Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

BR-VT: Mở rộng tín dụng gắn với mục tiêu an toàn, hiệu quả phục vụ sản xuất kinh doanh

Tỉnh BT-VT có tổng số 49 tổ chức tín dụng đang hoạt động, trong đó có 42 chi nhánh tổ chức tín dụng và 7 quỹ tín dụng nhân dân. Từ đầu năm đến nay hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cơ bản phát huy hiệu quả. Hướng dòng vốn vào phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn. Phản ánh về nội dung này, chúng tôi có bài trao đổi với ông Nguyễn Lợi, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh BR-VT:

 PV: Ông đánh giá thế nào về tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh từ đầu năm 2018 đến nay?

 Trong 5 tháng đầu năm 2018, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu quán triệt, chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 10/01/2018, về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2018, kết hợp với mục tiêu, nhiệm vụ tại nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 09/12/2017 của HĐND tỉnh BR-VT về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2018, tỉnh BR-VT để xây dựng kế hoạch chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ chính trị được giao của hệ thống ngân hàng trên địa bàn. Kết quả hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay cho thấy:

Về lãi suất: Lãi suất huy động bằng Việt Nam đồng trên địa bàn phổ biến ở mức 4,3 - 5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng; 5,3 - 6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,9 - 7,3%/năm.

Lãi suất huy động USD tiếp tục được các chi nhánh Ngân hàng thương mại áp dụng ở mức 0%/năm.

Lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên: Phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phương án, dự án sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu; phục vụ sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; phục vụ sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó ngắn hạn 5,5 - 6,5%/năm; trung, dài hạn 8-10%/năm.

Đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường: Lãi suất cho vay ngắn hạn 7-10%/năm; trung, dài hạn 9-12%/năm.

Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 3-7%/năm (trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 3-5%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 6-7%/năm)

Về huy động vốn: Ước đến 31/5/2018, tổng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế (TT1) trên địa bàn đạt 123.587 tỷ đồng, tăng 3,6% so với đầu năm (tăng 4.290 tỷ đồng) và tăng 19% so với cùng kỳ năm trước (tương đương 19.784 tỷ đồng).

Về hoạt động tín dụng: Đến cuối tháng 05/2018, tổng dư nợ đầu tư tín dụng cho các thành phần kinh tế đạt 62.830 tỷ đồng, tăng 7,64% so với đầu năm (tăng 4.460 tỷ đồng) và tăng 19,17% so với cùng kỳ năm trước (tăng 10.109 tỷ đồng).

5 tháng đầu năm, cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng ưu tiên tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn đối với các lĩnh vực ưu tiên. Nợ xấu nội bảng toàn hệ thống các chi nhánh tổ chức tín dụng đến cuối tháng 5/2018 là 760 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,21% trong tổng dư nợ toàn địa bàn.

Về tỷ giá, ngoại hối và thị trường vàng: Hoạt động mua bán ngoại tệ tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn luôn đảm bảo chấp hành đúng quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam, các nhu cầu hợp lý, hợp pháp của tổ chức, cá nhân đều được hệ thống ngân hàng trên địa bàn đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Đến thời điểm báo cáo, tỷ giá giao dịch USD/VNĐ tại các chi nhánh ngân hàng thương mại mua vào phổ biến trong khoảng 1USD tương đương 22.720 đến 22.820 VNĐ, bán ra phổ biến trong khoảng 22.790 - 22840 VNĐ. Thị trường mua bán vàng miếng trên địa bàn tập trung tại các điểm giao dịch của ngân hàng thương mại được ngân hàng nhà nước cấp phép và 2 điểm của PNJ, các đơn vị đã thực hiện niêm yết công khai giá giao dịch mua bán tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động mua, bán vàng miếng của người dân.

Thanh toán qua các ngân hàng thương mại: Trong 5 tháng đầu năm, thanh toán không dùng tiền mặt qua các chi nhánh ngân hàng thương mại trên đại bàn tỉnh ước đạt 19.700.000 món, với doanh số thanh toán là 444.300 tỷ đồng; doanh số thanh toán bằng tiền mặt qua các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn ước đạt 143.400 tỷ đồng.

Thanh toán quốc tế: Doanh số thanh toán trong 5 tháng ước đạt 27.500 tỷ đồng, trong đó doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 11.000 tỷ đồng, doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 16.500 tỷ đồng.

Hoạt động thanh toán thẻ, POS: Trên địa bàn hiện có 399 máy ATM với mạng lưới được phân bổ rộng khắp các địa bàn thành phố, huyện thuộc tỉnh và 2.146 máy POS đang hoạt động tại 1.674 đơn vị chấp nhận thẻ để thanh toán tiền mua hàng tại các siêu thị, nhà hàng, khách sạn, quán ăn, cửa hàng xăng dầu và hệ thống xe taxi…

BR-VT: Mở rộng tín dụng gắn với mục tiêu an toàn, hiệu quả phục vụ sản xuất kinh doanh - Hình 1 

PV: Thời gian qua, ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh BR-VT đã có biện pháp gì trong điều hành chính sách tín dụng để vừa đưa dòng vốn vào hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vừa đảm bảo an toàn chất lượng tín dụng?

 Với chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn theo sự phân cấp, ủy quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh đã tiếp nhận và làm đầu mối phổ biến, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành đến các tổ chức tín dụng. Theo đó, Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh đã chủ động triển khai nghị quyết số 19-2017/NQ-CP, 19-2018/NQ-CP và Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ và các chương trình hành động của Ngân hàng nhà nước, UBND tỉnh BR-VT về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, đã nhận được sự đồng thuận và hưởng ứng mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp và các chi nhánh tổ chức tín dụng; kỳ vọng sẽ giải quyết những khó khăn, tháo gỡ những vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải, nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp có triển vọng phát triển tốt, có phương án khả thi, các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn đã tiếp cận và thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ như: thực hiện hạ mặt bằng lãi suất cho vay, ưu tiên cho vay mức lãi suất thấp đối với lĩnh vực ưu tiên, đồng thời, triển khai các gói tín dụng ưu đãi. Với mục tiêu “ mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn chất lượng tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận vốn ngân hàng”, các nhu cầu vay vốn đáp ứng đủ điều kiện được các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn đáp ứng đầy đủ (đã giải quyết cho vay 96% số hồ sơ yêu cầu). Những trường hợp không giải quyết chủ yếu do khách hàng không đủ điều kiện vay.

Bên cạnh đó, ngày 23/5/2018, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp, các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức thành công hội nghị triển khai chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp năm 2018. Tại hội nghị đã nắm bắt, giải đáp và trực tiếp tháo gỡ những vướng mắc, đề xuất kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động ngân hàng, thúc đẩy quan hệ hợp tác, mở rộng tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp ngày càng phát triển, không để một doanh nghiệp nào đủ điều kiện mà không được vay vốn.

 BR-VT: Mở rộng tín dụng gắn với mục tiêu an toàn, hiệu quả phục vụ sản xuất kinh doanh - Hình 2

PV: Để tăng cường “sức khỏe” cho các ngân hàng, đảm bảo tăng trưởng tín dụng đi vào thực chất, hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ đề ra, theo ông từ nay đến cuối năm, Ngân hàng Nhà nước tỉnh BR-VT  cần tập trung vào vấn đề gì?

 Từ nay đến cuối năm, để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh khoảng 17%, Ngân hàng Nhà nước chi nhành tỉnh tiếp tục chỉ đạo các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai có hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ được giao tại chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 10/01/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thường xuyên giám sát, chỉ đạo các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn chất lượng tín dụng, thận trọng tăng trưởng tín dụng tiêu dùng, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro (bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông…); chú trọng vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên khuyến khích phát triển; tiếp tục triển khai chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp; các chương trình tín dụng đối với ngành, lĩnh vực theo chủ trương của chính phủ./.

Thực hiện: Thanh Huyền

Bài liên quan

Tin mới

Hướng dẫn chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp (chuyển đi) năm 2024
Hướng dẫn chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp (chuyển đi) năm 2024

Căn cứ Mục 6, Phần II - Quyết định 351/QĐ-BLĐTBXH năm 2024, thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp (chuyển đi) năm 2024 được hướng dẫn cụ thể như sau...

Bhutan mong muốn học hỏi kinh nghiệm phát triển của Việt Nam
Bhutan mong muốn học hỏi kinh nghiệm phát triển của Việt Nam

Đại sứ Kinzang Dorji nhấn mạnh, Bhutan luôn coi Việt Nam là một trong những nước ưu tiên để thúc đẩy quan hệ song phương cũng như mong muốn học hỏi kinh nghiệm phát triển của Việt Nam.

Đề xuất cơ cấu tổ chức UBND phường của Thành phố Hà Nội
Đề xuất cơ cấu tổ chức UBND phường của Thành phố Hà Nội

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định chi tiết về tổ chức, hoạt động của UBND phường của Thành phố Hà Nội, trong đó đề xuất cơ cấu tổ chức UBND phường của Thành phố Hà Nội...

Khách quốc tế đến Việt Nam bị từ chối nhập cảnh tại các cảng hàng không tăng mạnh
Khách quốc tế đến Việt Nam bị từ chối nhập cảnh tại các cảng hàng không tăng mạnh

Theo thống kê của ngành hàng không năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, số lượng hành khách quốc tế đến Việt Nam bị từ chối nhập cảnh tại các cảng hàng không trên cả nước tăng mạnh.

Thị trường bán dẫn toàn cầu sẽ đạt 5.000 tỷ USD năm 2050
Thị trường bán dẫn toàn cầu sẽ đạt 5.000 tỷ USD năm 2050

Ông Toshiki Kawai, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Công ty điện tử và bán dẫn Tokyo Electron dự đoán,thị trường bán dẫn toàn cầu sẽ đạt 5.000 tỷ USD vào năm 2050.

Cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, nghỉ chế độ thế nào?
Cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, nghỉ chế độ thế nào?

Ông Nguyễn Văn A có 16 năm 10 tháng công tác tại vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và có thể nghỉ hưu trước tuổi ở tuổi thấp hơn, nhưng không quá 5 tuổi so tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 1, Điều 5 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP...