Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bộ, ngành và địa phương chủ động đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Theo đánh giá của BCĐ 389 quốc gia, kết quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2018 đạt nhiều kết quả khả quan, số vụ việc phát hiện, bắt giữ và xử lý cao hơn năm trước là do các bộ, ngành và địa phương đã vào cuộc tích cực, chủ động nắm bắt tình hình, kiểm soát chặt các tuyến, địa bàn trọng điểm.

 

Hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các bộ, ngành và địa phương đã tiến hành đồng bộ, hiệu quả, theo đúng tiến độ và nhiệm vụ được Trưởng Ban giao tại Kế hoạch công tác năm 2018 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về chống buôn lậu thuốc lá. Tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng đối với dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu.

Bộ, ngành và địa phương chủ động đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả - Hình 1

Chỉ đạo và triển khai các kế hoạch chuyên đề tăng cường đấu tranh trọng điểm đối với các vi phạm liên quan đến mặt hàng xì gà, dược phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, khoáng sản; kế hoạch tăng cường đấu tranh chống buôn lậu tuyến biên giới Miền Trung,...

 Ban chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu Ban chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương rà soát kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật liên quan, nhằm hạn chế bất cập bị lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại, như: Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương. Thông tư số 728/TT- BTC ngày 15/6/2018 của Bộ Tài chính quy định việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan.

Các Bộ, ngành khác, theo chức năng nhiệm vụ của mình đã hoàn thành nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đạt kết quả tốt, như: Bộ Quốc phòng: đã chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển thực hiện nghị quyết chuyên đề, xây dựng kế hoạch thực hiện đợt cao điểm tập trung mạnh vào tội phạm về ma túy, buôn lậu xăng dầu, thuốc lá.

Bộ Công an: chỉ đạo lực lượng Công an cả nước mở nhiều đợt cao điểm tấn công truy quét tội phạm. Đặc biệt, sau khi cơ cấu lại tổ chức bộ máy, lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo Cục C03 quyết liệt thực hiện 02 chuyên án đấu tranh thành công, bắt giữ 02 đường dây buôn lậu nghiêm trọng tại Lạng Sơn và An Giang.  Bộ Công Thương: Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường kiện toàn tổ chức bộ máy; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc kinh doanh, vận chuyển trái phép hàng hóa trên thị trường nội địa.

 Bộ Tài chính: chỉ đạo lực lượng Thuế tăng cường thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế. Tiến hành thanh tra công tác quản lý thuế, chống lợi dụng chế độ hóa đơn để hợp thức hóa hàng lậu tại Lạng Sơn và Quảng Ninh.

Chỉ đạo lực lượng Hải quan tăng cường kiểm soát chặt chẽ tại các tuyến, địa bàn trọng điểm, các lĩnh vực dễ bị lợi dụng để vi phạm như: thủ tục hải quan điện tử, hàng hóa chuyển cảng, chuyển cửa khẩu vận chuyển độc lập, tạm nhập tái xuất, gia công đầu tư nước ngoài, phế liệu nhập khẩu.

 Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố căn cứ vào tình hình thực tiễn, địa bàn, Ban Chỉ đạo 389 các địa phương đã xây dựng và triển khai Kế hoạch công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại năm 2018 của địa phương. Triển khai các kế hoạch chuyên đề tăng cường đấu tranh của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Văn phòng Thường trực. Thực hiện giao nhiệm vụ, chỉ tiêu phát hiện, bắt giữ cụ thể; tổ chức theo dõi, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo các tiêu chí của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.

Nhiều Ban Chỉ đạo 389 các địa phương đã chủ động thành lập các đoàn công tác để kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo định kỳ, đột xuất trên địa bàn theo tuyến, mặt hàng trọng điểm,... nhất là vào dịp trước, trong, sau Tết Nguyên đán.

Một số Ban Chỉ đạo 389 địa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền, kịp thời kiểm tra, xử lý nghiêm các thông tin báo chí phản ảnh tại địa bàn. Quản lý, xử lý hiệu quả thông tin đường dây nóng. Thực hiện tốt nhiệm vụ  điều phối công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng tại địa bàn.

 Năm 2018, Văn phòng Thường trực đã chủ động nắmm chắc diễn biến tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại của các bộ, ngành, địa phương. Tham mưu chỉ đạo triển khai, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Trưởng ban, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đối với các kế hoạch chuyên đề của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các ý kiến chỉ đạo đấu tranh, xử lý các hiện tượng, vụ việc vi phạm nổi cộm.

Xây dựng Báo cáo sơ kết đánh giá kết quả 03 năm thực hiện Nghị quyết  41/NQ-CP của Chính phủ; báo cáo sơ kết 04 năm thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức tổng kết các kế hoạch chuyên đề đấu tranh tuyến biên giới đường bộ phía Bắc, Miền Trung, chống buôn lậu xăng dầu,... Tổng kết 03 năm triển khai đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.

Số liệu sơ bộ năm 2018, các lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 202.980 vụ việc vi phạm (giảm 10 % so với cùng kỳ năm 2017), thu nộp NSNN đạt 20.123 tỷ 508 triệu đồng (giảm 12%  so với cùng kỳ 2017), khởi tố 1.979 vụ (tăng 21% so với cùng kỳ 2017), 2.339 đối tượng (tăng 10% so với cùng kỳ 2017).

Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố, lực lượng chức năng thường xuyên thực hiện tốt công tác tuyên truyền trên nhiều phương tiện với hình thức khác nhau như: phối hợp Đài Truyền thanh Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố; tổ chức Hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật, đối thoại với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; tổ chức ký cam kết không kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, không đảm bảo chất lượng giữa các tổ chức, cá nhân; biên soạn, phát tờ gấp, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, dán tờ rơi, áp phích ,...

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, để tiếp khắc phục những tồn tại, hạn chế và phát huy tối đa sức mạnh của cả hệ thống chính trị từng bước ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, năm 2019, Ban Chỉ đạo 389 bộ, ngành địa phương thực hiện các kế hoạch chuyên đề về: Kế hoạch tăng cường công tác phòng, chống việc lợi dụng hoạt động  thương mại điện tử để thực hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ. Kế hoạch chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới các tỉnh Tây Nam bộ. Kế hoạch chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa lợi dụng chính sách xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan khu vực biên giới phía Bắc.  Kế hoạch chống sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng theo Chỉ thị 17 của Thủ tướng Chính phủ.

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Kế hoạch 1239/KH-BCĐ389 về tăng cường phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng. Kế hoạch 454/KH-BCĐ389 về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019,... Ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.

Chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch công tác năm 2019 theo chức năng, địa bàn, lĩnh vực quản lý. Trong đó cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; xây dựng các kế hoạch chuyên đề đấu tranh có trọng tâm, trọng điểm các mặt hàng cấm và các mặt hàng khác như: xăng dầu, quặng, hàng điện tử, điện lạnh, điện thoại, linh kiện máy công cụ, ô tô, xe máy đã qua sử dụng, phân bón, thuốc bảo vệ thực phẩm, thuốc lá, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, rượu, nước ngọt, động vật hoang dã, gỗ, quần áo, vật liệu xây dựng,… Giao chỉ tiêu cụ thể cho các cơ quan chức năng về số vụ thanh tra, kiểm tra, vụ phát hiện, bắt giữ, khởi tố vụ án...

Đổi mới công tác truyền thông cả bề rộng và chiều sâu để xã hội nhận biết tác hại của buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tuyên truyền cho nhân dân không tiếp tay cho đối tượng buôn lậu, tham gia tố giác tội phạm, cùng chung tay với các lực lượng chức năng trong lĩnh vực này.

 Theo T.Lan/BCDD389 Quốc gia

Bài liên quan

Tin mới

Người dân Mỹ Tân gượng dậy sau mưa lũ
Người dân Mỹ Tân gượng dậy sau mưa lũ

Nhiều ngày qua, tranh thủ thời tiết ủng hộ, người trồng hoa ở làng hoa Mỹ Tân, xã Mỹ Tân, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định ra đồng thu dọn vườn tược, tái thiết lại sản xuất làng nghề.

Lãnh đạo tỉnh Nam Định dâng hương tưởng niệm ngày mất Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và cố Tổng Bí thư Trường Chinh
Lãnh đạo tỉnh Nam Định dâng hương tưởng niệm ngày mất Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và cố Tổng Bí thư Trường Chinh

Sáng ngày 22/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định tổ chức Đoàn dâng hương tưởng niệm 724 năm ngày mất Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (20/8/1300 - 20/8/2024 âm lịch) và 36 năm ngày mất cố Tổng Bí thư Trường Chinh (20/8/1988 - 20/8/2024 âm lịch).

Xiaomi hé lộ màu sắc của điện thoại Redmi Note 14 Pro
Xiaomi hé lộ màu sắc của điện thoại Redmi Note 14 Pro

Xiaomi sẽ trình làng các sản phẩm dòng Redmi Note 14 vào tháng Chín này và tiết lộ các tùy chọn màu sắc của điện thoại.

Ban hành lệnh xây dựng khẩn cấp di tích Hòn Vọng Phu ở Thanh Hóa
Ban hành lệnh xây dựng khẩn cấp di tích Hòn Vọng Phu ở Thanh Hóa

Thanh Hóa vừa ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp bảo tồn, gia cố tích Hòn Vọng Phu thuộc Cụm di tích nghệ thuật và thắng cảnh núi An Hoạch (núi Nhồi), phường An Hưng, TP. Thanh Hoá với tổng mức đầu tư không quá 17 tỷ đồng.

Long An tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt
Long An tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tại Kế hoạch số 2701/KH-UBND ngày 30/8/2022 của UBND tỉnh Long An triển khai thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025.

Thanh Hóa vận hành điều tiết lũ công trình hồ chứa nước Cửa Đạt
Thanh Hóa vận hành điều tiết lũ công trình hồ chứa nước Cửa Đạt

Trong những ngày qua, trên lưu vực hồ Cửa Đạt đã có mưa lớn kéo dài, để đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du của công trình, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy Lợi 3 (Ban 3), tỉnh Thanh Hóa thông báo dự kiến thời gian, vận hành xả nước điều tiết lũ công trình hồ Cửa Đạt. Bắt đầu từ 15h ngày 22/9/2024 cho đến khi hoàn thành quá trình vận hành điều tiết hồ.