Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đăng đàn trả lời chất vấn Quốc hội
Chính phủ đã xây dựng những đề án lớn về phòng vệ thương mại và chống gian lận xuất xứ, chống truyền tải bất hợp pháp đối với các hoạt động xuất nhập khẩu với 5 nhóm nhiệm vụ.
Ngay sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh là thành viên Chính phủ thứ hai trả lời chất vấn.
Bộ trưởng Bộ Công thương trả lời chất vấn
Nội dung chất vấn thuộc lĩnh vực công thương: Công tác quản lý, điều tiết điện lực; việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch năng lượng mới và năng lượng tái tạo. Hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường ngoài nước, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa; thương mại điện tử và kinh tế số; công tác quản lý thị trường; phòng chống gian lận thương mại; quản lý cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng. Phát triển, ứng dụng cơ khí chế tạo trong nước, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, đổi mới công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp.
Cùng tham gia với Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, các Bộ trưởng: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngoại giao, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Công an, Tổng Thanh tra Chính phủ sẽ tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Đã có 77 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Chậm trễ việc đưa điện về nông thôn miền núi
Nêu thực tế Dự án đưa điện về vùng nông thôn miền núi trong thời gian vừa qua triển khai chậm, chưa đạt được tiến độ đề ra, đại biểu Phương Thị Thanh (đoàn Bắc Kạn) đề nghị Bộ trưởng Công thương cho biết nguyên nhân và giải pháp thực hiện trong thời gian tới?
Về nội dung này, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thừa nhận tình trạng chậm trễ, chưa hoàn thành dự án này.
Theo Bộ trưởng, quy mô dự án khoảng 30.000 tỷ, Bộ đã xây dựng cơ cấu vốn để thực hiện, trong đó có cơ cấu lớn từ vốn vay của WB (Ngân hàng Thế giới) và EU (Liên minh Châu Âu), tuy nhiên từ cuối năm 2017 đến đầu 2018 (trần nợ công lúc đó lên rất cao) nên các dự án này tạm thời chưa được bố trí vốn,... Đến thời điểm này mới thực hiện được trên 10% khối lượng dự án với 18% vốn được giải ngân.
Bộ trưởng đề nghị xem xét cho tiếp cận nguồn vốn vay nước ngoài để tiếp tục triển khai dự án.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) nêu vấn đề: Thời gian gần đây, nhiều trang báo đăng thông tin về việc cài cắm hình ảnh “đường lưỡi bò” của Trung Quốc vào hàng hóa ở Việt Nam (như quả địa cầu, ô tô gắn định vị, phim ảnh), hải quan phát hiện đã xử lý nhiều vụ, số đông đã bán đến người tiêu dùng hết sức nguy hại. "Vậy trách nhiệm của Bộ trưởng Công Thương trong việc rà soát để không tái diễn hình ảnh tương tự như trên làm ảnh hưởng đến người dân"?, đại biểu Hòa nêu câu hỏi với Bộ trưởng Trần Tuấn Anh.
Đại biểu Phạm Văn Hòa
Về việc ô tô nhập khẩu có “đường lưỡi bò” trong bản đồ định vị, Bộ trưởng Công Thương cho biết: Đây là 1 hiện tượng mới xuất hiện dù trước đó đã xuất hiện “đường lưỡi bò” trong một số sản phẩm văn hóa.
Ngay sau khi xảy ra, chúng tôi đã tổ chức rà soát lại và đưa ra cách xử lý. Đi với ô tô triển lãm, sẽ tịch thu, sau đó có biện pháp phối hợp với các cơ quan chức năng để đảm bảo quản lý chặt chẽ trong tương lai, tránh bị lợi dụng.
Đối với một doanh nghiệp khác thực hiện việc nhập khẩu và kinh doanh ô tô tại Việt Nam, thì chúng tôi đã nghiêm túc yêu cầu triệu tập doanh nghiệp và thu hồi toàn bộ ô tô được nhập khẩu vào Việt Nam mà có “đường lưỡi bò” trên phần mềm.
"Chúng tôi cũng tạm thời dừng giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô tại Việt Nam cho đến khi doanh nghiệp này phải thực hiên xong các phần trách nhiệm của mình.
Qua đây, chúng tôi cũng thấy rằng, có một lỗ hổng pháp lý của các bộ, ngành, trong đó có Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, Bộ VHTT&DL và Bộ TT&TT sẽ tiếp tục rà soát lại để đảm bảo không xảy ra những hiện tượng đó trong tương lai", Bộ trưởng Tuấn Anh nói.
Gian lận thương mại, hàng giả vẫn diễn biến phức tạp
Đại biểu đoàn Đồng Tháp Phạm Văn Hòa cũng phản ánh tình hình sản xuất hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc vẫn diễn biến phức tạp khó lường mặc dù có quyết liệt phòng chống ngăn chặn, gây tâm lý lo lắng trong nhân dân.
Đặc biệt, thời gian gần đây, hàng hóa Trung Quốc được gắn nhãn mác Việt Nam để xuất khẩu, tiêu dùng đã diễn ra nhiều nơi. Mặc khác, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU, Hoa Kỳ đang có nguy cơ gian lận xuất xứ, trốn thuế.
Đại biểu Hòa đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ trưởng Công Thương về vấn đề này và có giải pháp ra sao để phòng ngừa, ngăn chặn?
Theo Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, Chính phủ đã rất chủ động để xây dựng những đề án lớn về phòng vệ thương mại và chống gian lận xuất xứ cũng như chống truyền tải bất hợp pháp cho các hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam với 5 nhóm nhiệm vụ phân công cho các bộ, ngành.
Bộ Công thương cũng đã chủ động có các cơ chế, chính sách để thông báo kịp thời cho các Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như các tỉnh để quản lý chặt chẽ và kiến nghị để kiểm soát hoạt động đầu tư, tránh truyền tải bất hợp pháp.
"Đối với Tổng cục Hải quan và Bộ Tài chính, chúng tôi cũng có danh sách các cảnh báo sớm về nguy cơ gian lận thương mại trong các mặt hàng, ví dụ như hiện nay có 25 mặt hàng xuất khẩu đi Hòa Kỳ và các nước khác đang có nguy cơ bị lợi dụng", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Theo chương trình, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh sẽ tiếp tục trả lời chất vấn vào đầu giờ sáng phiên họp ngày mai (7/11).
Hoan Nguyễn
Tin mới
Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực TMĐT Chín tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Với tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Tổng Cục QLTT và lãnh đạo Cục QLTT tỉnh Đắk Nông về công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực TMĐT. Các Đội QLTT thường xuyên theo dõi, tổ chức kiểm tra, đấu tranh với các cá nhân, tổ chức lợi dụng nền tảng điện tử để quảng bá, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng.
Tọa đàm "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử"
Chiều 23/9, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử" nhằm thảo luận về những giải pháp nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực này.
Thanh Hóa công bố tình huống khẩn cấp sạt trượt đồi Lung Đạc tại Bá Thước
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định Công bố tình huống khẩn cấp sạt trượt đồi Lung Đạc tại thôn Khung, xã Thiết Kế, huyện Bá Thước.
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 24/9
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 24/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Thanh Hóa ban hành Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt.
Thanh Hóa phát động triển khai tháng cao điểm về phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật
Sáng 23/9, tại huyện Lang Chánh, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa phối hợp với các đơn vị liên quan đã tổ chức Lễ phát động triển khai tháng cao điểm về phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm đợt 1 trong ngành giáo dục năm học 2024-2025.
Câu chuyện thương hiệu
Vĩnh Hoàn (VHC): Doanh thu tháng 8 đạt 1.172 tỷ đồng, tăng 5% so với tháng trước
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững