻ: “Để tiếp tục đẩy mạnh xuất nhập khẩu phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Bộ Công Thương sẽ tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp: chủ động rà soát, tham mưu cho cấp có thẩm quyền đàm phán, ký kết các cơ chế hợp tác song phương và đa phương mới; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh khai thác có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết; tiếp tục đổi mới công tác xúc tiến thương mại, ưu tiên nguồn lực cho phát triển thương mại điện tử, góp phần phát triển chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa trong và ngoài nước; tích cực hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu; tháo gỡ rào cản kỹ thuật để doanh nghiệp thâm nhập các thị trường mới; cảnh báo sớm nguy cơ các vụ kiện phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp”.
Trong bối cảnh nhiều nền kinh tế lớn phải chịu mức lạm phát 2 con số, Việt Nam vẫn thành công trong việc kiểm soát lạm phát. Năm 2023, các yếu tố cầu đẩy, điều chỉnh tăng lương, chi phí cơ bản và Trung Quốc mở cửa làm tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa… gây áp lực không nhỏ đến lạm phát. Tuy nhiên, Tổng cục thống kê cho rằng mục tiêu lạm phát 4,5% năm 2023 là khả thi nhờ những kinh nghiệm điều hành giá ổn định của Chính phủ.
Bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ thống kê giá, Tổng cục Thống kê, đánh giá: “Chúng ta có nguồn lương thực dồi dào, đáp ứng nhu cầu trong nước và vẫn phục vụ xuất khẩu. Đây là lợi thế lớn của Việt Nam, nó sẽ giúp chúng ta có khả năng giảm bớt áp lực lạm phát cho năm 2023. Vừa qua, chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường dự kiến tiếp tục được kéo dài sang 2023 giúp giảm bớt giá xăng dầu".
Dù tình hình kinh tế, chính trị thế giới thời gian qua có nhiều biến động bất thường, phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng hoạt động kinh tế - xã hội năm 2022 của Việt Nam vẫn đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Kết quả đạt được này là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp.
Với tư duy đột phá, hành động khẩn trương, linh hoạt của Chính phủ, cùng sự đồng hành hiệu quả của Quốc hội, kinh tế Việt Nam năm 2023 được kỳ vọng sẽ tiếp tục ổn định và phát triển, trong bối cảnh thế giới vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp.
Hồng Nhung (t/h)
Tin mới
Bắt giam quản lý trả lương cho công nhân bằng ma túy
Thay vì trả tiền lương bằng tiền cho công nhân thì đối tượng quản lý xây dựng công trình lại trả bằng ma túy. Vụ việc vừa bị Công an huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đấu tranh, triệt phá.
Samsung và Amkor rót thêm gần 3 tỷ USD vào Bắc Ninh
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 8/2024, Bắc Ninh đã thu hút được gần 3,5 tỷ USD, dẫn đầu cả nước về thu hút FDI.
Dự báo thời tiết 21/9/2024: Gió mùa Đông Bắc tràn về, miền Bắc mưa to và giông
Dự báo thời tiết 21/9/2024, gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng miền Bắc vào đêm nay. Mưa to xuất hiện trên khắp cả nước, đặc biệt khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình, Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến công tác tại Mỹ và Cuba
Đây là lần đầu tiên Tổng Bí thư Đảng tham dự trực tiếp Đại hội đồng Liên Hợp quốc, tái khẳng định mạnh mẽ ở cấp cao nhất đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả, chia sẻ tầm nhìn và giải pháp của Việt Nam về vai trò của Liên Hợp quốc và các vấn đề lớn của thế giới.
Bộ Y tế đề xuất 266 thành phần hoạt chất thuốc hóa dược và sinh phẩm y tế không kê đơn
Thông tin từ Bộ Y tế, Bộ này đang dự thảo Thông tư để ban hành danh mục thuốc không kê đơn, trong đó quy định cụ thể nguyên tắc xây dựng, tiêu chí lựa chọn, ban hành và sử dụng Danh mục thuốc không kê đơn. Bộ Y tế đề xuất 266 thành phần hoạt chất thuốc hóa dược và sinh phẩm y tế không kê đơn.
Giá sầu riêng hôm nay 21/9: Thị trường ổn định
Giá sầu riêng hôm nay 21/9: Thị trường ổn định
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM